Câu 1: Cho các oxit sau: K2O, SiO2, CuO, SO2, CO, CaO, P2O5, Al2O3, Fe3O4, FeO.
a) Hãy phân loại các oxit trên ?
b) Trong các oxit trên oxit nào tác dụng với nước, với dung dịch HCl, với dung dịch NaOH? Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 huyện đức cơ năm học 2009 - 2010 môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN ĐỨC CƠ NĂM HỌC 2009 - 2010
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 04 câu trong 01 trang
Câu 1: Cho các oxit sau: K2O, SiO2, CuO, SO2, CO, CaO, P2O5, Al2O3, Fe3O4, FeO.
Hãy phân loại các oxit trên ?
Trong các oxit trên oxit nào tác dụng với nước, với dung dịch HCl, với dung dịch NaOH? Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Câu 2:
Có 3 oxit màu trắng: Na2O, CaO, MgO. Chỉ dùng H2O có thể nhận biết các oxit trên hay không? Giải thích và viết phương trình phản ứng?
Có 3 chất không màu đó là: O2, H2, CO2 làm thế nào để nhận biết 3 chất trên bằng phương pháp hoá học?
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 16 gam oxit của một kim loại M hoá trị III vào 200 gam dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch A, trong đó nồng độ axit là 9,074%.
Xác định kim loại và oxit của nó?
Xác định nồng độ % muối sunphat kim loại M trong dung dịch A?
Câu 4: Nung m gam đá vôi, sau 1 thời gan thu được 2,24 lít CO2 (đktc), dung dịch còn lại có khối lượng 200 gam. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tìm m?
Cho : O = 16; S = 32; H = 1; C = 12, Ca = 40
Mg = 24
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN ĐỨC CƠ NĂM HỌC 2009 - 2010
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án
Điểm
1
a, Oxit bazơ: K2O, CuO, CaO, Fe3O4, FeO
Oxit axit: SiO2, SO2, P2O5
Oxit lưỡng tính : Al2O3
Oxit trung tính: CO
1 điểm
b, những Oxit tác dụng được với nước: K2O, SO3, CaO, P2O5
K2O + H2O → 2KOH
SO2 + H2O → H2SO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những Oxit tác dụng với HCl: K2O, CaO, CuO, Fe3O4, FeO, Al2O3
K2O + 2HCl → 2KCl + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (0,5điểm)
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Những oxit tác dụng được với dung dịch NaOH: SiO2, SO2, Al2O3, P2O5.
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
P2O5 + 2NaOH → Na3PO4 + H2O (0,5 điểm)
1 điểm
1,75 điểm
1,25 điểm
2
a,
- Trích mẫu thử sau đó cho nước vào 3 mẫu thử trên oxit nào tan tạo ra dung dịch trong suốt, oxit đó là Na2O vì:
Na2O(r) + H2O(l) → NaOH(dd)
- Oxit nào không tan trong nước là MgO, vì MgO không phản ứng với H2O
- Oxit nào phản ứng với nước tạo ra dung dịch vẩn đục đó là CaO vì:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Vì Ca(OH)2 ít tan trong nước nên tạo ra dung dịch vẩn đục
2,5 điểm
b,
- Lần lượt cho các khí trên lội qua dung dịch nước vôi trong, khí nào làm dung dịch nước vôi trong vẩn đục thì đó là khí CO2
vì: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
- Dẫn 2 khí còn lại qua bột CuO nung nóng, khí nào làm bột CuO từ màu đen hoá đỏ và có tạo ra hơi nước thì đó là khí H2
vì: H2 + CuO(đen) → Cu(đỏ) + H2O
- Khí còn lại là O2
2,5 điểm
3
a, Oxit kim loại có công thức X2O3
phương trình phản ứng:
X2O3 + 3H2SO4 → X2(SO4)3 + 3H2O (1)
n H2SO4 trong 200 gam dung dịch 24,5% = = 0,5 (mol)
m dung dịch A = 216 gam
n H2SO4 dư = = 0,2 (mol)
n H2SO4(l) = 0,5 – 0,2 = 0,3 (mol)
n X2O3 = 1/3 nH2SO4 = 0,1 (mol)
M X2O3 = = 160 gam
Vậy MX = = 56 đvC => X là sắt
Oxit của nó là Fe2O3
0,5 điểm
2 điểm
1 điểm
b, phương trình phản ứng
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (2)
n Fe2(SO4)3 = n Fe2O3 = 0,1 (mol)
C% Fe2(SO4)3 trong dung dịch A =
1,5 điểm
4
Phương trình phản ứng:
CaCO3 → CaO + CO2 (1)
Chất rắn: CaO, và có thể có CaCO3
Cho vào nước xảy ra phản ứng:
CaO + H2O → Ca(OH)2 (2)
Hỗn hợp X: Cho phản ứng với dung dịch HCl tạo ra khí CO2 nên trong X còn có CaCO3 , vậy X bao gồm CaCO3, Ca(OH)2, ta có các phương trình phản ứng sau:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 (3)
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O (4)
m CO2 (1) =
m CO2 (3) =
theo đề ra ta có:
m - m CO2 (1) + m H2O + m (dd) HCl - m CO2 (3) = 200
hay: m - 4,4 + 56,6 + 100 – 2,2 = 200
m = 50 (gam)
2 điểm
3 điểm
- Không cân bằng phản ứng hoặc thiếu điều kiện trừ 1/2 số điểm.
- Học sinh có thể giải cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- 1.11.doc