Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 2: Kiều ở lầu ngưng bích

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Giúp học sinh hiểu được : qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận

 được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

 2. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua

 ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 3. Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội

 tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 - Dự kiến các khả năng tích hợp: Tích hợp với văn ở văn bản “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, với Tập

 Làm Văn qua bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”.

 2. Học sinh:

 - Đọc trước nội dung bài học.

 - Thực hiện theo yêu cầu có trong mỗi bài học.

 - Tập giải quyết các bài tập có trong sgk.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 2: Kiều ở lầu ngưng bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8: Tuần 8, Tiết 36+37 NS : 25/10/2007 ND : 27/10/2007 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Giúp học sinh hiểu được : qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 2. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 3. Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - Dự kiến các khả năng tích hợp: Tích hợp với văn ở văn bản “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, với Tập Làm Văn qua bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”. 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài học. - Thực hiện theo yêu cầu có trong mỗi bài học. - Tập giải quyết các bài tập có trong sgk. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài. g Đọc thuộc lòng đầy đủ, trôi chảy nội dung đoạn trích. Nêu được nội dung cơ bản như trong sách giáo khoa phần ghi nhớ. 3. Bài mới: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Tìm hiểu xuất xứ đoạn trích. (1’) ? Chú thích trong sgk cho em hiểu gì về văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? g - Trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. - Vị trí : Nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc”. - Nội dung : Diễn tả tâm tư Kiều trong những ngày bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Hướng dẫn học sinh đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục. (5’) * GV hướng dẫn cách đọc : Yêu cầu giọng chậm rãi, buồn, nhấn mạnh các từ “bẽ bàng”, “buồn trông”. GV đọc qua, gọi HS đọc lại. Nhận xét cách đọc. ? HS tự đọc thầm các từ khó. ? Bố cục văn bản gồm mấy phần? g 3 phần : - Sáu câu đầu : Khung cảnh lầu Ngưng Bích. - Tám câu tiếp : Kiều nhớ chàng Kim, nhớ cha mẹ. - Tám câu cuối : Tâm trạng của Kiều. ? Theo em, vì sao có thể tách đoạn như thế? g Vì mỗi đoạn diễn tả tương đối trọn vẹn một nội dung. ? Trong văn bản này, nhân vật Thuý Kiều được miêu tả ở phương diện nào? g Nội tâm. ? Em nhận thấy phương thức biểu đạt nào nổi bật trong văn bản này? g Biểu cảm. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. (20’) * Cho HS chú ý vào 6 câu thơ đầu tiên. ? Khung cảnh ở lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả qua nhưng câu thơ nào? g HS trả lời theo sgk. ? Em hiểu “khoá xuân” nghĩa là gì? g Khoá kín tuổi xuân. ? Từ chú thích (1) và (2), (3) trong sgk, em hãy giải thích nghĩa của bốn dòng thơ đầu văn bản? g Kiều bị giam ở lầu Ngưng Bích. Trên lầu cao, Kiều thấy dãy núi xa và mảnh trăng như cùng một vòm trời, phía xa là cồn cát vàng và nẻo đường bốc bụi mờ. ? Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ những lời thơ trên? g Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người. ? Cảnh tượng này được cảm nhận trong con mắt Thuý Kiều. Từ đó, em hiểu gì về thân phận của Kiều lúc này? g Nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo và hoang vắng. ? Trong cảnh ấy, cuộc sống của Kiều diễn ra như thế nào? g Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. ? Em hiểu nghĩa của câu thơ này như thế nào? g Sáng làm bạn với mây. Khuya làm bạn với ngọn đèn. Tâm tư buồn bã. ? Điều này cho thấy Kiều đang phải chịu đựng một cuộc sống như thế nào? g Quẩn quanh, lạc lõng, buồn bã, bơ vơ. ? Từ sáu dòng thơ trên, em có nhận xét gì về : - Khung cảnh nơi giam giữ nàng Kiều? - Thân phận nàng Kiều? g Thiên nhiên hoang lạnh, xa lạ; Con người cô độc, bé nhỏ. ? Nêu cảm xúc của em trước thân phận này? g HS tự bộc lộ cảm xúc riêng. HẾT TIẾT 1 * Hướng HS chú ý vào 8 câu tiếp theo. ? Tám dòng thơ tiếp theo là tiếng lòng Thuý Kiều hướng về kỉ niệm và người thân. Những dòng nào hướng về kỉ niệm tình yêu, những lời nào hướng về cha mẹ? g 4 câu thơ đầu (phần 2) nói về tình yêu; 4 câu thơ còn lại hướng về cha mẹ. ? Chú thích (5), (6) và (7) trong sgk, hãy diễn giải nghĩa của những lời tả Kiều dành cho kỉ niệm tình yêu của nàng? g Nhớ tới chén rượu thề nguyền, Kiều cảm thương cho chàng Kim (không biết Kiều đã bán mình đi xa), vẫn uổng công chờ đợi. Kiều tự thấy phận mình giờ trôi nổi nhưng tình yêu với Kim Trọng vẫn nguyên vẹn. ? Như vậy, có mấy đối tượng được nhắc tới trong tình yêu của Kiều? g Hai đối tượng : - Kim Trọng – người yêu Kiều. -Chính nàng Kiều, người yêu Kim Trọng. ? Em hiểu như thế nào về từ “tưởng” trong câu thơ : “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”? g Tưởng là tưởng tượng do nhớ tới, là tơ tưởng. Lúc này, Kiều nhớ tới Kim Trọng, tưởng tượng ra chàng đã cùng mình chén rượu nguyện ước hôm nào, giờ vẫn hoài công chờ đợi. Từ “tưởng” nói đúng nỗi lòng đôi lứa yêu nhau trong xa cách. ? Vì sao khi nhớ về tình yêu, Kiều vẫn cảm nhận tấm lòng son của mình cho dù thân phận nàng lúc này đã bơ vơ? g Vì cho dù không còn đền đáp được tình yêu, Kiều vẫn nặng lòng với chàng Kim. ? Nhớ thương một tình yêu trong cảnh ngộ bản thân đang bất hạnh, người đó phải có phẩm chất tâm hồn như thế nào? g Sâu sắc, thuỷ chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi … ? Các chú thích (8), (9) và (10) giúp em hiểu nghĩa của những lời tả Kiều nhớ về cha mẹ như thế nào? g Kiều cảm thấy xót thương khi nhớ tới cha mẹ già nơi quê hương đang ngóng chờ con, không có ai chăm sóc, phụng dưỡng. ? Từ nào trong lời thơ này diễn tả đúng nhất lòng hiếu thảo của Kiều? Vì sao em cảm nhận như thế? g Từ “xót” trong câu “Xót người tựa cửa hôm mai”. Vì “xót” nghĩa là xót thương, xót xa, đau xót. Cảm xúc này thường xuất hiện trong quan hệ mẫu tử, phụ tử. ? Từ đó, em cảm nhận được điều tốt đẹp nào trong tâm hồn Thuý Kiều? g Tình cảm, ơn nghĩa sâu nặng với mẹ cha; Lòng hiếu thảo bền chặt. ? Theo em, nhân vật Thuý Kiều bộc lộ phẩm chất cao quí nào? g Nghĩa tình, thuỷ chung, vị tha. * Hướng HS chú ý vào 8 câu cuối bài. * GV chuyển ý : Tám dòng thơ cuối diễn tả tâm trạng của Thuý Kiều trước mênh mang trời biển. Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển. ? Tâm trạng của thuý Kiều lúc này như thế nào? g Buồn. ? Vậy có những cảnh nào được gợi tả ở đây? g - Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. - Hoa trôi man mác biết là về đâu. - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ? Hãy diễn giải cảnh ấy? g Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển, những cánh hoa trôi dạt trên sóng nước, bãi có đơn điệu kéo dài tới tận chân trời, sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng Bích. ? Nhận xét biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ cuối? g Dùng điệp từ, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, từ láy. ? Em hình dung đến thân phận và nỗi buồn riêng của Thuý Kiều như thế nào từ những chi tiết trên? g (HS thảo luận) - Cánh buồm mất hút dần nơi cửa bể chiều hôm cùng với cánh hoa trôi dạt trên sóng nước gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé, chìm nổi vô định của con người. Hoà trong cảnh ấy là nỗi Kiều buồn thương cho cảnh ngộ bơ vơ của mình nơi đất khách quê người. - Mặt đất chỉ một vẻ đơn điệu, bất tận, gợi liên tưởng đến cuộc sốgn nhạt nhẽo, bằng phẳng, vô vị của Kiều. Hoà trong cảnh ấy là nỗi buồn trống vắng của lòng người. - Sóng và gió biển ầm ầm khiến Kiều liên tưởng đến sóng gió bão bùng của cucộ đời đang vây quanh mình mà lo sợ cho tương lai mờ mịt của mình. ? Lời độc thoại “buồn trông” được lặp đi lặp lại có tác dụng gì? g - Diễn tả nổi buồn chồng chất kéo dài. - Gợi day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người. - Tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc. ? Từ đó, em cảm nhận được nỗi đau nào trong tâm hồn và số phận nàng Kiều? g - Một tâm hồn bị hành hạ. - Một số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ … ? Em có thể chia sẻ với Kiều nỗi buồn nào? g HS bộc lộ theo cảm nhận riêng của cá nhân. Hướng dẫn tổng kết (2’) ? Nghệ thuật nổi bật nhất trong văn bản này là gì? g Miêu tả tâm trạng nhân vật ( Tả cảnh ngụ tình). ? Từ văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em đọc được điều đáng thương nào trong cuộc đời người phụ nữ như Thuý Kiều? g - Bị giam hãm trong những âm mưu đen tối. - Tâm hồn bị dằn vặt bởi những lo lắng hãi hùng do cuộc sống xung quanh gây ra. - Không còn hi vọng nào về tuổi trẻ, hạnh phúc. ? Em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn người phụ nữ như Thúy Kiều? g - Lòng vị tha, thuỷ chung. - Khát vọng tình yêu, hạnh phúc… Hướng dẫn luyện tập (2’) ? Em nhận thấy những phẩm chất đáng quí nào trong chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du? g - Hiểu lòng người. - Đồng cảm với nỗi buồn khổ và khát vọng hạnh phúc của con người. ? Theo em, có cách nào giải thoát khỏi đau khổ cho những người phụ nữ như Thuý Kiều? g HS tự bộc lộ theo cảm nhận riêng. ? Theo em, đoạn thơ nào trong văn bản này gần với âm nhạc nhất? Vì sao? g Đoạn cuối. Vì cấu trúc “buồn trông” lặp đi lặp lại như một điệp khúc buồn. I. Giới thiệu chung : Sgk / 94. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Đọc, tìm hiểu chú thích : Sgk / 94. 2. Bố cục : 3 phần. 3. Phân tích : a. Khung cảnh lầu Ngưng Bích: ……….. khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần … Bốn bề bát ngát … Cát vàng, cồn nọ, bụi hồng … g Từ ngữ gợi tả, gợi cảm : Cảnh thiên nhiên đẹp nhưng hoang vắng, trống trải, mênh mông. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. g Con người cô độc, quẩn quanh, lạc lõng, buồn bã, bơ vơ. b. Nỗi nhớ của Kiều: Tưởng người dưới nguyệt … Tin sương … rày trông mai chờ. Bên trời … bơ vơ Tấm son … bao giờ cho phai. g Ngôn ngữ độc thoại, ít lời nhiều ý : Sâu sắc, thuỷ chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi. Xót người tựa cửa …. Quạt nồng ấp lạnh … Sân lai … nắng mưa … gốc tử đã vừa người ôm. g Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, độc thoại nội tâm : Nỗi nhớ xót xa, lo lắng không được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. c. Tâm trạng của Kiều : BUỒN TRÔNG i - Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. - Hoa trôi man mác biết là về đâu. - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. g Ẩn dụ, điệp từ, tả cảnh ngụ tình, từ láy Ê Nỗi buồn dằng dặc bao la, nhớ nhà, thương thân, cô đơn, lo lắng, sợ hãi. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : Sgk / 87. 2. Nội dung : Sgk / 87. IV. Luyện tập : 4. Hướng dẫn về nhà: - Nắm nội dung kiến thức vừa học. - Học thuộc ghi nhớ sgk/ 96, 99. - Học thuộc lòng hai đoạn trích : Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Hoàn thành bài tập phần luyện tập. - Chuẩn bị bài mới : Miêu tả trong văn bản tự sự. + Đọc lại nội dung bài học. + Thực hiện theo yêu cầu của SGK. + Giải quyết trước các bài tập phần luyện tập. _________________________ Tuần 8, Tiết 36+37 NS : 25/10/2007 ND : 27/10/2007 (Tiếp) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Giúp học sinh hiểu được : qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 2. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 3. Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - Dự kiến các khả năng tích hợp: Tích hợp với văn ở văn bản “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, với Tập Làm Văn qua bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”. 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài học. - Thực hiện theo yêu cầu có trong mỗi bài học. - Tập giải quyết các bài tập có trong sgk. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Đọc thuộc lòng những câu thơ miêu tả khung cảnh quanh lầu Ngưng Bích. Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của những câu thơ này. g * Đọc thuộc lòng đầy đủ, trôi chảy 6 câu thơ đầu. “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẻ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. * Phân tích được nội dung và nghệ thuật cơ bản sau : Từ ngữ gợi tả, gợi cảm (từ trái nghĩa, từ chỉ màu sắc) : Cảnh thiên nhiên đẹp nhưng hoang vắng, trống trải, mênh mông. Con người cô độc, quẩn quanh, lạc lõng, buồn bã, bơ vơ " Thiên nhiên hoang lạnh, xa lạ; Con người cô độc, bé nhỏ. 3. Bài mới: (2’) Ta thấy mở đầu đoạn trích là tâm trạng tù túng của Kiều khi bị mụ Tú Bà giam lỏng trong lầu Ngưng Bích. Chiếc lầu cao trơ trọi, tách biệt với thế giới bên ngoài. Nàng cảm thấy buồn chán trong khung cảnh thiên nhiên bao la vô hạn, chỉ có non xa, trăng cao làm bạn. Nhưng trăng cao, non xa lại vô tình khiến nàng cảm thấy trống trải, cô đơn. Không gian mênh mông rợn ngợp, không có một bóng nhà, bóng người để giúp Kiều bớt cảm giác cô đơn. Kiều lạc lõng, lẻ loi giữa đất trời cô quạnh. Đó cũng chính là tâm trạng của Kiều trước cuộc đời : lo sợ, chơi vơi, bất ổn. Bao trùm lên tất cả là nổi chán ngán, buồn tủi, bẽ bàng cho số phận của mình. Kiều một mình vò võ sớm tối với tâm sự ngổn ngang “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya”. Cảnh trong mắt Kiều cũng chính là tình của người trong cảnh. Trước cảnh thiên nhiên đẹp nhưng lạnh lẽo vô tình, Kiều thấy cõi lòng mình tan nát “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Hai câu thơ này còn giữa vai trò chuyển mạch từ tả cảnh sang tả tình ở đoạn tiếp theo. Và tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung còn lại của đoạn trích. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết – Tiết 2. (25’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần (b) : Tâm sự của Kiều (13’) * GV cho HS đọc lại toàn bộ văn bản : Yêu cầu HS đọc giọng chậm rãi, buồn, nhấn mạnh các từ “bẽ bàng”, “buồn trông”. HS đọc, GV nhận xét cách đọc. * Để hướng HS chú ý vào 8 câu tiếp theo, GV hỏi : ? Nội dung của 8 câu tiếp theo là gì? g 8 câu tiếp theo nói về nỗi niềm thương nhớ người thân của Thuý Kiều. (GV chốt lại và ghi đề mục lên bảng : b. Nỗi nhớ của Kiều). ? Tám dòng thơ tiếp theo là tiếng lòng Thuý Kiều hướng về kỉ niệm và người thân. Người đầu tiên Kiều nhớ đến là ai? g Là Kim Trọng. ? Những câu thơ nào cho ta biết điều đó? g Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. ? Đây là suy nghĩ, là tâm sự của ai? Và tâm sự với ai? g Tâm sự của chính Thuý Kiều. Kiều tự nói với mình. ? Trong hội thoại, mà mình tự nói với chính mình, ta gọi là gì? g Đôïc thoại nội tâm. ? Em hiểu như thế nào về từ “tưởng” trong câu thơ : “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”? g Tưởng là tưởng tượng do nhớ tới, là tơ tưởng. Lúc này, Kiều nhớ tới Kim Trọng, tưởng tượng ra chàng đã cùng mình chén rượu nguyện ước hôm nào, giờ vẫn hoài công chờ đợi. Từ “tưởng” nói đúng nỗi lòng đôi lứa yêu nhau trong xa cách. * GV chốt : Qua các đoạn trích được học, ta thấy, Nguyễn Du dùng từ rất đắt. Chỉ với từ “tưởng” và chỉ với 4 câu thơ thôi, tác giả đã nói đúng được nỗi lòng của Kiều. Đây chính là biện pháp nghệ thuật : ít lời nhiều ý. ? Từ chú thích (5), (6) và (7) trong sgk, em hãy diễn giải nghĩa của những câu thơ này? (lời tả Kiều dành cho kỉ niệm tình yêu của nàng như thế nào?) g Nhớ tới chén rượu thề nguyền, Kiều cảm thương cho chàng Kim (không biết Kiều đã bán mình đi xa), vẫn uổng công chờ đợi. Kiều tự thấy phận mình giờ trôi nổi nhưng tình yêu với Kim Trọng vẫn nguyên vẹn. * GV giảng giải : Mới ngày nào, Kiều cùng chàng Kim uống chén rượu thề dưới ánh trăng. Nay chén thề chưa ráo, trăng vẫn còn kia, mà nàng lại phụ tình. Càng đau xót hơn là Kim Trọng vẫn chưa hay tin nàng đã lìa nhà lưu lạc. Giờ đây người đó vẫn nhớ mong tin nàng “Tin sương luống những rày trông mai chờ” (luống nghĩa cổ là uổng phí). Kim Trọng ngày đêm trông chờ uổng công, còn nàng đang bơ vơ nơi chân trời góc bể. Nhưng dù ở nơi chân trời góc bể, tình nàng vẫn thắm thiết với chàng Kim “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. ? Khi nhớ về tình yêu, Kiều vẫn cảm nhận tấm lòng son của mình cho dù thân phận nàng lúc này đã bơ vơ, dù không còn đền đáp được tình yêu, Kiều vẫn nặng lòng với chàng Kim. Nhớ thương một tình yêu trong cảnh ngộ bản thân đang bất hạnh như vậy, người đó phải có phẩm chất tâm hồn như thế nào? g Sâu sắc, thuỷ chung với tình yêu, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi … ? Người tiếp theo Kiều nhớ đến là ai? g Là cha mẹ của Kiều. ? Chưa nguôi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại chồng chất thêm nỗi chớ cha mẹ. Những câu thơ nào cho ta biết điều đó? g Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ? Các chú thích (8), (9) và (10) giúp em hiểu nghĩa của những lời tả Kiều nhớ về cha mẹ như thế nào? g Kiều cảm thấy xót thương khi nhớ tới cha mẹ già nơi quê hương đang ngóng chờ con, không có ai chăm sóc, phụng dưỡng. ? Từ nào trong lời thơ này diễn tả đúng nhất lòng của Kiều đối với cha mẹ? g Từ “xót” trong câu “Xót người tựa cửa hôm mai”. Vì “xót” nghĩa là xót thương, xót xa, đau xót. Cảm xúc này thường xuất hiện trong quan hệ mẫu tử, phụ tử. ? Nhận xét biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong những câu thơ này? g - Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, lời lẽ trang trọng. - Độc thoại nội tâm, ít lời nhiều ý. - Sử dụng điển tích điển cố (Sân Lai, gốc tử …). ? Từ đó, em cảm nhận được điều tốt đẹp nào trong tâm hồn Thuý Kiều? g Tình cảm, ơn nghĩa sâu nặng với mẹ cha; Lòng hiếu thảo bền chặt. * GV chốt :Nỗi nhớ cha mẹ gây xúc động sâu xa. Thuý Kiều hình dung rằng từ lúc nàng ra đi đến nay, cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa trông tin, và không biết ai thay mình để chăm sóc, phụng dưỡng song thân khi “nắng sớm mưa chiều”, khi tuổi già sức yếu. Tác giả sử dụng những điển tích điển cố, lời lẽ trang trọng làm ta càng thấu hiểu tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Qua đó, càng thể hiện rõ phẩm chất cao đẹp của nàng : đó là cho dù thân phận đang khổ đau nhưng nàng vẫn luôn quan tâm đến nỗi đau của người khác. ? Qua đoạn thơ nói về nỗi nhớ của nàng Kiều, theo em, nhân vật Thuý Kiều bộc lộ phẩm chất cao quí nào? g Nghĩa tình, thuỷ chung, hiếu thảo. * GV chuyển ý : ? Tác giả để Thuý Kiều nhớ Kim trọng trước, nhớ cha mẹ sau, theo em có hợp lí không? Vì sao? g Để Thuý Kiều nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ không phải là trái đạo lí mà đây là sự tài tình, hiểu biết tâm lí nhân vật của Nguyễn Du. Kiều là người biết trọng hiếu hơn tình, đã hi sinh bản thân, tình yêu để cứu gia đình khỏi nạn. Giờ đây, gia đình đã yên ổn, Kiều đã cảm thấy có phần an ủi thì tâm trạng nhớ Kim trọng là phù hợp. Như nhà thơ Thế Lữ đã viết : “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”. Còn Chu Mạnh Trinh thì nhận xét “Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu”. Trong cảnh đau khổ, Kiều luôn nhớ đến Kim Trọng, dù bản thân đã mất hết những gì quý giá, mất tình yêu, trinh tiết, nhưng nhân cách Kiều vẫn vị tha, nhớ thương cha mẹ, nặng lòng hiếu đạo. Từ nỗi nhớ người thân, Kiều lại cảm thấy lo sợ cho tương lai mờ mịt của mình. Chúng ta chuyển sang tìm hiểu phần tiếp theo. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần (c) : Nỗi buồn của Thuý Kiều (12 phút) * Hướng HS chú ý vào 8 câu cuối bài. ? Tám câu thơ cuối nói lên tâm trạng gì của Thuý Kiều? g Buồn. (GV ghi đề mục lên bảng. (c) : Nỗi buồn của Kiều). ? Nỗi buồn ấy được tập trung thể hiện qua từ ngữ nào? g Buồn trông. ? Nàng trông thấy những gì và cảm nhận nó ra sao? g - Cửa bể g Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. - Nước g Hoa trôi man mác biết là về đâu. - Cỏ g Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. - Gió g Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ? Hãy diễn giải những cảnh ấy? g Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển, những cánh hoa trôi dạt trên sóng nước, bãi cỏ đơn điệu kéo dài tới tận chân trời, sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng Bích. ? Nhận xét biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ cuối? g - Dùng điệp từ, - Tả cảnh ngụ tình, - Ẩn dụ (Tả thực cảnh vật với cửa bể chiều hôm, cánh buồm, bụi cỏ, chân mây, màu xanh, tiếng sóng … nhưng lại chứa đựng nghĩa ẩn dụ, gợi mở, liên tưởng phản ánh tâm trạng Kiều) - Từ láy tượng hình, tượng thanh. ? Lời độc thoại “buồn trông” được lặp đi lặp lại có tác dụng gì? g - Diễn tả nổi buồn chồng chất kéo dài, triền miên không dứt. - Gợi day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người. - Tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc. ? Em hình dung đến thân phận và nỗi buồn riêng của Thuý Kiều như thế nào từ những chi tiết trên? g - Hình ảnh một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn da diết vì thương nhớ quê hương và gia đình, không biết đến ngày nào nàng mới được trở về sum họp. (Cánh buồm xa xa gợi sự chia li) - Hình ảnh một cánh hoa trôi lênh đênh trên ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn man mác về số phận lênh đênh của nàng. - Hình ảnh nội cỏ rầu rầu trải dài nơi chân mây mặt đất thể hiện cuộc sống phong trần của một người con gái bất hạnh. - Cuối cùng là ầm ầm tiếng sóng như bao vây, làm cho nàng lo lắng cho những tai hoạ như sắp phủ chụp xuống cuộc đời mình. Đó là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docTiet 2 bai Kieu o lau Ngung Bich.doc