PHẦN I – TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm )
1- Điền năm sáng tác và tác giả vào sau tên các văn bản sau:
A- Đồng chí
B- Đoàn thuyền đánh cá
C- Bài thơ về tiểu đội xe không kính
D- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
2- Điền tên các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong từng ví dụ sau:
A- Gần xa nô nức yến anh
B- Cá nụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
C- Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xứơc.
D- Mặt trời xuống biển như hòn lứa.
3- Đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du dưới đây có nội dung nào chưa chính xác. Hãy sửa lại cho đúng
“ Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu Là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh. Ông sống ở thời cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc.”
4- Nối loại câu ở cột A với ví dụ ở cột B cho phù hợp
Cột A Cột B
a) Câu đơn 1-Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa
b) Câu đặc biệt 2-Hôm đó, anh đến nhà thì tôi lại đi rồi.
c) Câu ghép 3-Trung tâm thương mại thế giới.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học sinh giỏi lớp 9
môn văn (Thời gian : 150 phút)
Phần I – Trắc nghiệm ( 7 điểm )
1- Điền năm sáng tác và tác giả vào sau tên các văn bản sau:
Đồng chí
Đoàn thuyền đánh cá
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
2- Điền tên các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong từng ví dụ sau:
A- Gần xa nô nức yến anh
B- Cá nụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
C- Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xứơc.
D- Mặt trời xuống biển như hòn lứa.
3- Đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du dưới đây có nội dung nào chưa chính xác. Hãy sửa lại cho đúng :
“ Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu Là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh. Ông sống ở thời cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc...”
4- Nối loại câu ở cột A với ví dụ ở cột B cho phù hợp
Cột A Cột B
a) Câu đơn 1-Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa
b) Câu đặc biệt 2-Hôm đó, anh đến nhà thì tôi lại đi rồi.
c) Câu ghép 3-Trung tâm thương mại thế giới.
5- Hãy chuyển các câu phủ định sau sang câu khẳng định mà ý vẫn giữ nguyên ?
- Nó không ngủ ->
- Cái áo này chưa rách ->
- Quạt này không quay ->
- Trường em không xây mới ->
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng cho các câu sau:
6- Câu thơ “ Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi” thuộc kiểu câu gì?
A. Trần thuật
B. Nghi vấn
Cầu khiến
Cảm thán
7- Đọc các câu sau:
- Em ạ, Cu Ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa rộn bốn phương.
- Anh đà có vợ hay chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào ?
a)Từ “ ngọt” nào được sử dụng theo nghĩa gốc?
Ngọt lịm đường
Xoài ngọt
Gió đưa ngọt ngào.
b)Từ “ ngọt” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức gì?
ẩn dụ
Hoán dụ.
8-Văn bản nào không thuộc tác phẩm nghị luận trung đại?
Hai chữ nước nhà.
Nước Đại Việt ta.
Hịch tuớng sĩ.
Thuế máu
Bàn luận về phép học.
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
9-Văn học trung đại được tính từ mốc thời gian nào?
Từ thế kỉ I -> IX.
Từ thế kỉ X -> hết thế kỉ XIX.
Từ thế kỉ XI -> Đầu thế kỉ XX.
Từ thế kỉ X -> Thế kỉ XX.
10-Một bài văn nghị luận cần đạt đựơc những yêu cầu nào sau đây?
Tái hiện sự việc, con người, sự vật, phong cảnh một cách sinh động.
Kể về diễn biến của sự việc, con người một cách hấp dẫn.
Bày tỏ những tình cảm, cảm xúc chân thành, có sức lay động lòng người.
Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
11-Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận ?
Bình Ngô đại cáo.
Truyện Kiều
Hoàng Lê nhất thống chí.
Chuyện người con gái Nam Xương.
12-Dòng nào sau đây có tên các tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng yêu nước ?
Em bé thông minh, Chinh phụ ngâm, Chuyện người con gái Nam Xương.
Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Cảnh khuya.
Truyện Kiều, lão Hạc, Tắt đèn.
Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Bố của Xi mông.
13-Trong thơ Đường luật, quy tắc về niêm được quy định như thế nào ?
Các câu 2, 4, 6 , 8 phải hiệp vần với nhau.
Chữ thứ 4 trong câu thơ phải ngược thanh với chữ thứ 2 và thứ 6.
Các câu 3 và 4; 5 và 6 phải đối ý, đối thanh.
Các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải có cùng thanh điệu.
14-Yếu tố nào quan trọng nhất trong một bài văn nghị luận ?
Luận điểm
Luận cứ
Lập luận
Luận đề.
15- Khi viết một bài văn nghị luân, để tăng tính thuyết phục, làm cụ thể và sinh động vấn đề, người viết có thể đưa yếu tố tự sự, miêu tả hoặc biểu cảm vào.ý kiến đó như thế nào ?
Đúng
Sai
Cả 2 ý đều sai.
Phần II – Tự luận ( 13 điểm )
Câu 1- Đoạn văn ( 3 điểm )
“ Không có kính rồi xe không có đèn”
.....
a) Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.
b) Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó.
c) Từ “ Trái tim” trong câu thơ cuối cùng vừa được chép được dùng với nghĩa như thế nào ?
d) Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6 -> 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ.
Câu 2 – Bài làm văn ( 10 điểm )
Đọc mẩu truyện sau
Tiếng vọng rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch, thường bị mẹ mắng. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn “ Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “ Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được vì sao trong rừng lại có người ghét mình.
Người mẹ nắm tay con và đưa con trở lại khu rừng. Bà nói: “ Giờ thì con hãy hét thật to “ Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt lời thì có tiếng vọng lại : “ Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu : “ Con ơi, đó là quy luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận được điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
Hãy viết một bài văn bộc lộ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu truyện trên.
Hết
Đáp án thi học sinh giỏi lớp 9
Môn: ngữ Văn
Phần I- Trắc nghiệm ( 7 điểm )
Đảm bảo yêu cầu sau:
Câu 1: ( 1 điểm ) Đúng mỗi ý = 0,25 đ
Đồng chí ( 1948 – Chính Hữu ).
Đoàn thuyền đánh cá ( 1958 – Huy Cận )
Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( 1969 – Phạm Tiến Duật )
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( 1971 – Nguyễn Khoa Điềm )
Câu 2: ( 1 điểm ) Điền đúng1 ví dụ = 0,25 đ
ẩn dụ; B. Liệt kê; C. Điệp ngữ; D. So sánh.
Câu 3 ( 0,25đ )
- Chỉ ra được chỗ chưa chính xác : Đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh Mạc...
- Sửa lại được : Lê, Trịnh, Nguyễn...
Câu 4 ( 0,75đ ) Nối đúng 1 cái = 0,25đ
a -> 1 ; b -> 3 ; c -> 2;
Câu 5 ( 1đ ) Chuyển đúng 1 câu = 0,25 đ
- Nó không ngủ -> Nó thức.
- Cái áo này chưa rách -> Cái áo này còn lành.
- Quạt này không quay -> Quạt này đứng im.
- Trường em không xây mới -> Trường em như cũ.
Câu 6 ( 0,25đ) - C
Câu 7 ( 0,25đ ) Đúng mỗi ý 0,25đ
A, B. b- A.
Câu 8 ( 0,5đ )
-Đúng một ý – không cho điểm
-Đúng 2 ý : 0,25 đ.
-Cần khoanh vào : A, D, F.
Câu 9 ( 0,25 ) – B
Câu 10 ( 0,25đ) – D
Câu 11 ( 0,25 đ) – A
Câu 12 ( 0,25 đ ) – B
Câu 13 ( 0,25 đ ) - D
Câu 14 ( 0,25 đ) – A
Câu 15 ( 0,25 đ ) – A
Phần II Tự luận ( 13 điểm )
Câu 1 ( 3 điểm )
a- Chép chính xác 3 dòng thơ còn lại ( 0,25 đ ).
b- Trả lời chính xác tên bài thơ, tên tác giả, năm sáng tác, hoàn cảnh lịch sử ( o,75 đ )
c-Từ “ Trái tim” trong câu cuối hiểu theo nghĩa chuyển ( 0,5 đ )
+ Chỉ người lái xe.
+ Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc .
d-Đoạn văn: Cần đảm bảo nội dung, hình thức ( 1,5 đ )
*Nội dung : Có các ý sau
+ Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt ( qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng ).
+ Bất chấp gian khổ, hi sinh, những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến.
+ Những người lính lái xe quả cảm vững tay lái vì họ có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu Tổ Quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam.
*Hình thức:
+ Đoạn văn có từ 6 -> 8 câu, liên kết chặt chẽ, nội dung mạch lạc.
+ Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch ( câu chủ đề nằm ở đầu đoạn ).
+ Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
+ Không sai lỗi diễn đạt thông thường.
Câu 2 ( Bài văn – 10 điểm )
a)Yêu cầu về nội dung ( 9 điểm )
Bài văn thuộc thể loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Người viết phải vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài để bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về quan điểm sống đúng đắn, công bằng : Sống như thế nào thì nhận như thế ấy.
Nội dung bài viết cần nêu được các ý sau, dùng hệ thống lập luận để làm rõ:
+ Đạo lí làm người, chân lí về cách sống tốt đẹp được diễn đạt dưới hình thức một câu chuyện, thông qua lời người mẹ dạy con -> Lời dạy trở nên sâu sắc, thấm thía, đó là bài học giữa “ Cho và nhận” ( 1 điểm )
+ Khẳng định đúng: ( Cho điều gì, nhận điều đó ). Nếu sống không tốt với người khác thì người khác cũng không tốt với mình. Sống tốt với người khác thì nhận được tình cảm tốt đẹp của người khác . Vì :
- Con người sống phải hoà mình với mọi người, với tập thể, đó là cách sống đúng đắn và như vậy mới thấy cuộc đời có ý nghĩa, có ích, mới phát huy được trí tuệ, sức mạnh của cá nhân ( 2 điểm )
-Sống tốt với mọi người sẽ được mọi người giúp đỡ, đặc biệt trong lúc khó khăn, hoạn nạn, và như vậy sẽ giúp mình vượt lên hoàn cảnh, thấy cuộc đời ấm áp, vững tin ( dẫn chứng ) ( 2 điểm ).
-Sống không tốt với mọi người sẽ bị mọi người xa lánh, khinh rẻ -> Gặp khó khăn sẽ khó có thể vượt qua -> Sống lẻ loi, cô độc ( dẫn chứng ) ( 2 điểm ).
-Sống tốt với mọi người được biểu hiện bằng lời nói, cách ứng xử, hành động cụ thể... phải quan tâm, thương yêu, chia sẻ với mọi người ( ở trong các nơi mình sống, sinh hoạt ) bằng tấm lòng trung thực, tự giác ( 1 điểm ).
-Sống tốt với mọi người làm cho tâm hồn thêm đẹp, thêm cái thiện. ( 1 điểm )
b-Yêu cầu về hình thức ( 1điểm )
-Bố cục 3 phần rõ rệt.
-Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục.
-Diễn đạt lưu loát.
Hết
File đính kèm:
- De thi cap HSG Van Huyen3.doc