Bài giảng Phần 2: hóa học hữu cơ

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m (g) A cần dùng vừa đủ 448 ml O2 thu được 448 ml CO2 và 0,72 (g) H2O. Thể tích các khí đo tại đktc.

 a. Lập CTĐG của A.

 b. Muốn biết CTPT của A cần phải có thêm dữ kiện gì?

 

doc32 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phần 2: hóa học hữu cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2: Hóa học hữu cơ Bài 1: LậP CÔNG THứC PHÂN Tử Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m (g) A cần dùng vừa đủ 448 ml O2 thu được 448 ml CO2 và 0,72 (g) H2O. Thể tích các khí đo tại đktc. a. Lập CTĐG của A. b. Muốn biết CTPT của A cần phải có thêm dữ kiện gì? Bài 2: Đốt cháy m (g) X cần dùng 672 ml O2 thu được 896 ml CO2, 448 ml N2 và 1,08 (g) H2O. thể tích các khí đo tại đktc. a. Tính m? b. Lập CTPT của X biết CTPT trùng với CTĐGN. Bài 3: Phân tích X cho kết qủa: 40%C, 6,67%H, 53,33%O. a. Lập CTĐG của A b. Lập CTPT của A biết trong phân tử A, khối lượng cacbon nhiều hơn khối lượng hiđro là 10đvC. Bài 4: Đốt cháy 1 (l) X cần dùng 3 (l) O2 thu được tổng thể tích CO2 và H2O là 4 (l), trong đó thành phần về thể tích của CO2 và H2O bằng nhau. a. Lập CTPT của X. b. Tính tỉ khối của X so với khí nitơ. c. Trong X có liên kết hay không? Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 g B (chứa C, H, O) rồi dẫn sản phẩm qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng CaO dư thì khối lượng bình 1 tăng m1 g và bình 2 tăng 17,6 g. Nếu đốt cháy 9,2 g B rồi dẫn sp cháy qua bình 1 đựng CaO dư và bình 2 đựng P2O5 dư thì khối lượng bình 1 tăng 28,4 g và bình 2 tăng m2 g. a. Tính m1 và m2 b. Lập CTĐG của B Bài 6: Phân tích a (g) X(chứa C, H, O) thấy mC + mH = 0,46 (g). Đốt cháy hoàn toàn a (g) X cần dùng 896 ml O2(đktc). Sản phẩm cháy dẫn qua dd NaOH dư thấy khối lượng bình tăng thêm 1,9 (g). Tính a=? và xác định CTPT của X biết MX < 150đvC. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,82 (g) A rồi dẫn sp cháy vào dd Ca(OH)2 dư thì xuất hiện 6 g kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 3,54 g. Xác định CTPT của A biết số nguyên tử H trong A nhỏ hơn 11. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn một hchc A cần dùng 7,392 (l) O2 ở 1 atm và 27,30C. Cho toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2 và H2O) vào dd Ca(OH)2 tạo thành 10 g kết tủa và 200 ml dd muối có nồng độ 0,5 M. Dung dịch này nặng hơn dd nước vôi trong đã dùng là 8,63 g a. Xác định CTĐG của A và thành phần % khối lượng các nguyên tố. Biết tỉ khối của A so với He bằng 7,5. Xác định CTPT của A. Bài 9: Trộn 400 ml hơi của chất hữu cơ X (C, H, O) với 2 (l) O2 rồi đốt cháy. Hỗn hợp khí sinh ra nếu dẫn qua CaCl2 khan thì thể tích giảm 1,6 (l). Nếu dẫn tiếp qua dd KOH dư thì thể tích giảm thêm 1,2 (l) nữa và thoát ra400 ml khí bị hấp thụ bởi phốtpho. Xác định CTPT của A. Bài tập Khí nhiên kế Bài 10: Cho 400 cm3 hh gồm 1 hiđrocacbon và N2 vào 900 cm3 O2(dư) rồi đốt cháy, thể tích của hh khí thu được sau khi đốt là 1400 cm3. Cho hơi nước ngưng tụ thì thể tích khí còn lại 800 ml, trong đó có 400 ml khí bị hấp thụ bởi KOH. Xác định CTPT của Hiđrocacbon. Bài 11: Trộn 10 ml chất hữu cơ A với 50 ml O2 rồi đốt cháy. Hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2, H2O, N2 và khí O2 dư có tổng thể tích là 80 cm3 được dẫn qua CaCl2 khan thì giảm mất 50%. Nếu dẫn tiếp qua dd KOH dư thì còn lại 20 cm3 một hh khí mà khi cho nổ trong hồ quang điện thì chỉ thu được 1 khí duy nhất. Xác định CTPT của A. Bài 12: Trộn 18 cm3 một hiđrocacbon A với oxi dư rồi đốt cháy sau đó làm lạnh hh thì thể tích giảm 90 cm3 a. Xác định CTPT của A. b. Chuyển A thành dẫn xuất clo B chứa 33,33 % clo trong phân tử. Xác định CTPT của B. Chuyên đề: hiđrocacbon ANKAN Bài 1: Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy chứng tỏ rằng: CTTQ của ankan là: CnH2n+2. Số nguyên tử H trong một hiđrocacbon bất kì luôn là số nguyên, chẵn. Hệ bất đẳng thức liên quan giữa các nguyên tử trong phân tử: CxHyOzNt Bài 2:1. Viết CTCT và gọi tên các ankan chứa 16% hiđro theo khối lượng trong phân tử. 2. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của hiđrocacbon X chứa 83,33%C theo khối lượng trong phân tử. Xác định CTCT đúng của X nếu khi tác dụng với clo chỉ thu được 1 sản phẩm thế monoclo duy nhất. 3. Xác định các đồng đẳng của A là X, Y, Z. Biết tỉ khối của A so với SO2 bằng 0,25, X chứa 80%C, Y chứa 16,66%H, dZ/X = 1,933. Bài 3: Cho 5,6 (l) ankan khí (27,30C và 2,2 atm) tác dụng với clo ngoài ánh sáng. Giả sử chỉ tạo một dẫn xuất clo duy nhất có khối lưọng 49,5 g. a. Xác định CTPT và các CTCT có thể có của dẫn xuất clo. b. Xác định % thể tích của ankan và clo trong hh đầu. Biết tỉ khối hơi của hh so với H2 bằng 30,375. Bài 4:1. Đốt cháy hoàn toàn 41,2 g hh 2 ankan đồng kế tiếp tạo ra 12,32 g CO2. Xác định 2 ankan 2. Một hh gồm 2 chất đồng đẳng ankan kế tiếp có khối lượng 24,8 g, thể tích tương ứng là 11,2 (l) ở đktc. Xác định CTPT của ankan. Xác định % thể tích của từng chất trong hh đầu? Bài 5:Đốt cháy hoàn toàn V (l) đktc hh A gồm 2 hiđro cacbon khí có KLPT hơn kém nhau 28 đvC. Sp cháy lần lượt dẫn qua bình 1 đựng P2O5 dư, bình 2 đựng CaO dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 9 g, bình 2 tăng 13,2 g. Xác định 2 hiđrocacbon. Nếu đảo ngược thứ tự bình thì khối lượng mỗi bình tăng lên bao nhiêu gam. Tính % thể tích các khi trong hh A. Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn hh A gồm 2 hiđrocacbon mạch hở kế tiếp trong dđđ tạo ra 27,104 (l) CO2 (2 atm; 27,30C) và 57,6 g H2O. a. Hiđrocacbon thuộc dđđ nào. b. Xác định CTPT của 2 hiđrocacbon. Bài 7: Đốt một hh gồm 2 hiđrocacbon A và B có KLPT hơn kém nhau 28 đvC thì thu được 0,3 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Xác định A và B. Bài 8: Trộn hh khí A gồm 2 hiđrocabon mạch hở cùng dđđ với 44,8 (l) O2 dư (đktc). Đốt cháy hoàn toàn rồi cho hh sp khí và hơi qua bình Ca(OH)2 dư đựoc 100 g kết tủa và thoát ra 5,6 (l) khí (0,8 atm và 00C). Hiđrocacbon thuộc dđđ nào? Xác định CTPT của chúng. Bài 9:Đốt cháy hoàn toàn hh A gồm 2 hiđrocacbon cùng thuộc 1 dđđ tạo ra 22 g CO2 và 12,6 g H2O. Hiđrocacbon thuộc dđđ nào? xác định thể tích A ở đktc? Xác định 2 hiđrocacbon, biết số nguyên tử cacbon trong 2 phân tử gấp đôi nhau. Bài 10: Một hh X gồm nhiều ankan kế tiếp nhau có tổng KLPt bằng 204 đvC. Biết ankan đầu tiên là C2H6. Xác đinh CTPT của chúng. Bài 11: Đốt cháy 560 cm3 hh khí (đktc) gồm 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử Cacbon tạo ra 4,4 g CO2 và 1,9125 g H2O. Xác định CTPT của chúng. Bài 12: Cho 2 hiđrocacbon A và B. Biết tỉ khối của A so với C2H2 bằng 1,692. Hỗn hợp A và B (tỉ lệ mol 1:1) có tỉ khối so với C2H6 bằng 1. Xác định CTPT của A và B. Bài 16: Đốt cháy 1 V ankan trong Cl2 vừa đủ tạo ra một sp khí duy nhất có thể tích bằng 10 V. Lập CTPT của ankan. Bài 13: Hỗn hợp 2 ankan có khối lượng 10,2 g. Đốt cháy hoàn toàn hh 2 ankan này cần dùng 25,8 (l) O2 (đktc). Tìm tổng số mol của 2 ankan. Tìm tổng khối lượng của CO2 và H2O tạo thành. Tìm CTPT của ankan, biết KLPT của mỗi chất < 60 đvC. Bài 14:Đốt cháy hoàn toàn a (g) hh 2 ankan A và B hơn kém nhau k nguyên tử Cacbon thì thu được b (g) CO2. Tìm khoảng xác định của số nguyên tử cacbon trong ankan có ít cacbon hơn theo a, b, k. Cho: a = 2,72 (g), b = 8,36 (g), k = 2. Xác định CTPT và % khối lượng của mỗi ankan. Bài 15: Cho 2 hiđrocacbon ở thể khí và có cùng số nguyên tử Hiđro trong phân tử. Đốt 10 cm3 hh 2 hiđrocacbon trên cần 51 cm3 O2 đồng thời tạo ra 36 cm3 CO2. Xác định số nguyên tử hiđro trong mỗi hiđrocacbon. Đốt 4,48 (l) hh đồng thể tích 2 hiđrocacbon tạo ra 13,44 (l) CO2 (đktc). Xác đinh CTPT của chúng. Bài tập đề hiđro hóa, crăckinh Bài 16: Thực hiện pư tách H2 từ ankan A thu được hh gồm H2 và 3 hiđrocacbon B, C, D. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 (l) khí B hoặc C hoặc D đều thu được 17,92 (l) CO2 và 14,4 (g) H2O. Xác định CTCT của A, B, C, D. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Viết các ptpư tách hiđro từ A. Bài 17: Crăckinh ankan A thu được hh khí B gồm 2 ankan và 2 anken có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Dẫn hh B qua dd Brom thì khối lượng hh khi giảm 55,82%. Lập CTPT của A và các chất trong B. Tính % thể tích các khí trong B. Toán bình kín Bài 18: Một hh ankan X và O2 dư (có 1/10 thể tích là ankan) được nạp vào 1 khí kế tạo áp suất là 2 atm. Bật TLĐ để đốt cháy hh rồi cho nước ngưng tụ ở nhiêt độ ban đầu thì áp suất trong bình chỉ còn 1,4 atm. Xác định CTPT và gọi tên X. Bài 19: Nạp 1 hh gồm 20% hiđrocacbon X khí và 80% O2 dư và 1 khí kế. Cho nổ hh rồi cho nước ngưng tụ thấy áp suất giảm 2 lần ở cùng nhiệt độ ban đầu. Xác định CTPT của X. Bài 20: Bình kín 20 (l) chứa O2 ở 00C và 0,56 atm. Bơm thêm vào bình m (g) hh 2 ankan ở thể khí đứng liên tiếp trong dđđ đựoc áp suất P1 ở 250C. Bật TLĐ để đốt cháy hoàn toàn rồi đưa bình về 136,50C được áp suất P2. Dẫn hh sau pư vào dd Ca(OH)2 dư tạo ra 22 g kết tủa và bình tăng 14,72 g. Tính m và P2. Tính P1. Lập CTPT của 2 ankan. Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 g hh khí gồm 2 ankan (đktc). Hấp thụ sp vào dd Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 134,8 g. Tính khối lượng sp cháy. Biết 2 ankan có số nguyên tử C gấp đôi nhau. Lập CTPT của chúng. Cho 2 ankan vào bình thép chân không rồi thực hiện pư phân hủy hoàn toàn 2 ankan thì áp suất bình là P2. Tính P2 theo P1. Bài 22: Cho 6,4 g O2 và m (g) hh 2 hiđrocacbon A và B hơn kém nhau1 nguyên tử cacbon trong cùng 1 dđđ vào bình 10 (l) ở 00C, P = 0,4704 atm. Sau khi đốt cháy hoàn toàn các khí trong bình và giữ ở 1270C, áp suất trong bình khi đó là P atm. Dẫn khí sau khi đốt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dd Ba(OH)2 dư thì bình 1 tăng 0,576 g và bình 2 xuất hiện 4,34 g kết tủa. Tính P. Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon và thành phần % thể tích của chúng trong hh ban đầu. Bài 23: Định lượng 14 (g) hchc chứa N2 theo phương pháp Dumas. Toàn bộ lượng N2 giải phóng được cho vào 1 ống nghiệm úp ngựơc trên 1 chậu nước, mực nước trong ống nghiệm cao hơn mực nước trong chậu là 5 cm. Thể tích khí đo được ở 150C là 1230 ml (pkq = 750 mmHg), áp suất hơi nước bão hòa ở 150C là 12,7 mmHg,dHg = 13,6 (g/cm3). Xác định % khối lượng của Nitơ trong hchc. Bài 24: Nung a (g) alumin (lấy dư) với than cốc trong lò điện. Sau khi nung, bã rắn còn lại tác dụng vừa đủ với 0,5 (l) dd HCl 2M và thoát ra 4,48 (l) khí A (đktc). Xác định A và suy ra % alumin đã phản ứng. Trộn toàn bộ A với O2 rồi nạp vào khí kế dung tích 10 (l), tạo áp suất 0,896 atm ở 00C. Bật TLĐ để hh bốc cháy rồi đưa về 00C thì áp suất sau cùng là P. Tính P = ?. Anken Bài 1: Cho 28 (g) 2 anken đồng đẳng kế tiếp t/d vừa hết với 400 ml dd KMnO4 1M. Xác định CTPT của chúng. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 (l)hh X gồm 2 olefin đồng đẳng kế tiếp thu được sản phẩm có khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 39 g. Xác định CTPT của chúng. Bài 3: Đốt cháy 1 V hiđrocacbon A cần 30 V không khí thu được 4 V CO2. Biết A có cấu tạo mạch nhánh, hãy xác đinh CTCT của A. Bài 4: Cho 1 lượng anken X t/d với H2O có xt H+ thu được chất hữu cơ Y thì thấy khối lượng bình tăng 3,36 g. Nếu cho lượng X như trên t/d với HBr thì thu được chất hữu cơ Z. Khối lượng của Y và Z thu được khác nhau 7,56 g. Xác định CTPT của chúng biết H = 100%. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hh C2H4 và hiđrocacbon X thu được 8,96 (l) CO2 và 9 g H2O. a. A thuộc dãy đồng đẳng nào? b. ở cùng 1 điều kiện, m (g) hh trên có thể tích bằng thể tích của 6,4 (g) O2. Xác định X và % thể tích của các khí trong hh đầu. Bài 6: Một hỗn hợp khí gồm 3 hiđro cacbon A, B, C trong đó B và C có cùng số nguyên tử Cacbon trong phân tử và nA = 4(nB + nC). Đốt cháy 1,12 (l) hh khí trên (đktc) thu được 3,08 g CO2 và 2,025 g H2O. Xác định CTPT của A, B, C. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 (l) hh A gồm etilen và hiđrocacbon X thu được 2,8 (l) CO2 và 2,7 g H2O. a. Xác định X và % thể tích của chúng trong hh? b. Dẫn 1,12 (l) hh X (đktc) qua dd Br2 0,1 M. Tính thể tích dd Br2 cần dùng phản ứng vừa đủ với hh X. Bài 8: Cho 0,74 g hhA gồm CH4 và 1 anken lội qua dd Br2 dư thấy khối lương bình Br2 tăng lên 0,42 g, đồng thời thể tích hh khí giảm 1/3. Xác định A và tính dA/kk = ? Bài 9: Cho 0,728 (l) hh 2 hiđro cacbon mạch hở qua dd Br2 dư thấy có 2 g Br2 pư và còn 0,448 (l) khí bay ra . Đốt cháy 0.728 (l) hh khí trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 đựng 50 g dd H2SO4 90%, sau đó dẫn qua dd Ca(OH)2 dư thấy có 7,75 g kết tủa. a. Xác định CTPT của 2 hiđrocacbon. b. tính % của dd H2SO4 sau thí nghiệm. Bài 10: Dẫn 784 ml hh khí A gồm 2 hiđrocacbon mạch hở qua dd Br2 dư. Sau phản ứng thấy có 4 g Br2 pư và còn 224 ml khí thoát ra. Đốt cháy 1568 ml hhA rồi cho toàn bộ sản phẩm vào 500 g dd Ca(OH)2 a% thấy có 15 g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc thấy xuất hiện 2 g kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. Xác định CTPT và CTCT của 2 hiđrocacbon. Tính a = ? Bài 11: Cho hh Y gồm H2 và C2H4 có d = 7,5. Thực hiện pư với Ni xt một thời gian thu được hh Z có tỉ khối so với khí H2 bằng 9. Tính hiệu suất pư? Bài 12: Hỗn hợp X gồm : Etilen, Propen và H2 có d = 8,333. Trong hhX có số mol của C2H4 bằng số mol của C3H6. Dãn X qua bột Ni đun nóng với hiệu suất bằng 75% thu được hh B. Tính d= ? Bài 13: Hỗn hợp X gồm : Etilen, Propen và H2 có d = 8,333. Trong hh X có số mol của C2H4 bằng số mol của C3H6. Dẫn X qua bột Ni đun nóng với hiệu suất bằng 75% thu được hh B. Tính d= ? Bài 14: Hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 anken đồng đẳng kế tiếp. Cho 14,09 (l)hh khí A ở đktc qua bột Ni, đun nóng tới pư hoàn toàn thu được hỗn hợp khí B, tốc độ phản ứng của 2 ankan bằng nhau. Cho 1 ít hh B qua nước Brom thấy Brom bị nhạt màu. Mặt khác, đốt cháy 1/2 hh B thu được 43,56 (l) CO2 và 20,43 9g) H2O. a. Lập CTPT, viết CTCT và gọi tên các đồng phân của A. b. Xác định % thể tích các khí trong A. c. Tính tỉ khối của B so với khí N2. Bài 15: Đốt cháy 1,4V(l) hh khí A gồm 2 olefin cần dùng 6,2V (l) O2 ở cùng đk. a. Xác định CTPT của 2 olefin, biết olefin chứa nhiều C hơn chiếm khoảng 40-50% thể tích hh A. b. Xác định % khối lượng các olefin trong A. c. Trộn 2,352 (l) hh A với V (l) H2 (đktc) rồi đun nóng với bột Ni xt, hh khí sau phản ứng cho đi từ từ qua dd Brom, thấy Brom nhạt màu và khối lượng bình tăng 1,44665 g. Tính ankan= ? và Vhiđrô = ?. Biết H = 100 % và tỉ lệ số mol, của các ankan bằng tỉ lệ mol của các anken tương ứng ban đầu. Bài 16: Cho 268,8 ml hh khí A gòm 2 hiđrocacbon mạch hở X và Y qua dd Br2 dư thấy có 3,2 g Br2 pư và không có khí thoát ra. Nếu đốt cháy 268,8 ml hh A trên thì thu đựoc 1,408 g CO2. a. Xác định CTPT của X và Y. b. Tính % thể tích của X và Y trong hh A. Bài 17: Hỗn hh A gồm: metan, propilen và axetilen. - Đốt cháy m (g) A cần 18,4 g O2 và tạo ra 6,3 g H2O. - Dẫn 4,48 (l) hh khí (đktc) qua dd Brom dư thì có 40 g Brom pư. Xác định % thể tích mỗi khí trong hh đầu. Bài 18: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 (l) hh gồm CH4, C2H4 (đktc) rồi cho sp vào 200 ml dd Ca(OH)2 0,4M thấy xuất hiện 6 g kết tủa. a. Tính % thể tích mỗi khí trong hh đầu. b. Cho biết khối lượng dd Ca(OH)2 trước và sau pư thay đổi như thế nào? Bài 19: (ghép ẩn). 1. Đốt cháy 6,72 (l) hh X gồm ankan A và anken B (đktc) thì thu được 15,68 (l) CO2 và 0,8 mol H2O. Xác đinh CTPT của A 2. Đốt cháy hoàn toàn 13,44 (l) hh X gồm ankan A và anken B (đktc) rồi cho sp cháy vào dd Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 220 g kết tủa và khối lượng dd giảm 80 g. Xác định CTPT của A và B. Bài 20: Một hh X gồm 2 hidrocacbon A và B có KLPT hơn kém nhau 2 đvC (Biết MA > MB). Biết X không làm mất màu dd Brom. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp X tạo ra 22 g CO2 và 9,9 g H2O. Xác định dđđ của A và B. Lập CTPT của A và B. Viết CTCT của A và B có dạng đối xứng nhất. Bài 21: Hỗn hợp khí Y gồm 1 hiđrocacbon B mạch hở và H2 có tỉ khối so với CH4 bằng 0,5. Nung nóng hh Y có bột Ni xúc tác đến pư hoàn toàn thu được hh khí Z có tỉ khối so với O2 bằng 0,5. Xác định CTPT của B. Xác định % thể tích của hh Y và Z. Bài 22: Nhiệt phân 8,8 g C3H8 được hh khí A. Giả sử chỉ có các pư: C3H8 CH4 + C2H4. C3H8 C3H6 + H2. Tính khối lưọng mol trung bình của A. Biết có 90% C3H8 bị nhiệt phân. Để đốt cháy hoàn toàn hh A cần bao nhiêu (l) O2 ở đktc?. Cho A qua dd Brom dư tạo ra hh B. Biết tỉ khối của B so với H2 bằng 7,3. Xác định thành phần hỗn hợp B. Ankin Bài 1: Ba hidrocacbon X, Y, Z đều ở thể khí ở nhiệt độ phòng có M < 50 đvC. Khi phân hủy hoàn toàn mỗi hidrocacbon đều thu được Vkhí = 2Vbđ . a. X, Y, Z có phải là đồng đẳng của nhau không? b. Dẫn 4,48 (l) hỗn hợp A gồm 3 khí X, Y, Z (MX < MY < MZ) qua dung dịch Ag2O/ NH3 dư thấy xuất hiện 7,35 (g) kết tủa. Dẫn khí còn lai qua dung dịch Br2 dư, phần khí bay ra được đốt cháy hoàn toàn thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 4 g. Xác định % khối lượng các chất trong A. Bài 2: Một hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6 và CH4. Đốt cháy 11 g hỗn hợp X thu được 12,6 g H2O. Mặt khác, 5,6 (l) hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa đủ với 50 g Br2 trong dd. Xác định % thể tích các khí trong hỗn hợp X. Bài 3: Cho 100 ml hỗn hợp A gồm H2, anken X và ankin Y đi qua bột Ni xt tới phản ứng hoàn toàn thu được 40 ml hidrocacbon duy nhất. Nếu đốt cháy hoàn toàn 50 ml hỗn hợp A thu được 60 ml CO2. Các khí đo cùng 1 điều kiện. a. Tìm CTPT và CTCT của X và Y. b. Xác định % thể tích của các khí trong hỗn hợp A. c. Dẫn 112 ml hỗn hợp A (đktc) qua bình chứa dung dịch Br2 0,1 M. Tính thể tích dung dịch Br2 cần dùng để phản ứng vừa đủ với A. Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm H2, propin và anken A. - Dẫn 10,08 (l) hỗn hợp X qua dung dịch Ag2O/ NH3 dư thì xuất hiện 7,35 g kết tủa . - Dẫn 10,08 (l) hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì Vkhí còn lại = 55,55%Vbđ. - Nếu dẫn X qua bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí Y có d = 27,25. Xác định CTPT và CTCT của A biết A không phân nhánh. Đ/s: C4H8. Bài 5: Cho hỗn hợp X gồm H2 và C2H2. Dẫn X qua ống chứa Ni nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch Ag2O/ NH3 dư thấy xuất hiện 3,6 g kết tủa . Khí còn lại dẫn qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 5,6 g. Khí đi ra khỏi bình dung dịch Br2 được Đốt cháy hoàn toàn sau đó hấp thụ vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 14,2 g đồng thời xuất hiện m (g) kết tủa. a. Xác định thể tích của hỗn hợp X ở đktc? b. Tính m = ? và cho biết khối lượng dung dịch Ca(OH)2 thay đổi như thế nào? Đ/s: V = 18,256 (l); m = 10 g; mdung dịch tăng= 4,2 g. BTVN: Bộ ĐTTS (Đề 29,56,66). BàI TậP hiđrocacbon thơm Bài 1: 1. Bằng phản ứng hóa học, hãy chứng minh benzen có cả tính chất của hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no. 2. Cho biết sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa nhóm thế và vòng thơm trong phân tử Toluen. Viết phương trình phản ứng minh họa. 3. Chứng minh rằng CTCT sau không phù hợp với cấu tạo của benzen: CH C- CH2- CH2- C CH bằng phản ứng hóa học . Bài 2: Từ than đá, đá vôi hoặc từ khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết phương trình phản ứng điều chế : Thuốc trừ sâu 666, TNB, Xiclohexan, thuốc nổ TNT, o-Clo toluen, m- nitrôtoluen, Benzyl clorua. Bài 3: Xác định CTPT và CTCT của các hiđrocacbon thơm trong các trường hợp sau: - Bài tập sơ đồ phản ứng Bài 1: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng : KOH H2SO4 H2O 1. CH4 C2H2 C2H4 A B Cl2 Br2 5000C Rượu 2. CH3- CH- CH3 A B C CH3 Bài 2: B D 1. CH4 A E F Caosu Buna. G H B C 2. PE A C2H6 D E F Bài 3: Trùng hợp Trùng hợp H2O CaCO3 CaO CaC2 X Y Z Caosu Buna Nhựa PVC T U Caosu clopren Bài 4: Bốn chất A, B, C, D đều có CTTN là: (CH)n. Xác định CTPT của chúng và viết phương trình phản ứng biết: nA PS. B B1 Caosu Buna. C TNB. D B. Bài 5: A là đồng đẳng của benzen chứa 90,57% Cacbon về khối lượng trong phân tử. Xác định CTPT, CTCT của A và hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: ? AS +NaOH Cl2(1:1) A B C D E (Polime) + C4H6 E (Polime) Bài 6: +B Y1 +B +B 1. n- Heptan X Z TNT +B Y2 A1 +Br2 Fe C6H5CH3 2. CH4 C2H2 C6H6 A2 C6H5Cl C6H5CH3 B1 Bài 7: Chất A chứa 13,873%C, 43,931%F, 41,040%Cl, còn lại là H. Xác định A và hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: 2A B + 2HCl Tr.Hợp B D (Quý giá trong hóa học) B + C2H5OH E B + C2H5ONa T + G (G có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp) +H2O +O2 Bài 8: t0 -HCl Cl2dư 1. A + NaOH B + C. 2. A B t0 B + NaOH D + E. D C2HCl3 D F + G. E PVC Kiềm/ Rượu H + NaOH E + C. xt H + NaOH J. C2H2 F C2H2 Pd J E + C + H. G PVA F + H2 E1. xt E1 + H2O E2. H (-CH2-CH-)n CN E2 E3 + C + G. E3 Caosu Buna. Bài tập hiđrocacbon tổng hợp Bài 1: (HVKTQS-01) Đốt cháy hoàn toàn 1V hiđrocacbon A cần vừa đủ 7V O2 và tạo thành 5V CO2 (các thể tích khí đo ở cùng 1 điều kiện). Xác định CTPT và viết CTCT của A, biết A có cấu tạo nhánh. Trong các đồng phân của A, đồng phân nào có thể dùng để điều chế caosu. Viết phương trình phản ứng. Bài 2:(TL-01) Đem crakinh một lượng n-Butan thu được hỗn hợp gồm 5 hiđrocacbon. Cho hỗn hợp khí này sục qua dung dịch Br2 dư thì có 25,6 g Br2 phản ứng và khối lượng bình tăng thêm 5,32 g. Hỗn hợp khí còn lại bay ra khỏi dung dịch Brom có tỉ khối hơi so với Metan bằng 1,9625. Tính hiệu suất phản ứng crackinh? Bài 3: Hiđrocacbon A là đồng đẳng của Benzen có CTTN là: (C3H4)n. Hãy xác định CTPT và CTCT của A. Xác định CTCT đúng của A, biết khi mônôclo hóa A theo tỉ lệ mol 1:1 với điều kiện ánh sáng thì chỉ thu được một sản phẩm thế mônôclo hóa duy nhất. Bài 4: (KT-01)Thực hiện phản ứng tách hiđro từ ankan A bằng cách dẫn A qua xt thích hợp ở nhiệt độ cao thì thu được hỗn hợp gồm H2 và 3 hiđrocacbon B, C, D. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 (l) B hoặc C hoặc D đều thu được 17,92 (l) CO2 và 14,4 g H2O. Xác định CTCT của A, B, C, D và viết phương trình phản ứng xảy ra. Bài 5:(SP II)Cho 6 (l) hỗn hợp khí A gồm hiđro, etan và axetilen đi qua bột Ni nung nóng thì thu được 3 (l) một chất khí duy nhất. Tính tỉ khối hơi của A so với hiđro. Bài 6: Hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon mạch hở A và H2. Đốt cháy hoàn toàn 8 g X thu được 22 g CO2. Mặt khác, 8 g X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch Brom 1M. Xác định CTPT của A và tính % thể tích các khí trong X. Bài 7: Hỗn hợp khí Y gồm 1 hiđrocacbon mạch hở B và H2 có tỉ khối so với khí metan bằng 0,5. Nung nóng hỗn hợp Y có xt Ni tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với oxi bằng 0,5. - Xác định CTPT của B. - Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp Y và hỗn hợp Z. Bài 8: Nung nóng hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4 có xt Ni thu được 5,6 (l) hỗn hợp khí Y ở đktc có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 12,2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra kết tủa. Tính khối lượng kết tủa tạo thành biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 9: (GTVT) hỗn hợp A gồm C3H4, C3H6, C3 H8 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 (l) hỗn hợp A ở đktc rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch nước vôi trong có dư. Tính độ tăng khối lượng của bình. Bài 10: (QGTPHCM) hỗn hợp Z gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp Z với xt Ni thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch Brom dư thu được hỗn hợp khí A bay ra có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Độ tăng khối lượng dung dịch brom là 0,82 g. Tính số mol mỗi chất trong A Bài 11: (Thủy Sản) Trong một bình kín có dung tích không đổi bằng 2,24 (l) chứa một ít bột Ni (có thể tích không đáng kể) và các khí H2, C2H4, C3H6 (hỗn hợp X)ở đktc, có tỉ khối hơi so với CH4 bằng 0,95. Biết tỉ lệ thể tích các khí ban đầu VC2H4:VC3H6=1:1. Nung bình một thời gian sau đó làm lạnh về 00C được hỗn hợp khí Y, áp suất trong bình là P. Tỉ khối hơi so với CH4 bằng 1,05. 1. Tính thành phần % thể tích các khí trong bình trước khi nung. 2. Tính áp suất P=?. 3. Tính hiệu suất phản ứng hiđro hóa của mỗi anken. Biết rằng khi cjo hỗn hợp khí Y đi chậm qua dung dịch Br2 dư thì khối lượng bình tăng 1,05 g. Bài 12: (Đà Nẵng) Một hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon có công thức là CnHx và CnHy mạch hở. tỉ khối hơi của hỗn hợp so với khí N2 bằng 1,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,4 g hỗn hợp A thì thu được 10,8 g H2O. 1. Xác định CTPT và viết CTCT của 2 hiđrocacbon. 2. Tính thành phần % khối lượng của mỗi hiđrocacbon có trong 8,4 g hỗn hợp A. Bài 13: Hỗn hợp A gồm 3 ankin X, Y, Z có tổng số mol là 0,05 mol. Số nguyên tử cacbon trong phân tử mỗi chất đều lớn hơn 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol A thu được 0,13 mol H2O. Cho 0,05 mol A vào dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 thì thấy dùng hết 250 ml dung dịch và thu được 4,55 g kết tủa. Xác định CTCT của X, Y, Z. cho biết ankin có KLPT nhỏ nhất chiếm 40% số mol của A. Bài 14: Hỗn hợp B gồm C2H6, C2H4, C3H4. Cho 12,24 g hỗn hợp B vào dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau khi phản ứng xong thu được 14,7 g kết tủa. Mặt khác, 4,256 (l) hỗn hợp khí B ở đktc phản ứng vừa đủ với140 ml dung dịch Br21M. tính khối lượng mỗi chất trong 12,24 g B ban đầu. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 15: (HVKTQS) Cho 728 ml(đktc) hỗn hợp a gồm 2 hiđrocacbon mạch hở ở thể khí đi qua dung dịch nước Br2 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 2g Br2 phản ứng và thu được 448 ml khí ở đktc. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp A sau đó cho sản phẩm cháy đi qua nước vôi trong thu được 3,75 g kết tủa. Lọc tách kết tủa , đun nóng phần nước lọc thu được tối đa là 2 g kết tủa nữa. Hãy xác định CTPT của 2 hiđrocacbon trong hỗn hợp A. Chuyên đề: Rượu - Phenol - Amin Một số lưu ý khi GBT về Rượu: 1.Đặt CT: Nếu chỉ có phản ứng của nhóm -OH: R(OH

File đính kèm:

  • docbai tap hoa huu co PTTH.doc
Giáo án liên quan