Câu 1: Khi chuyển khí O3 thành O2 thì thấy thể tích tăng lên 5 ml so với ban đầu. Thể tích O3 đã phản ứng là:
A. 5 ml B. 10 ml C. 15 ml D. 20 ml
Câu 2: Số oxi hóa của clo trong clorua vôi là:
A. 0 B. – 1. C. + 1. D. –1 và +1.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 2 năm học 2007-2008 môn: hóa học 10 nâng cao thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Thanh Hóa Đề thi tiến ích học kỳ 2 năm học 2007-2008
Trường THPT Yên Định 1 Môn: Hóa học 10 nâng cao
Thời gian: 60 phút
Họ và tên: ………………………..………....………Lớp: 10A…..Số báo danh……….Phòng thi:………
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Câu 1: Khi chuyển khí O3 thành O2 thì thấy thể tích tăng lên 5 ml so với ban đầu. Thể tích O3 đã phản ứng là:
A. 5 ml B. 10 ml C. 15 ml D. 20 ml
Câu 2: Số oxi hóa của clo trong clorua vôi là:
A. 0 B. – 1. C. + 1. D. –1 và +1.
Câu 3: Trong phản ứng điều chế kaliclorat từ clo với kali hidroxit, vai trò của clo là:
A. Chất khử. B. Chất oxi hóa.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Chỉ đóng vai trò là môi trường.
Câu 4: Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Nhận biết iot bằng hồ tinh bột. B. Nhận biết kali iotua bằng hồ tinh bột.
C. Brom và iot phản ứng trực tiếp với nhiều kim loại. D. Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi.
Câu 5: Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. Br2, Na, Cl2. B. SO2, F2, Br2. C. S, SO2, Cl2 D. K, S, SO2.
Câu 6: Cho dd chứa 20g NaOH tác dụng với dd chứa 36,5g HCl. Nhúng quỳ tím vào dd sau phản ứng. Giấy quỳ có màu gì ?
A. Màu xanh C. Không đổi màu B. Màu đỏ D. Không xác định được
Câu 7: Cho các oxit kim loại sau: Fe3O4 . MgO . Fe2O3 . CuO. Oxit kim loại cho vào ống nghiệm chứa dd H2SO4 đặc, nóng có khí bay ra là:
A. Fe3O4 ; B. MgO ; C. Fe2O3 ; D. CuO
Câu 8: Thể tích khí thoát ra (đktc) khi cho 5,6g Fe vào dd H2SO4 loãng (dư) là:
A. 22,4 l ; B. 2,24 l ; C. 6,72 l; D. 3,36l
Câu 9: Trong phản ứng: SO2 + 2H2S 3S + 2H2O.
Câu nào diễn tả đúng tính chất của chất?
A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử. B. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa.
C. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa. D. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, lưu huỳnh trong H2S bị oxi hóa.
Câu 10: ddKMnO4
H+
O2 dư
t0
Cho chuỗi phản ứng sau :
Khí A ––––> Khí B –––––––> Mn2+ + D
O2 thiếu
t0
Khí A ––––––> Chất rắn E màu vàng
t0
E + H2 –––> Khí A
Các chất A, B, D, E lần lượt là:
A. H2S, SO3, H2SO4, S B. HCl, Cl2, Cl2O, S C. H2S, SO2, H2SO4, S D. HCl, SO3, H2SO4, S
Câu 11: Axit H2SO4 đặc nguội không tác dụng với chất nào sau đây:
A. Fe và Al. B. CaCO3 và Na2CO3. C. CaO và NaOH. D. Zn và Sn.
Câu 12: Dãy khí nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom:
A. CO2, SO2, N2, H2S. B. H2S, N2, SO2, NO.
C. SO2, H2S, Cl2, C2H4. D. CO2, SO2, NO2, C2H4.
Phần 2: Tự luận
Câu 1(3 điểm): a. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:
S -> H2S -> H2SO4 -> SO2 -> NaHSO3 -> Na2SO3 -> Na2SO4
b. Bằng phương pháp hoá học, nhận biết các dung dịch hóa chất đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau:
NaNO3, HNO3, Na2SO4, H2SO4. Viết phương trình phản ứng.
Câu 2(4 điểm): a) Cho 20,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít H2 (ở đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng trong môi trường không có không khí thu được a gam chất rắn khan. Tìm a?
b) Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc thì thu được V lít khí SO2 duy nhất (ở đktc).
*Viết các phương trình phản ứng?
* Tính V?
Sở GD & ĐT Thanh Hóa Đáp án thi tiến ích học kỳ 2 năm học 2007-2008
Trường THPT Yên Định 1 Môn: Hóa học 10 nâng cao
Thời gian: 60 phút
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. 12x 0,25 = 3điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
D
B
C
B
A
B
D
C
A
C
Phần 2: Tự luận (7 điểm):
Câu
Nội dung
Điểm
1 a)
Mỗi ptpư cân bằng, điều kiện đủ. Không cân bằng trừ 1/2 số điểm của ptpư
1,5
b)
Trích từ mỗi bình hóa chất 1 ít để làm mẫu thử.
Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
Quỳ hóa đỏ là: HCl, HNO3, H2SO4 (nhóm 1)
Không đổi màu quỳ tím là: NaNO3, NaCl, Na2SO4. (nhóm 2) …………………..
Cho BaCl2 vào cả 2nhóm (1) và (2).
Chất ở nhóm (1) có kết tủa trắng là H2SO4:
H2SO4+ BaCl2 BaSO4+ 2HCl ……………………………………..
2 chất của nhóm (1) còn lại là: HCl và HNO3
Chất ở nhóm (2) có kết tủa trắng là Na2SO4:
Na2SO4+ BaCl2 BaSO4+ 2NaCl ……………………………………..
2 chất của nhóm (2) còn lại là: NaCl và NaNO3
Còn lại ở nhón (1) là HNO3.
Còn lại ở nhóm (2) là NaNO3. ……………………………………………….
0,5
0.25
0,5
0,25
1,5
2 a)
Phương trình phản ứng: Mg + 2HCl MgCl2 + H2…………………..
Fe + 2HCl FeCl2 + H2…………………….
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
= , từ phản ứng = 2= 0,4 mol …………
a = m kim loại + m HCl - = 20,8 + 0,4 . 36,5 - 0,2 . 2 = 35,8 gam ………
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
b)
* Phương trình phản ứng.
Phản ứng của hỗn hợp Y với H2:
FeO + H2 Fe + H2O (1) …………………………………..
Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O (2) ………………………………….
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (3) …………………………………
Phản ứng của hỗn hợp Y với H2SO4
2FeO + 4H2SO4 (dặc) Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (4) ……………
2Fe3O4 + 10H2SO4 (dặc) 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O (5) …………..
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O (6) ……….
* Từ phương trình (1), (2), (3) nO = = 0,05mol ……………….
mFe = mY - mO = 3,04 - 0,05.16 = 2,24 gam nFe = 0,04mol ………
Theo định luật bảo toàn electron và các phản ứng (1) đến (6) ta có:
Fe0 Fe3+ + 3e n e = 3 x 0,04 = 0,12 mol ……………………………..
H2 2H+ + 2e n e = 2x0,05 = 0,1 mol ………………………………
S+6 + 2e S+4 ne = 0,12 - 0,1 = 0,02 mol …………………………….
V = 0,01 x 22,4 = 0,224 lít ……………………..
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3,0
File đính kèm:
- Thi HK IIlop 10NC.doc