Đề thi học kì II năm học: 2007 - 2008 môn thi: Ngữ văn khối 7 trường THCS Đại Ngãi

Phần I: Trắc nghiệm ( 8 câu, mỗi câu đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm).

 Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

 " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II năm học: 2007 - 2008 môn thi: Ngữ văn khối 7 trường THCS Đại Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT LONG PHÚ ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐẠI NGÃI NĂM HỌC: 2007 - 2008 MÔN THI: NGỮ VĂN KHỐI 7 ( Thời gian làm bài 90 phút không kể phát đề) ĐỀ I: Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi. Họ tên học sinh:............................................................... Lớp7A........ Điểm Lời phê của giáo viên Phần I: Trắc nghiệm ( 8 câu, mỗi câu đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm). Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kính đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến". ( Ngữ văn 7, tập 2) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. C. Ý nghĩa văn chương. D. Sự giàu đẹp của tiếng việt. 2. Văn bản mà em xác định ở câu 1 được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả 3. Theo em, nghệ thuật ở văn bản này có những đặc điểm gì nổi bật? A. Bố cục chặt chẽ với 3 phần: Đặt vần đề - Giải quyết vấn đề - Kết thúc vấn đề. B. Dẫn chứng cụ thể, phong phú C. Lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục, hình ảnh so sánh sinh động D. Tất cả đều đúng. 4. Trong những hình ảnh so sánh sau đây, hình ảnh nào là sinh động cụ thể nhất? A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. B. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. C. Các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. D. Tất cả đều đúng. 5. Câu rút gọn " Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy" đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ 6. Việc lược bỏ một số thành phần câu để tạo thành câu rút gọn nhằm mục đích gì? A. Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn. B. Tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong những câu đứng trước. C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. D. Tất cả đều đúng. 7. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt? A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy C. Mùa xuân năm 1975 D. Tất cả đều đúng. 8. Câu đặc biệt "Hỡi anh em!" được dùng để làm gì? A. Để nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. B. Để liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. C. Gọi đáp. D. Bộc lộ cảm xúc. Phần II: Tự luận (6 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", " Uống nước nhớ nguồn". ................................................................................................................................................................................................HẾT...........................................................................................................(Tự luận làm trên giấy cặp ).......................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDe 01.doc