Đề thi học kì II Môn: Vật lý Thời gian: 60 phút

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh qua gương phẳng?

 A. Vật thật qua gương phẳng cho ảnh thật.

 B. Vật thật qua gương phẳng cho ảnh ảo.

 C. Vật ảo qua gương phẳng cho ảnh ảo.

 D. Cả A, B, C đều đúng.

doc6 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Môn: Vật lý Thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD và ĐT Thanh Hoá. Trường TTGDTX Quan Hoá Đề thi học kì II Môn: Vật lý Thời gian: 60 phút. Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh qua gương phẳng? A. Vật thật qua gương phẳng cho ảnh thật. B. Vật thật qua gương phẳng cho ảnh ảo. C. Vật ảo qua gương phẳng cho ảnh ảo. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tương quan giữa tia phản xạ và tia tới? A. Tia phản xạ và tia tới ở trong cùng mặt phẳng tới. B. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt phản xạ ở điểm tới C. Tia phản xạ và tia tới hợp mặt phẳng tới những góc bằng nhau. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh qua gương cầu lõm? A. Vật thật chỉ cho ảnh thật. B. Vật thật chỉ cho ảnh ảo. C. Vật thật có thể cho ảnh ảo hay thật tuỳ vị trí của vật trước gương. D. Vật thật không thể cho ảnh ở vô cùng. Câu 4: Muốn cho ảnh của một vật qua gương cầu là rõ nét thì cần phải thảo mãn những điều kiện nào sau đây? A. Góc mở của gương cầu phải rất nhỏ. B. Góc tới của các tia sáng trên mặt gương là rất nhỏ. C. Gương cầu phải có kích thước lớn. D. Cả A và B. Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiên tượng A.xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trương này sang môi trường khác. B. xảy ra khi ánh sáng truyền trong một môi trường. C. xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. D. xảy ra khi ánh sáng truyền trong nhiều môi trường. Câu 6: điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ và tia tới nằm trong hai mặt phẳng. B. Tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng tới. C. Góc tới và góc khúc xạ có mối liên hệ sini = n21sinr D. Cả B và C. Câu 7: Trong các giá trị dưới đây, giá tị nào đúng với chiết suất tuyệt đối của nước? A. n = 1,25 B. n = 2,42 C. n = 1,333 D. n = 1,5 Câu 8: Công thức tính góc lệch của lăng kính là: A. D = A- ( r1 + r2) B. D = i1 + i2 - A C. D = r1+ r2 D. D = A + ( i1+ i2). Câu 9: Cho một vật thật đặt trước gưong cầu lõm (bán kính 40 cm ) cách gương một đoạn d = 30 cm. Ta thu được ảnh: A. ảnh thật, cách gưong 60cm. B. ảnh ảo, cách gưong 60cm. C. ảnh ảo, cách gưong 30cm. D. ảnh thật, cách gưong 40cm. Câu 10: Cho một vật thật đặt trước một thấu kính phân kì một đoạn 40cm thì thu được một ảnh ảo nằm cách nó một đoan là 20cm. tiêu cự của gương là: A. f = 40cm B. f = - 20 cm C. f = - 40 cm D. f = 35cm Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ? A. Vật thật luôn cho ảnh thật. B. Vật thật có thể cho ảnh thật hay ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật với thấu kính. C. Vật thật luôn cho ảnh ảo. D. Vật ảo luôn cho ảnh ảo. Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính hội tụ? A. Vật thật nằm ngoài OF cho ảnh thật ngược chiều với vật. B. Vật thật nằm trong OF cho ảnh ảo ngược chiều với vật. C. Vật thật nằm tại tiêu điểm F cho ảnh ở vô cùng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính phân kì? A. Vật thật luôn cho ảnh thật ngược chiều với vật. B. Vật thật có thể cho ảnh ảo hay thật tuỳ thuộc vào vị trí của vật với thấu kính. C. Vật thật luôn cho ảnh ảo. D. Vật ảo luôn cho ảnh ảo. Câu 14: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt có thể nhìn xa ở vô cực? A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt cận thị, không điều tiết. C. Mắt viễn thị, không điều tiết. D. Mắt không có tật và điề tiết tối đa. Câu 15: Để ảnh của một vật hiện rõ trên phim ta làm thế nào? A. Giữ phim cố định, điều chỉnh độ tụ của vật kính. B. Giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính. C. Giữ vật kính cố định thay đổi vị trí phim. D. Dịch chuyển cả vật kính lẫn phim. Câu 16: Chọn câu đúng. Khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực cận thì: A. khoảng cách từ thuỷ tinh đến võng mạc là ngắn nhất. B. mắt điều tiết tối đa. C. mắt không cần điều tiết. D. mắt chỉ cần điều tiết một phần. Câu 17: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 30cm, nếu người ấy muốn nhìn xa vô cực mà không cần điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là bao nhiêu? A. - 2 đp B. -1đp C. 1đp D. 2đp Câu 18: Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 40cm. Tính độ tụ của thấu kính cần đeo để có thể đọc được các dòng chữ cách mắt gần nhất là 25cm. A. -1,5đp B. 1đp C. -1đp D. -1,5đp Câu 19: Một người chỉ nhìn thấy rõ những vật cách xa mắt nhất 50cm mắt người đó bị tật gì? A. Viễn thị. B. Cận thị C. Loạn thị. D. Một tật khác. Câu 20: Một người mắt tốt, đeo một thấu kính có độ tụ 0,5đp sát mắt. Hỏi khi ấy người đó nhìn rõ những vật nằm cách mắt xa nhất là bao nhiêu? A. 2m B. 3m C. 4m D. 10m Câu 21: hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng: A. đặc trưng của lăng kính thuỷ tinh B. chung cho mọi chất rắn trong suốt. C. chung cho mọi môi trường trong suốt trừ chân không. D. chung cho mọi môi trường trong suốt, cả chân không. Câu 22: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tia tử ngoại? A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng tím. B. Tia tử ngoại không tác dụng lên phim ảnh. C. Tia tử ngoại là một loại sóng cơ học giống như siêu âm. D. Tia tử ngoại có khả năng làm ion hoá chất khí. Câu 23: Quang phổ gồm một dải mầu từ đỏ đến tím là: A. Quang phổ vạch phát xạ. B. Quang phổ vạch hấp thụ. C. Quang phổ liên tục. D. Quang phổ đám. Câu 24: Dãy phổ nào trong các dãy phổ sau đây xuất hiện trong phần phổ ánh sáng nhìn thấy của phổ nguyên tử Hyđrô? A. Dãy Banme B. Dãy Braket C. Dãy Laiman D. Dãy Pasen Câu 25: Màu sắc của ánh sáng phụ thuộc: A. vận tốc cảu nó. B. tần số của sóng ánh sáng. C.môi trường truyền sóng ánh sáng. D. cả bước sóng ánh lẫn môi trường truyền. Câu 26: Công thức dùng để xác định vị trí vân sáng trong hiên tương giao thoa ánh sáng là: A. x = B. x = C. x = D. x = Câu 27: Chọn câu đúng. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn ghen, tia gama đều là A. sóng cơ học có bước sóng khác nhau. B. sóng vô tuyến có bước óng khác nhau. C. sóng điện từ có bước sóng khác nhau. D. sóng ánh sáng có bước sóng khác nhau. Câu 28: Trong các thí nghiệm sau đây thí nghiệm nào có thể thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng? A. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niutơn. B. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng. C. Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc. D. Thí nghiệm giao thoa với khe Iâng. Câu 29: Thân thể con nguêoì ở nhiệt độ 370c phát ra loại bức xạ nào trong các loại bức xạ sau? A. Tia Rơn ghen. B. Bức xạ nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại. Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn? A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạch điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. B. Trong hiện tượng quang dẫn, electrôn được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn. C. Hiện tượng quang dẫn được ứng dụng trong sản xuất đèn nêôn. D. Trong hiện tượng quang dẫn năng lương dùng đẻ giải phóng êlectrôn liên kết thành êlectrôn dẫn là rất lớn. Câu 31: Trong các công thức dưới đây, công thức nào là công htức Anhstanh về hiện tượng quang điện? A. B. C. D. Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện? A. là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó. B. là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề măt. tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao. C. là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề măt. tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với vật mang điện. D.là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề măt. tấm kim loại do các nguyên nhân khác. Câu 33: Cường độ dòng quang điện bão hoà: A. Tỉ lệ nghịch với cường độ chùm sáng kích thích. B. Tỉ lệ thuân với cường độ chùm sáng kích thích. C. Không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích. D. Tăng tỉ lệ thuận với bình phưong cường dộ chùm sáng kích thích. Câu 34: MeV/c2 là đơn vị: A. khối lượng. B. năng lượng. C. trọng lượng. D. hiệu điện thế Câu 35: Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng: A. một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nhẹ hơn. B. thành hai hạt nhẹ hơn do hấp thụ một nơtrôn. C. thành hai hạt nhẹ hơn và vài nơtrôn, sau khi hấp thụ một nơtrôn chậm. D. thành nhiều hạt do va chạm. Câu 36: Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân: A. toả một nhiệt lượng lớn. B. cần một nhiệt độ rất cao mới thực hiện được. C. hấp thụ một nhiệt lượng mới. D. trong đó hạt nhân nguyên tử bị nung chảy thành các nuclôn. Câu 37: Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện0= 0,275m. Tìm công thoát êlectrôn của kim loại đó? A. 1,41eV B. 4,14eV C. 2,56eV D. 4,52eV Câu 38: Đòng vị phóng xạ côban Co phát ra tia và tia , hãy cho biết hạt nhân con của phản ứng trên? A. Nhôm B. Iốt C. Niken D. Hiđrô Câu 39: Thỷ tinh làm thấu kính có chiết suất n = 1,5. Hãy tính tiêu cự thấu kính, hai mặt lồi bán kính 10cm và 30cm? A. f = 10c m B. f = 15cm C. f = 20cm D. f = 25 cm Câu 40: Cho phản ứng hạt nhân: Biết mLi = 7,0144u, mp = 1,0073u, m = 4,0015u. Xác định nặng lượng toả ra? A. 20MeV B. 17,4MeV C. 16MeV D.10,2MeV ==========================================================================================Hết=============================== Quan Hoá, ngày 30/11/2007 Giáo viên ra đề: Pham thị Phượng

File đính kèm:

  • docde thi k× II.doc