Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây?

 A. Chỉ cần tăng năng suất lao động thì sẽ có hiệu quả trong sản xuất.

 B. Trong sản xuất hàng hóa thì chỉ cần năng suất còn chất lượng thì không quan trọng.

 C. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả phải có lòng say mê và sự hiểu biết.

 D. Chỉ những người có khả năng đặc biệt mới có thể việc vừa có năng suất vừa có chất lượng, hiệu quả.

Câu 4: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây về năng động, sáng tạo?

 A. Giúp con người thành công trong cuộc sống.

 B. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

 C. Người năng động sáng tạo được mọi người yêu mến.

 D. Là phẩm chất cần thiết của người lao động.

Câu 5: Mặc dù trình độ không cao song ông An vẫn luôn tìm tòi học hỏi để tìm ra cách riêng của mình và đạt kết quả tốt trong công việc. Theo em ông An là người:

 A. chí công vô tư B. năng động, sáng tạo

 C. tự tin D. tự chủ

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ XÃ HỘI ĐỀ 01 (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD Lớp 9 - Năm học: 2020 – 2021 Tiết theo PPCT: Tiết 17 - Thời gian làm bài: 45’ Ngày kiểm tra: tuần 16 Phần I: Trắc nghiệm (5đ) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan. Câu 1: Người năng động, sáng tạo là người A. say mê tìm tòi, linh hoạt xử lý các tình huống. B. luôn sợ hãi trước khó khăn. C. chỉ dựa vào cái đã có sẵn. D. chỉ làm việc theo sự chỉ bảo. Câu 2: Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc em sẽ A. cùng tham gia. B. không quan tâm. C. lên án ngăn chặn. D. bỏ qua trước việc làm đó. Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ cần tăng năng suất lao động thì sẽ có hiệu quả trong sản xuất. B. Trong sản xuất hàng hóa thì chỉ cần năng suất còn chất lượng thì không quan trọng. C. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả phải có lòng say mê và sự hiểu biết. D. Chỉ những người có khả năng đặc biệt mới có thể việc vừa có năng suất vừa có chất lượng, hiệu quả. Câu 4: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây về năng động, sáng tạo? A. Giúp con người thành công trong cuộc sống. B. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả. C. Người năng động sáng tạo được mọi người yêu mến. D. Là phẩm chất cần thiết của người lao động. Câu 5: Mặc dù trình độ không cao song ông An vẫn luôn tìm tòi học hỏi để tìm ra cách riêng của mình và đạt kết quả tốt trong công việc. Theo em ông An là người: A. chí công vô tư B. năng động, sáng tạo C. tự tin D. tự chủ Câu 6: Để làm việc có năng suất vừa có chất lượng, hiệu quả cần tránh điều nào sau đây? A. Rèn luyện nâng cao tay nghề. B. Làm việc năng động sáng tạo. C. Coi thường kỷ luật lao động. D. Lao động tự giác, sáng tạo. Câu 7: Để làm việc có năng suất vừa có chất lượng, hiệu quả cần : A. Lợi dụng sự giúp đỡ của mọi người B. Đi muộn về sớm C. Sắp xếp thời gian hợp lí D. Đùn đẩy công việc sang cho người khác Câu 8: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là: A. bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác B. tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. C. quan hệ để tránh căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh D. hợp tác giữa hai bên cùng có lợi Câu 9: Khi có vấn đề không giải quyết được, em và bạn bè thường chọn cách làm việc nào? A. Thuê người khác làm hộ. B. Làm việc theo nhóm. C. Làm việc riêng lẻ từng cá nhân. D. Bỏ công việc đó lại. Câu 10: Trong gia đình ông bà, bố mẹ, anh em của Minh đều là người học giỏi còn Minh thì lười học, học kém. Theo em Minh đã: A. có thói quen sống ích kỷ. B. không tự chủ được bản thân. C. không phát huy truyền thống hiếu học của gia đình. D. phát huy tự do của mỗi cá nhân. Câu 11: Nam cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì? A. Đồng tình với ý kiến của bạn. B. Phản đối ý kiến của bạn . C. Giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề rất đáng tự hào. D. Không quan tâm trước ý kiến của bạn. Câu 12: Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện gì để các dân tộc trên thế giới? A. Tập hợp đồng minh. B. Phụ thuộc lẫn nhau. C. Tạo thành những phe đối đầu. D. Cùng nhau hợp tác và phát triển Câu 13: Vì sao hợp tác quốc tế trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay? A. Ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách địa lý. B. Các vấn đề toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết. C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển. D. Thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau. Câu 14: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào? A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân. B. Đó là động lực cho sự phát triển của xã hội. C. Tạo động lực cho quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân D. Truyền thống tốt đẹp là vô cùng quý giá đối với mỗi con người. Câu 15: Em sẽ lựa chọn việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác? A. Từ chối tham gia buổi giao lưu gặp gỡ với học sinh nước ngoài. B. Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động. C. Không quan tâm gì đến tình hình trong nước và thế giới D. Không tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm. Câu 16: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong một thời gian nhất định là tạo ra A. nhiều sản phẩm. B. ít sản phẩm nhưng có giá trị cao. C. nhiều sản phẩm có giá tri cao. D. sản phẩm có giá trị. Câu 17: Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Duy trì làng nghề. B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. C. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình. D. Bảo tồn các làn điệu dân ca. Câu 18: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Truyền thống của dân tộc không cần giữ gì và phát huy vì đã lạc hậu. B. Giới thiệu với mọi người về truyền thống quê hương, đất nước mình. C. Truyền thông không còn quan trọng trong thời đại mở cửa và hội nhập . D. Không có truyền thống đất nước vẫn phát triển. Câu 19: Năng động sáng tạo giúp con người A. không đem lại lợi ích gì. B. đạt được những thành tích vẻ vang. C. chỉ hỗ trợ phần nhỏ với thành công của mọi người. D. dám làm mọi việc để đạt được mục đích. Câu 20: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc? A. Phận ai người ấy lo. B. Lá lành đùm lá rách. C. Thương người như thể thương thân. D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. II. Phần tự luận ( 5 điểm) Câu 1( 3 điểm): a. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? b. Là học sinh em cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Câu 2( 2 điểm): Tình huống Bàn về vấn đề khả năng sáng tạo của mỗi người, Tuấn hỏi: Sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi. a. Em có tán thành với suy nghĩ của Tuấn không? b. Vì sao? c. Theo em, để trở thành người học sinh năng động, sáng tạo ta phải làm gì?

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_1_nam_hoc_2020_20.doc
  • docĐáp án đề thi HKI GDCD 9.doc
  • docMa trận đề thi HKI GDCD 9.doc
Giáo án liên quan