Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2013-2014 môn: Ngữ văn Lớp 9

Câu 1:(4 điểm)Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã dùng trong hai câu thơ sau?

Ơi! Gió Lào ơi! Người đừng thổi nữa.

Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ.

 (Chế Lan Viên)

Câu 2:(6 điểm) Viết một đoạn văn (15 -> 20 dòng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu.

 "Đêm nay rừng hoang sương muối

 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

 Đầu súng trăng treo."

 

doc2 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2013-2014 môn: Ngữ văn Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013-2014 Môn :Ngữ văn lớp 9-Thời gian 120 phút A. Đề bài Câu 1:(4 điểm)Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã dùng trong hai câu thơ sau? Ơi! Gió Lào ơi! Người đừng thổi nữa. Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ. (Chế Lan Viên) Câu 2:(6 điểm) Viết một đoạn văn (15 -> 20 dòng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu. "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo." Đề 3:(10 điểm ) Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyến Du đã xót xa: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm rõ điều đó. B .Đáp án Câu 1 :(4 điểm) - Nhân hoá tu từ ở cả hai câu thơ. - Điệp từ: Ơi, những, đói. - Ẩn dụ tu từ: Đói mùa, đói cỏ. - Đối ngữ tương hỗ: Những ruộng đói mùa >< những đồng đói cỏ. - Đổi trật tự cú pháp ở cả hai câu thơ. - Liệt kê: Gió, ruộng, đồng, mùa, cỏ. * Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật trên đã giúp nhà thơ bày tỏ nỗi xúc động nghẹn ngào của mình trước hình ảnh làng quê bị đói khổ vì thời tiết khắc nghiệt. Câu 2 (6 điểm) a. Mở đoạn(1 điểm)Giói thiệu được xuất xứ,đại ý của ba câu thơ b.Thân đoạn (4 điểm) - Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc. - Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu. C .Kết đoạn (1điểm)khẳng định giá trị của 3 câu thơ Câu 3(10 điểm) Dàn ý chi tiết * Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. * Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta cần làm rõ những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu. - Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quền đầy bất công đối với người phụ nữ. + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ màng trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng. + Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trường Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ di, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình. + Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can. - Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc + Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều. “ Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền” + Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá + Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.

File đính kèm:

  • docĐề thi học sinh giỏi văn 9 năm học 2013-2014.doc