Đề thi học sinh giỏi 8 môn: Địa lý . Thời gian làm bài: 150 phút

-Khoanh tròn một câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

1. Ngày 21-3 bán cầu nào nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng mặt trời.

 a. Bắc bán cầu

 b. Nam bán cầu

 c.Cả 2 bán cầu.

2. Nếu ở nước Anh 20h sáng ngày 28-2-2005 thì ở Việt Nam múi giờ thứ 7 là mấy giờ:

 a. 24h ngày 28/2/2005

 b. 22h ngày 28/2/2005

 c.2h ngày 1/3/2005

 d.3h ngày 1/3/2005.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi 8 môn: Địa lý . Thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi 8 Môn: Địa lý . Thời gian làm bài: 150phút Năm học: 2006-2007 I.Trắc nghiệm (2đ) -Khoanh tròn một câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 1. Ngày 21-3 bán cầu nào nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng mặt trời. a. Bắc bán cầu b. Nam bán cầu c.Cả 2 bán cầu. 2. Nếu ở nước Anh 20h sáng ngày 28-2-2005 thì ở Việt Nam múi giờ thứ 7 là mấy giờ: a. 24h ngày 28/2/2005 b. 22h ngày 28/2/2005 c.2h ngày 1/3/2005 d.3h ngày 1/3/2005. 3. Không khí tập trung nhiều nhất ở: a. Tầng đối lưu. b. Tầng bình lưu. c.Các tầng cao áp của khí quyển. 4. Hệ quả của sự chuyển động quay quanh trục của Trái đất là: a. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. b. Sự luân phiên ngày đêm. c.Các mùa trong năm. 5. Gió mùa là loại gió thổi; a. Thường xuyên, có mưa nhiều quanh năm. b. Thường xuyên gió 2 mùa ngược nhau. c. Theo mùa, hướng gió 2 mùa ngược nhau. d.Theo mùa, tính chất 2 mùa như nhau. 6. Sông lớn nhất Đông Nam á là: a. Hồng Hà c. Xa-Cu -en b. Mê Nam d.Mê công 7. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng: a . Hướng TB -ĐN và hướng vòng cung. b. Hướng T-Đ và hướng vòng cung. c. Hướng ĐB –TN và hướng vòng cung. d.Hướng ĐN –TB và hướng vòng cung. 8. Các địa hình cơ bản thường xuyên thấy ở Việt Nam là: a. Địa hình đồng bằng phù sa trẻ. b. Địa hình Các xtơ - địa hình cao nguyên ba zan. c. Địa hình nhân tạo. d. Tất cả a,b,c đều đúng. II.Tự luận Câu 1:Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm như vậy (2,5đ) Câu 2: Về mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 khí hậu 3 miền Bắc – Trung – Nam có đồng nhất không? Chứng minh ? (1đ) Thời tiết phổ biến trong mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 như thế nào? (1đ) Câu 3: Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào? (1đ) Câu 4: Dựa vào bảng số liệu về tỉ lệ “diện tích đất được che phủ Rừng” dưới đây. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi tỉ lệ Rừng che phủ, nêu nhận xét và giải thích ( 2,5đ) Năm 1943 1975 1985 1987 1995 tỉ lệ che phủ Rừng % 40.7 28.6 23.6 22.0 27.7 Hướng dẫn chấm địa lý 8 Năm học: 2006-2007 I.Trắc nghiệm: (2đ) 1 – c ; 2 –d ; 3-a ; 4-b; 5-c; 6-d; 7-a ; 8-d II.Tự luận. Câu 1 (2,5đ) Nêu được đặc điểm chung và kết hợp giải thích. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Có 2360 con sông từ 10km trở lên. 93% sông ngắn nhỏ , dốc . ( 0,25đ) Vì nước ta có lựơng mưa lớn. Địa hình 3/4 là đồi núi, lãnh thổ hẹp bề ngang (0,25đ) –Sông ngòi nức ta chảy theo 2 hướng, Tây Bắc - Đông Nam và theo hướng vòng cung và đều đổ ra biển Đông +Hướng TB- ĐN : SôngHồng, Sông Đà, Sông Tiền, Sông Hậu. (0,5đ) +Hướng vòng cung: Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam -Vì cấu trúc địa hình có hai hướng TB-ĐN và vòng cung. Địa thế nước ta thấp dần từ TB-ĐN (0,25đ) -Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn, khác nhau rõ rệt: mùa lũ lượng nước tới 70-80% cả năm (0,25đ) -Vì khí hậu nước ta có 2 mùa : 1 mùa mưa và một mùa khô . Mùa mưa trùng với mùa trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn của sông (0,5đ) -Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn /năm. Trung bình 1m3 nứơc sông có 223 g cát biển và các chất hoà tan khác (0,25đ). -Vì địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi (0,25đ) Câu 2: (2đ) Về mùa đông khí hậu 3 miền Bắc –Trung – Nam không đồng nhất. -Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng gió mùa ĐôngBắc từ lục địa tràn xuống từng đợt, mạng lại một mùa đông không thuần nhất. Đầu mùa đông thời tiết se lạnh, cuối mùa đông thời tiết xuân mưa phùn, ẩm ướt (0.5đ) -Duyên hải Trung Bộ: Mưa lớn những tháng cuối thu, đầu đông (0,25đ) -Tây nguyên và Nam Bộ: Thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa (0,25đ) b Thời tiết phổ biến trong mùa hạ ( từ tháng 5 đến tháng 10) là trời có nhiều mây, có mưa rào, mưa dông, có gió Tây Nam trên cả nước. Ngoài ra gió Tín Phong nữa cầu Bắc hoạt động xen kẻ thổi theo hướng Đông Nam. Nhìn chung trên toàn quốc nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình > 250 C. Lượng mưa mùa này rất lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm (1đ) Câu 3: (1đ) Địa hình nước ta được hình thành trong giai đoạn cổ kiến tạo và tân kiến tạo (0,25đ) -Địa hình luôn luôn biến đổi do những nhân tố: +Khí hậu, Nhiệt độ, gió, mưa do đó đất đá bị phong hoá mạnh mẽ (0,25đ) +Tác động của dòng chảy dẫn đến các khối núi bị cắt xẽ, xâm thực, mài mòn. (0,25đ) +Tác động của con ngừơi: Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện , các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông , kênh rạch, hồ chứa nứơc (0,25đ) Câu 4: Vẽ biểu đồ hình cột: Vẽ đúng chính xác rõ ràng (1đ) Nhận xét: -Diện tích đất được Rừng che phủ của nứơc ta giảm rất nhanh . từ 1943-1978. Riêng 1995 diện tích này được tăng lên hơn những năm trước ( 85-87) song vẫn còn thấp hơn trước (0,75đ). c) Giải thích: Diện tích Rừng giảm nhanh là do khai thác bừa bãi, nạn cháy Rừng, đốt phá Rừng làm nương rẫy và do chiến tranh tàn phá. Từ 1995 tỉ lệ Rừng che phủ được tăng lên là do chúng ta đã cố gắng trong việc bảo vệ, trồng Rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc .(0,75đ)

File đính kèm:

  • docDÒ thi häc sinh giái dia ly 8.doc