Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học: 2007 – 2008 môn thi: Ngữ văn lớp 7

Đề bài

Phần I : Trắc nghiệm

I.Cho bài thơ sau :

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta .

 Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng trước câu mà em cho là đúng.( Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm – riệng câu 7 cho 0,5 điểm )

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học: 2007 – 2008 môn thi: Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đề thi học sinh giỏi cấp trường Đông Minh Năm học : 2007 – 2008 Môn thi : Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ============================== Đề bài Phần I : Trắc nghiệm I.Cho bài thơ sau : Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta . Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng trước câu mà em cho là đúng.( Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm – riệng câu 7 cho 0,5 điểm ) Câu 1 : Tác giả bài thơ trên là ai? Hồ Xuân Hương B. Huyện Thanh Quan C. Nguyễn Khuyến Câu 2 : Đây là bài thơ Đường luật làm theo thể thơ gì? Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt. C Ngũ ngôn Câu 3 :Bố cục của bài thơ gồm mấy phần ? 1 phần B .2 phần C. 3 phần D. 4 phần Câu 4: Hãy ghi các từ đồng âm vào các ô trống dưới đây : Câu 5 : Hãy ghi các từ láy vào các ô sau đây : Câu 6: Bài thơ trên đã sử dụng mấy từ Hán Việt ? 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ II. Cho các ngữ liệu sau : A. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ( Ca dao ) B. Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù . ( Tre Việt nam – Nguyễn Duy ) C. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. ( Khúc hát ru...Nguyễn Khoa Điềm ) Câu 7 : Các ngữ liệu trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Ghi lại các biện pháp tu từ nổi bật trong các ngữ liệu trên vào ô trống dưới đây : Câu A Câu B Câu C Phần II : Tự luận( 7 điểm ) Câu 1 : (2 điểm ) Chọn một trong 3 ngữ liệu ở câu 7 để phân tích làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ đã nêu. Câu 2 : ( 5 điểm ) Nhận định về tác phẩm “ Sống chết mặc bay”của Phạm Duy Tốn, sách giáo khoan ngữ văn 7 tập 2 đã nêu rõ: “...Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú”và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân ta do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Bằng những hiểu biết về tác phẩm, em hãy chứng minh làm sáng tỏ nhận định trên . *Lưu ý : Bài văn trình bày khoa học, chữ viết đẹp được cộng thêm 01 điểm ------------------------------------Hết -------------------------------------- Trường THCS Đề thi học sinh giỏi cấp trường Đông Minh Năm học : 2007 – 2008 Môn thi : Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ============================== Đề bài Phần I : Trắc nghiệm( 2 điểm ) I.Cho đoạn văn sau : “... Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một anh chàng dế thanh niên rất cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã...” Đọc đoạn văn và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng trước câu em cho là đúng .( Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm ) Câu 1 : Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Em bé thông minh B. Dế mèn phiêu lưu kí C. Bức tranh của em gái tôi Câu 2 : Đoạn văn được kể theo ngôi nào? Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba Câu 3 : Đoạn văn được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Tự sự xen biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự xen miêu tả D. Biểu cảm Câu 4 Nhân vật xưng “ tôi”trong trong đoạn văn trên là ai? A. Dế mèn B. Tô hoài Câu 5: Trong các từ sau từ nào không phải là tính từ? A. Cường tráng B. Mẫm bóng C. Phanh phách D. Nhọn hoắt Câu 6: Câu “ Những chiếc vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”có mấy cụm danh từ? Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm Câu 7: Đoạn văn trên có 4 từ láy đúng hay sai? Đúng B. Sai Câu 8: Hai câu thơ sau đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày ( Đỗ Trung Quân ) Nhân hoá B. So sánh C. ẩn dụ D.Hoán dụ Phần II : Tự luận( 7 điểm ) Câu 1 : (2 điểm ) Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh bình minh vào buối sáng đẹp trời, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá. Câu 2 : ( 5 điểm ) Vào một đêm em nằm mơ được lạc vào cung điện của vua Thuỷ Tề ( trong truyện Thạch Sanh)- Văn 6 tập I.Hãy tưởng tượng và kể lại giấc mơ tuyệt đẹp ấy bằng một bài văn tự sự. * Lưu ý : Bài văn trình bày khoa học, chữ viết đẹp được cộng thêm 01 điểm -----------------------------Hết ---------------------------------- Trường THCS Đề thi học sinh giỏi cấp trường Đông Minh Năm học : 2007 – 2008 Môn thi : Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ============================== Đề bài Phần I : Trắc nghiệm( 2 điểm ) I.Cho đoạn văn sau : “... Tiếng chó sủa vang các xóm. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ ? - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đây, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì. - Thế thì phải dục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy! Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn...” Đọc kĩ đoạn văn và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.( Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm ) Câu 1 : Tác giả đoạn văn trên là ai ? Nam cao B. Ngô Tất Tố C.Nguyên Hồng D. Ohen Ri Câu 2 : Đoạn văn đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? A.Miêu tả và biểu cảm B. Tự sự và miêu tả Tự sự và biểu cảm D. Nghị luận và biểu cảm Câu 3: Xác định vai xã hội của bà lão trong đoạn văn trên. Trên hàng B. Ngang hàng C. Dưới hàng Câu 4 :: Câu “ Thế thì phải dục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta lại sắp sửa kéo vào rồi đấy !”xét theo mục đích nói là kiểu câu gì ? A.Trần thuật B.Cầu khiến C. Nghi vấn D. Cảm thán Câu 5 :Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ? Câu 6 : Câu “ Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì”. thể hiện hành động nói nào ? Hành động hỏi B. Hành động điều khiển C. Hành động trình bày D. Hành động bộc lộ cảm xúc. Câu 7 : Đoạn văn trên có mấy câu nghép? Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu Câu 8 : Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng. A.Lão Hạc B. Muốn làm thằng cuội C. Ôn dịch thuốc lá D. Chiếc lá cuối cùng Phần II : Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau : “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang, Cánh buồm dương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...” Câu 2 : ( 5 điểm ) Câu nói của Maxim Goocki : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì ? Tìm dẫn chứng để chứng minh . * Lưu ý : Bài văn trình bày khoa học, chữ viết đẹp được cộng thêm 01 điểm ----------------------------------Hết --------------------------------

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi van 0708.doc
Giáo án liên quan