Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn hóa

Câu 1: ( 6 điểm)

1- a. Để đốt cháy 0,1 mol rượu CnH2n+ 1OH cần 10,08 lít oxi ( ĐKTC). Vậy n có giá trị bằng :

A. 2; B. 3 ; C.4 ; D.5; E.6

b- Thành phần % của hiđro trong rượu CnH2n+1OH là 13,51%. Vậy n có giá trị bằng:

A. 2; B. 3 ; C.4 ; D.5; E.6

 

doc11 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi HSG cấp trường. Câu 1: ( 6 điểm) 1- a. Để đốt cháy 0,1 mol rượu CnH2n+ 1OH cần 10,08 lít oxi ( ĐKTC). Vậy n có giá trị bằng : A. 2; B. 3 ; C.4 ; D.5; E.6 b- Thành phần % của hiđro trong rượu CnH2n+1OH là 13,51%. Vậy n có giá trị bằng: A. 2; B. 3 ; C.4 ; D.5; E.6 2- a. Có 5 dung dịch : H2SO4 , Na2SO4, BaCl2 , Na2CO3 và Mg(NO3)2 . Cho các dung dịch tác dụng với nhau từng đôi một. Số kết tủa tạo thành là: A. 2; B. 3 ; C.4 ; D.5; E.6 b. Chỉ có các chất cho dưới đây : Cu, MnO2 , HCl, NaNO3 , ( NH4)2CO3,NaOH có thể điều chế được bao nhiêu khí ?Số khí điều chế được là : A. 2; B. 3 ; C.4 ; D.5; E.6 3- a. Để dốt cháy hoàn toàn 1g đơn chất A cần 0,7 lit oxi ( ĐKTC). Vậy chất A là: A- Cacbon; B- Lưu huỳnh C- Sắt D-Photpho E- Hiđrô b. Để trung hoà 200g dung dịch 3% của chất X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 0,5M . Vậy chất X là: A- H2SO4 , B- HCl, C- CH3COOH D- HNO3 E- H3PO4 Câu 2: (2 điểm) Ba nguyên tố hoá học được ký hiệu bằng các chữ cái :A,B,C. Hãy chọn lựa ra một dãy phản ứng hoá học mà ứng với dãy được đưa ra dưới đây và mã hoá các ký hiệu A,B,C. 1. A2 +B2 2AB 2. 2AB +B2 2AB2 3. 3AB2+BC2 2AB3C + AB to 4. 4AB3C 4AB2 +B2 + 2BC2 Câu 3: (4 điểm) Cho amol bột sắt vào dung dịch chứa bmol AgNO3 , khuấy đều hỗn hợp tới các phản ứng sảy ra hoàn toàn thì được dung dịch X và chất rắn Y. Hỏi trong X , Y có những chất gì? Bao nhiêu mol theo a,b ? Câu 4: ( 4 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 12g một SunFua kim loại M hoá trị II thu được chất rắn A và khí B . Hoà tan hết A bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối nồng độ 33,33% , làm lạnh dung dịch này tới nhiệt độ thấp thấy tách ra 15,625 g tinh thể T , phần dung dịch bảo hoà lúc đó có nồng độ 22,54%. 1. Hỏi M là kim loại gì ? 2. Xác định công thức của tinh thể T Câu 5: ( 4điểm) Hỗn hợp khí B chứa mê tan và axetilen . 1. Cho biết 44,8 lít hỗn hợp B nặng 47g.Tính % thể tích mỗi khí trong B. 2. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hồn hợp B và cho tất cả sản phẩm hấp thụ vào 200ml dung dịch NaOH 20% ( D = 1,2 g/ml ). Tính nồng độ % của mỗi chất tan trong dung dịch NaOH sau khi hấp thụ sản phẩm cháy . 3. Trộn V lít hỗn hợp B với V' Hiđrôcacbon X ( chất khí ) ta thu được hỗn hợp khí D nặng 271g , trộn V' lít hỗn hợp khí B với Vlít Hiđrocácbon X ta thu được hỗn hợp khí E nặng 206g . Biết V' - V = 44,8 lít. Hãy xác định công thức phân tử của Hiđrocácbon X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn . Hướng dẫn chấm đề 2 Câu 1: ( 6 điểm) Mỗi ý đúng cho 1 điểm. 1- a. ý đúng là B (1 điểm) b. ý đúng là C (1 điểm) 2- a. ý đúng là C (1 điểm) b. ý đúng là C (1 điểm) 3- a. ý đúng là B (1 điểm) b. ý đúng là C (1 điểm) Câu 2: ( 2điểm) - Ta thấy A, B có công thức phân tử gồm 2 nguyên tử, => A,B đều là phi kim (0,25 điểm ) - Từ công thức của hợp chất AB => A,B có hoá trị bằng nhau trong hợp chất AB (0,25 điểm ) - Mặt khác : A lại tạo được hợp chất với B là AB2 , => A là nguyên tố có nhiều hoá trị (0,25 điểm ) Vậy A có thể là : N2 ; B là O2 , C là H2 (0,25 điểm ) - Các phương trình hoá học : ( Mỗi phương trình đúng cho 0,25 điểm ) 1. N2 + O2 2NO 2. 2 NO +O2 2NO2 3. 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO t0 4. 4HNO3 4NO2+ O2 + 2H2O Câu 3: ( 4điểm) 1. Khi cho Fe vào dung dịch AgNO3, trước hết sảy ra phản ứng ( 1 ) 2AgNO3+ Fe Fe(NO3)2 + 2Ag (1) (0,25điểm) Và nếu dư AgNO3 thì phản ứng ( 2 ): Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag (2) (0,25điểm) Trường hợp 1 : nếu b = 2a thì vừa đủ phản ứng 1, tức trong dung dịch X có amol Fe(NO3)2 và chất rắn Y có bmol Ag . (0,5điểm) Trường hợp 2: Nếu b < 2a tức dư Fe, lúc đó trong dung dịch X có b/2 mol Fe(NO3)2 và chất rắn có bmol Ag ,a - b /2 mol Fe . (1điểm) Trường hợp 3: Nếu b >2a tức dư AgNO3 , lúc đó sảy ra tiếp phản ứng (2). Ta lại có 3 trường hợp sảy ra : (0,5điểm) Trường hợp 3a : Lượng AgNO3 dư đúng bằng lượng Fe(NO3)2 tức b - 2a = a hay b = 3 a lúc đó trong dung dịch X có amol Fe(NO3)3 và 3amol Ag . (0,5điểm) Trường 3b: Khi b - 2a <a tức dư Fe(NO3)2 lúc đó trong dung dịch X có ( b - 2a) mol Fe(NO3)3 và (3a - b) mol Fe(NO3)2 (0,5điểm) Trường hợp 3c: Khi b - 2a > a tức dư AgNO3, lúc đó dung dịch X có a mol Fe(NO3)3 và ( b - 3a)mol AgNO3 (0,5điểm) Câu 4 (4 điểm ). 1- Phản ứng đốt cháy sunpua và hoà tan chất rắn A : 2MS + 3O2 2MO + 2SO2 (1) (0,25điểm) MO + H2SO4 MSO4 + H2O (2) (0,25điểm) Theo phản ứng (2), để hoà tan 1 mol tức (M+16)g MO cần 1mol H2SO4 tức 98g, hay 98x100 = 400g dung dịch H2SO4 và tạo được (M + 96) g muối. (0,5điểm) 24,5 Theo biểu thức nồng độ % ta có:(M+96):(M+16+400)=33,33% = 1/3=>M=64 đó là Cu. (0,5điểm) 2. Ta viết lại phản ứng (1) (2) : 2CuS + 3O2 2CuO + 2SO2 (1' ) (0,25điểm) CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O (2' ) Theo 1,2 ta có : Số mol CuS = số mol CuSO4 = 12:96 = 0,125mol (0,5điểm) Gọi x là số mol CuSO4 còn lại trong dung dịch bảo hoà, ta có : (0,5điểm) x.160/ mD = 22,54/100 Trong đó mD là khối lượng dung dịch bảo hoà được tính như sau: Khối lượng CuO = 0,125 x 80 =10g Khối lượng dung dịch H2SO4= 400x10/80 = 50g (0,75điểm) => mĐ =10 +50 - 15,625 = 44,375g Vậy : x = 22,54 x 44,375/160 x 100 = 0,0625mol Gọi công thức của tinh thể là CuSO4. aH2O Vì số mol CuSO4 kết tinh là : 0,125 - 0,0625 = 0,0625mol, (0,5điểm) nên ta có :15,625/ (160 + 18a) = 0,0625 => a = 5 Công thức của tinh thể T là : CuSO4. 5H2O Câu 5 ( 4 điểm ) 1 - Gọi n là số mol C2H2 trong 1 mol hỗn hợp B ta có phương trình về khối _ lượng mol : MB = 26n +16 (1 - n) = 47/2 = 23,5 => n = 0,75 tức axcetilen = 75%, mê tan = 25% (1điểm) 2. Các phương trình : 2C2H2 + 5O2 4CO2+2H2O (1) (0,25điểm) CH4+ 2O2 CO2+2H2O (2) Tính nB = 0,4 mol , trong đó có 0,3mol C2H2 và 0,1mol CH4 (0,125điểm) Theo các phản ứng : 1;2: Tổng mol CO2 = 0,3 x 2 + 0,1 x 1 = 0,7 mol Tổng mol H2O = 0,3 x 1 + 0,1 x 2 = 0,5 mol (0, 5 điểm) Số mol NaOH = 200x 1 ,2 x 20 /100x40 = 1,2mol Vì: số mol CO2< số mol NaOH < 2 x số mol CO2 . Do đó tạo thành 2 muối : CO2+ 2NaOH Na2CO3 + H2O (3) (0,25 điểm) CO2 +NaOH NaHCO3 (4) Gọi a, b lần lượt là số mol Na2CO3 và NaHCO3 Ta có : a + b = 0,7 => a = 0,5mol Na2CO3 (0,25 điểm) 2a +b = 1,2 b = 0,2mol NaHCO3 Khối lượng dung dịch NaOH sau khi hấp thụ CO2 vàH2O là: 200x 1,2+ 0,7 x 44 + 0,5 x 18 = 279,8 g Vậy % N2CO3 =106 x 0,5 x 100/279,8 = 18,94% (0, 5 điểm) % NaHCO3 = 84 x 0,2 x 100/279,8 = 6% 3- Ta có các phương trình về hỗn hợp D và E : V . 23,5 + V' .M = 271 (a) 22,4 22,4 V' . 23,5 + V .M = 206 (b) (0, 5 điểm) 22,4 22,4 Mặt khác: V' - V = 44,8 lít (c) Trong đó : M là khối lượng phân tử của HiđrocacbonX . Từ ( a ) , ( b) và (c) giải ra ta được M = 56 (0,25 điểm) Gọi công thức X là CXHY ta có : 12 x + y = 56 Suy ra công thức của X là C4H8 (0,25 điểm) Sở GD & ĐT Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Phòng GD Thiệu Hoá Môn: Hoá học lớp 9. Bảng A. Đề số 4. (Thời gian làm bài: 150 phút). Câu1: (6 điểm) a) Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuSO4 ,AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi có khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Trong chất rắn X gồm: A. FeO, CuO, Al2O3. C. Fe3O4 , CuO, BaSO4 . B. Fe2O3 , CuO, BaSO4 . D. Fe2O3 ,CuO . Hãy chọn đáp án đúng. b) Trong quạng boxit có 50% nhôm oxit. Kim loại Al luyện được từ oxit đó còn chứa 1,5% tạp chất. Lượng Al nguyên chất được sản xuất từ 0,5 tấn quạng boxit là: A. 120,3kg B. 130,3kg C. 195,45kg D. kết quả khác. Hãy chọn đáp số đúng và giải thích? c) Đốt cháy hoàn toàn 60g rượu etylic chưa rõ độ rượu cho toàn bộ sản phẩm sinh ra vào nước vôi trong có dư thu được 167g kết tủa, biết DC2H5OH = 0,8g/ml. Vậy độ rượu là bao nhiêu: A. 900 B. 850 C. 800 D.950. Hãy giải thích sự lựa chon. Câu2: (3 điểm) Để m gam Al kim loại trong không khí một thời gian thu được chất rắn M có khối lượng 2,802g. Hoà tan chất rắn M bằng dung dịch HCl dưthấy thoát ra 3,36lít H2. 1) Tính % khối lượng của Al và Al2O3 trong M. 2) Tính %Al bị oxi hoá thành Al2O3. 3) Nếu hoà tan hoàn toàn chất rắn M bằng axít Nitric đặc nóng thì có bao nhiêu lít khí màu nâu duy nhất thoát ra. Cho các thể tích khí đo ở đktc. Câu 3: (5 điểm) Để hoà tan 11,2g hợp kim Cu - Ag tiêu tốn 19,6g dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được khí A và 5 lít dung dịch B. Cho A tác dụng với nước Clo dư, dung dịch thu được lại cho tác dụng với BaCl2 dư, thu được 18,64g kết tủa. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim. b) Tính C% của dung dịch H2SO4 ban đầu. c) Nếu cho 280ml dung dịch NaOH 0,5M vừa đủ để hấp thụ hoàn toàn khí A ở trên thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu? Câu 4: (4 điểm) Nung hỗn hợp Y gồm FeS2 và FeCO3 trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm gồm một oxit sắt duy nhất và hỗn hợp hai khí A và B. 1) Viết các phương trình hoá học xảy ra. 2)Nếu cho từng khí A và B lội từ từ qua dung dịch Ca(OH)2 tới dư khí thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích bằng các phương trình hoá học. 3) Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các khí A, B trong hỗn hợp của chúng. 4) Cho biết 1lít hỗn hợp khí A, B (đktc) nặng 2,1875g.Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp Y. Câu 5: (2 điểm) Khi cho lên men m gam glucozo, thu được V lít khí cacbonic, hiệu suất phản ứng là 80%. Để hấp thụ V lít khí cacbonic cần dùng tối thiểu là 64ml dung dịch NaOH 20% (D = 1,25g/ml). Muối thu được tạo thành theo tỉ lệ 1:1.Xác định m vàV ?(thể tích khí đo ở đktc). Đề số: 4 Hướng dẫn chấm và biểu điểm Môn : Hoá học.Lớp 9 Đề thi học sinh giỏi Bảng A Câu 1: (6 điểm) a)Đáp án đúng B (2 điểm) b) Đáp án đúng B Vì: Luợng Al2O3 có trong quặng 0,5 tấn là: 0,5 .50:100 = 0,25 tấn = 250 kg. PTHH: 2Al2O3 đpnc 4Al + 3 O2 2 .102 kg 4 .27 kg 250 kg x kg Lượng Al thu được theo lí thuyết là: ( 250 .4 .27) :(2 .102) =132,3 kg Lượng Al thực tế thu được là: 132,3 .(100 - 1,5) :100 =130,3 kg (2đ) c) C đúng, Vì: nCaCO3 = 167 :100 = 1,67 mol PTHH: C2H5OH + 3 O2 -> 2CO2 + 3 H2O x mol 2x mol CO2 + Ca(OH)2dư -> CaCO3 + H2O 2 x mol 1,67 mol Rút ra x = 0,835 mol -> mC2H5OH = 0,835 . 46 = 38,4 g VC2H5OH = 38,4:0,8 = 48 ml Độ rượu bằng = 48 :60 .100 =800 (2đ) Câu 2: (3đ) Các PTHH biểu diễn phản ứng: 4Al + 3 O2 -> 2Al2O3 (1) ( 0,25đ) 2Al + 6 HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (2) ( 0,25đ) Al2O3 + 6 HCl -> 2 AlCl3 + 3 H2O (3) ( 0,25) Theo PTHH (2) số mol Al còn lại bằng: (2: 3) .nH2 = (2 : 3) .( 3,36 :22,4) = 0,1 mol Tức 0,1 . 27 = 2,7 g ( 0,25đ) Suy ra khối lượmg Al2O3 = 2,802 - 2,7 = 0,102 g ( 0,25đ) Theo các PTHH ở (1) nAl bị oxi hoá = 2 n Al2O3 = 2 . (0,102 : 102) = 0,02 mol ( 0,25đ) Vậy % của Al bị oxi hoá là: % Al = (0,002: (0,1 +0,002 )) .100 = 1,96 % (0,25đ) Các PTHH hoà tan M bằng HNO3 đăc nóng: Al2O3 +6 HNO3 -> 2 Al(NO3)3 + 3 H2O (4) (0,25đ) Al + 6 HNO3 -> Al(NO3)3 + 3 NO2 +3 H2O (5) (0,5 đ) Theo PTHH (5) nNO2 = 3 nAl = 3 . 0,1 = 0,3 mol ( 0,25đ) Vậy thể tích NO2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lít ( 0,25đ) Câu 3: (5 đ) Cu và Ag tan trong H2SO4 đặc nóng cho ra khí A là SO2. Gọi: x = nAg ; y = n Cu. ( 0,25đ) PTHH: 2 Ag + 2 H2SO4 -> Ag2SO4 + SO2 + H2O (0,25đ) x x 0,5x 0,5x Cu + 2 H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + 2 H2O y 2y y ( 0,25đ) nSO2 = 0,5x + y SO2 bị Cl2 oxi hoá cho ra H2SO4: SO2 + Cl2 + 2 H2O -> H2SO4 +2 HCl 0,5x + y 0,5x +y ( 0,25đ) Sau đó: H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4(r) + 2 HCl 0,5 x +y 0,5 x + y nBaSO4 = 0,5x +y = 18,64:233 = 0,08 (1) (0,25đ) mhợp kim = mAg + mCu = 11,2 108x + 64 y =11,2 => 27 x + 16 y = 2,8 (2) ( 0,25đ) Từ (1) và (2) => x = 0,08 mol Ag và y = 0,04 mol Cu (0,25đ) mAg = 0,08 .108 = 8,64 g => % Ag = (8,64 : 11,2 ) . 100% = 77,14% và % Cu = 100 - 77,4 = 22,86 % (0,5đ) b) nH2SO4 = x + 2y = 0,16 mol C%H2SO4 = (0,16 .98) :19,6) . 100% = 80% (nồng độ ban đầu). c) 280 ml dung dịch NaOH chứa: 0,5 . 0,28 = 0,14 mol NaOH và nSO2 = 0,5x + y = 0,08 mol (0,25đ) Do: 1 < nNaOH : nSO2 = 0,14 : 0,08 =1,45 < 2 ( 0,25đ) Nên phản ứng giữa SO2 và NaOH cho ra hai muối Gọi : a = nNaHSO3 , b = nNa2SO3 SO2 + NaOH -> NaHSO3 ( 0,25đ) a a a SO2 + 2 NaOH -> Na2SO3 + H2O ( 0,25đ) b b b Từ hai PTHH trên ta có: nNaOH = a + 2b = 0,14 (*) nSO2 = a + b = 0,08 (**) Từ (*) va (**) suy ra a = 0,02 mol NaHSO3 ; b = 0,06 mol Na2SO3 (0,25đ) mNaHSO3 = 0,02 . 104 = 2,08 g mNa2SO3 =0,06 .126 = 7,56 g ( 0,25đ) m2 muối = 2,08 + 7,56 = 9,64 g ( 0,25đ) Câu 4: (4đ) Các PTHH: 4 FeS2 + 11 O2 t0 2 Fe2O3 + 8 SO2 (1) ( 0,25đ) 4 FeCO3 + O2 t0 2 Fe2O3 + 4 CO2 (2) (0,25đ) Nếu cho từng khí A ,B lội qua nước vôi trong đầu tiên ta thấy vẩn đục, sau đó dung dịch lại trong suốt do các phản ứng xảy ra: * CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O ( 0,25đ) CO2 dư + H2O + CaCO3 -> Ca(HCO3)2 ( 0,25đ) * SO2 + Ca(OH)2 -> CaSO3 + H2O ( 0,25đ) SO2 dư + H2O + CaSO3 -> Ca(HSO3)2 ( 0,25đ) Cho hỗn hợp khí lần lượt đi qua bình 1 đựng nước Brom dư và bình 2 đựng nước vôi trong dư thấy màu nâu của dung dịch nước Brom nhạt dần do phản ứng: SO2 + 2H2O + Br2 -> 2 HBr + H2SO4 ( 0,25đ) Và bình 2 xuất hiện kết tủa: CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O ( 0,25đ) Khối lượng của 1 mol hỗn hợp A, B = 2,1875 .22,4 = 49 g ( 0,25đ) Gọi x = nso2 , 1- x = nCO2 trong một mol hỗn hợp ( 0,25đ) Ta có: 64 x + 44 (1- x) = 49 => x = 0,25 mol 1 - x = 0,75 mol ( 0,25đ) Tức tỉ lệ số mol nSO2 : nCO2 = 1:3 ( 0,25đ) Từ đó theo các phương trình (1) và (2) suy ra tỉ lệ số mol nFeS2 : nFeCO3 = 1: 6 ( 0,5đ) Vậy % khối lượng của : % FeS2 =((1 .120 ): (1 .120 +3 .116)). 100% = 25,64 % ( 0,25đ) % FeCO3 = 100 - 25,64 = 74,36 % ( 0,25đ) Câu 5: (2đ) Khối lượng dung dịch NaOH : mdd NaOH = 64 .1,25 =80 g ( 0,25đ) Khối lượng NaOH trong dung dịch : mNaOH = 80 .20 :100 = 16 g ( 0,25đ) => Số mol NaOH: n = 16 : 40 = 0,4 mol PTHH: NaOH + CO2 -> NaHCO3 ( 0,25đ) 1mol 1mol 0,4 mol x => x= 0,4 mol ( 0,25đ) Suy ra thể tích CO2 thu được là: 0,4 .22,4 = 8,96 lít ( 0,25đ) PTHH lên men của Glucozo: C6H12O6 men 2 C2H5OH + 2CO2 ( 0,25đ) 1 mol 2 mol ymol 0,4 mol => y = 0,2 mol Khối lượng C6H12O6 thực tế phải dùng: 36 .100 : 80 = 45 g ( 0,25đ) Vậy khối lượng Glucozo phải dùng là : 45 g , thể tích CO2 thu được 8,96 lít . ( 0,25đ).

File đính kèm:

  • docDe thi HSG cap Tinh lop 9 mon Hoa hoc.doc
Giáo án liên quan