Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/177)

B. Chuẩn bị của GV-HS:

- GV: sgv,sgk,, giáo án, bảng phụ

- HS: sgk, bài soạn

C. Tiến trình các HĐDH:

(1) Khởi động: 5'

- Ổn định

- Bài cũ: HTL khúc ca cuối bài "khúc hát ru - em bé trên lưng mẹ"

- Nêu nội dung chínhc ủa bài thơ.

- Bài mới: "Ánh trăng" là một bài thơ hay được Nguyễn Duy sáng tác dưới thể thơ 5 chữ như một câu chuyện kể mà dào dạt tâm tình. Bài thơ mang tính triết lý về cuộc đời có liên quan đến đạo lý, lẽ sống dân tộc VN ta.

2/ Đọc - hiểu vb (32')

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58: Ánh trăng (Nguyễn Duy), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy) A. Mục tiêu bài dạy (sgv/177) B. Chuẩn bị của GV-HS: - GV: sgv,sgk,, giáo án, bảng phụ - HS: sgk, bài soạn C. Tiến trình các HĐDH: (1) Khởi động: 5' - Ổn định - Bài cũ: HTL khúc ca cuối bài "khúc hát ru - em bé trên lưng mẹ" - Nêu nội dung chínhc ủa bài thơ. - Bài mới: "Ánh trăng" là một bài thơ hay được Nguyễn Duy sáng tác dưới thể thơ 5 chữ như một câu chuyện kể mà dào dạt tâm tình. Bài thơ mang tính triết lý về cuộc đời có liên quan đến đạo lý, lẽ sống dân tộc VN ta. 2/ Đọc - hiểu vb (32') Hoạt động của GV-HS Nội dung bài giảng Hỏi Dựa vào sgk nêu ài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? A. Tìm hiểu bài - Về tác giả, ngoài những ý được viết ở sgk, các em lưu ý thêm I. Tác giả, tác phẩm + Nguyễn Duy là một nhà thơ quân đội, trưởng thành trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. + Ông từng được giao giải nhất cuộc thi thơ, do Báo văn nghệ tổ chức 1972-1973. - Bài thơ "Ánh trăng" được sáng tác 1978, sau 3 năm Miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Bài thơ được rút ra từ tập thơ cùng tên của tác giả - sáng tác 1978 Hỏi Bài thơ có 6 khổ, mỗi khổ 4 dòng, có thể chia bố cục bài thơ ntn? II. Kết cấu 3-3 - Có rất nhiều cách chia, có thể chia thành 2 phần 3 khổ đầu: Quan hệ giữa tác giả và vầng trăng từ hồi còn nhỏ, qua thời đi lính và đến khi về sống ở thành phố 3 khổ cuối: Tình huống gặp lại vầng trăng và những suy ngẫm của tác giả Đọc HS đọc chú thích sgk GV hướng dẫn đọc VB: yêu cầu đọc + 3 khổ đầu: Đọc giọng kể, nhịp thơ trôi chảy và bình thường + Khổ thứ 4: Giọng thơ đột ngột cất cao, chú ý nhấn mạnh các từ thình lình, vội đột ngột -> ngỡ ngàng + KHổ 5 -6: Đọc giọng trầm lặng - GV đọc: 2 khổ - HS đọc: các khổ còn lại => nhận xét cách đọc Hỏi So sánh với các bài thơ đã học, em có nhận xét gì về cách ghi các chữ dòng đầu trong bài thơ - Chữ đầu dòng (trừ dòng thứ I của mỗi khổ) không được viết hoa. Đây là người biên soạn sách tôn trọng chú ý trìnhbày của nhà thơ, nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng về hình ảnh trong từng lhổ thơ, trong toàn bài thơ Đọc HS đọc 3 khổ thơ đầu, sau đó chú ý vào khổ 1 III. Phântích Hỏi Trong khổ thơ đầu tác giả có nhắc đến những quảng thời gian mà tác giả và vầng trăng từng gắn bó với nhau,. Đó là những quảng thời gian nào 1/ 3 khổ đầu - Hồi nhỏ và hồi chiến tranh Hỏi Đây là 2 quãng thời gian đáng nhớ của tác giả vì giữa tác giả và vầng trăng đã xuất hiện mối tình tri kỷ, vậy tri kỷ là gì? Theo em tình cảm tri kỷ ấy được nảy nở từ đk nào, hoàn cảnh nào của cuộc sống? - Tri kỷ là biết người như biết mình, bạn tri kỷ là bạn thân hiểu biết mình. Tác giả và vầng trăng đã trở thành đôi bạn tri kỷ. Tình cảm tri kỷ đó đuơ5c nảy sinh từ cuộc sống trong quá khứ. Hồi nhỏ thì được sống với đường với sông với bể, lớn lên do chiến tranh phải ở rừng. => Đây là 2 hoàn cảnh sống đã giúp họ thân thiết nhau Hỏi Hai dòng thơ đầu tác giả đã kể rằng, tác giả đã từng ngắm trăng trên đường, trên sông, trên bể nhưng tác giả không hề mô tả cảm giác ngắm trăng ntn? Tuy hiên qua lời kể của nhà thơ của tác giả với trăng. Theo em đó là một tuổi thơ ntn? - Tuổi thơ rất hạnh phúc, đầy ắp ánh trăng thơ mộng, vì được ngắm trăng trên sông, trên bể.. Chuyển ý - Khi lớn lên, tác giả vào bộ đội, do yêu cầu của cuộc chiến đấu do tính chất của cuộc chiến tranh ác liệt, những đơn vị bộ đội phải đóng quân trong rừng sâu, phải hành quân trên những tuyến đường rừng và lần nữa người lính lại được gặp trăng Hỏi Câu thơ "hồi chiến tranh ở rừng" gửi cho người đọc, nghĩ đến quá khứ của người lính. Bằng khả năng liên tưởng, em hãy cho biết quá khứ của người lính là những ngày tháng ntn? (HS thảo luận) - Cũng như 2 dòng thơ trên, tác giả chỉ kể và gợi ra cho nười đọc những liên tưởng chứ không hề miêu tả cụ thể nhưng bằng những hình thức đã học và khả năng liên tưởng ta vẫn nhận ra được quá khứ mà tác giả muốn nói ra ở đây là: + Đầy khó khăn gian khổ: ăn uống thiếu thốn, ngũ trong láng lều lạnh lẽo, có khi phải nằm dưới hầm sâu chật chội, ẩm thấp, tối tăm. + Nhiêề hy sinh, mâấ mác: sau trận đaáh có người mất có người còn, có người mãi mãi nằm lại nơi cạnh rừng lạnh giá. + Còn nhưữg ngày ác liệt nhưng tình cảm đồng đội, đồng chí sâu đậm. "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" Chốt Nếu tuổi thơ của tác giả là những chuổi ngày hạnh phúc, thiết thú bay bổng dưới trăng, thì trăng đi qua cuộc đời người lính như những nhận chứng lịch sử, chứng kiến cuộc đời thăng thầm của những người lính với những khó khăn, gian khổ, hy sinh mất mác, với tình đồng đội, đồng chí sâu đậm Và như một lẽ thường tình, khi khó khăn con người cũng cần chia sẽ, người lính lại tìm đến trăng, trăng và người lính đã có những phút giây hạnh phúc Hỏi Hãy tìm cho cô một số dẫn chứng, cho thấy trăng và người lính rất hạnh phúc với nhau (gợi ý) - Bài "đồng chí" giữa rừng hoang sương muối trắng và người lính đã làm gì (cùng nhau canh gác kẻ thù) - Sau mỗi trận thắng lớn các anh bộ đội, các cô dân công thường làm gì dưới trăng ? (nhảy múa, ca hát) - GV; Ánh trăng soi chân anh trên bước đường hành quân xuyên qua kẻ lá, trăng chiếu xuống chỗ nằm, khơi ngợi trong lòng người chiến sĩ cảm xúc thi sĩ... Tóm lại Vậy tình cảm của tác giả dành cho những ngày tháng ấy ntn? Ta cùng đọc khổ thơ thứ 2 - Giải thích trần trụi là gì? hồn nhiên là gì? hai dòng đầu khổ 2 cho em biết điều gì? (gợi ý) - Trần trụi: không che đậy - Hồn nhiên: Là một từ dùng để diễn tả nhữngbiểu hiện của tính chân thực, ngày thơ trong trắng của tình cảm, suy nghĩ. - Hai câu thơ này nói về đời sống tâm hồn, tính cách của người lính. Họ vẫn tự hào mình là những con người ntn? (sống chân thực, sống hết mình, sống hồn nhiên với quê hương, đất nước, như cây cỏ sống giữa núi rừng => đây là một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ Với người lính những ngày tháng kể trên không chỉ đẹp vì đựơc sống chân thực, sống hết mình mà còn là những ngày tháng ntn? ( xem 2 câu sau) - Không chỉ đẹp đẽ mà tràn đầy nghĩa tình. Bất kỳ người lính nào ở thời khắc đó cũng cảm nhận như thế và không ai dám nghĩ rằng sẽ quên. Hỏi Khổ 1, tác giả sử dụng phân tích biểu đạt chính là kể? thì ở khổ 2 phân tích biểu đạt chính là gì? (biểu cảm) Khổ 1 - 2 - Tự sự kết hợp trữ tình Chốt => Men theo lờikể chuyện, dòng cảm xúc của tác giả cũng tuôn trào một cách tự nhiên, thể hiện được mối tình tri kỷ của nhà thơ và vầng trăng (ghi bảng) -> Trăng thành tri kỷ Hỏi Tác giả viết bài thơ năm nào? Hoàn cảnh sống của tác giả bây giờ khác xưa ntn? - Bài thơ được viết 1978, sau 3 năm miền Nam được hoàn toàn giải phóng. - Hoàn cảnh sống của tác giả bây giờ khác xưa rất nhiều, tác giả không còn sống cảnh nghèo khổ như ngày xưa: - Từ cuộc sống núi rừng tác giả đã chuyển vào cuộc sống thành phố từ trong làn tranh nghèo, dưới hầm sâu, tác giả chuyển vào sống trong căn nhà cao tầng, hiện tại với ánh điện, lửa gương Hỏi Vì sao tác giả lại xem trăng như người dưng? Người dưng là gì? KHổ 3 - Ngườidưng là người không có quê họ hàng, người xa lạ không hề quen biết. Tác giả xem trăng như ngườid ưng, vì một lẽ rất giản đơn là cuộc sống mới của tác giả đã không còn cần đến trăng nữa (ghi bảng) -.Vầng trăng như người dưng Hỏi Đây là một câu chuyện riêng của tác giả, nhưng ý nghĩa sự việc lại rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là gì? - Khi cuộc sống thay đổi, tình cảm con người cũng thay đổi theo. Trước thêm vinh hoa phú quý của con người cũng dễ dàng quên đi quá khứ khó khăn của mình. Không ít người cho đó là quy luật của cuộc sống, của cuộc đời và họ cứ thế ung dung đi tới trước, chẳng buồn nhìn cái gì đang tồn tại phía sau lưng Hỏi Nhìn chung, giọng điệu 3 khổ thô trên ntn? (giọng kể, nhịp thơ trôi chảy tự nhiên * Tự sự k.h tâm tình * Giọng điệu tâm tình tự hiên Chuyển Cũng như dòng sông có thác ghềnh, có quanh co uốn khúc, cuộc đời con người cũng có những biến động li kỳ: đọc tiếp khổ còn lại, chú ý khổ 4 2/ Ba khổ còn lại Hỏi Buyn đinh là gì? tại nơinày đã diễn ra sự việc gì? Hãy kể lại toàn bộ sự việc được tác giả nói đến ở khổ thứ 4 - Buyn đinh: là toà nhà cao, nhiều tầng, hiện đại, phòng buyn đinh là căn phòng sang trang, hiện đại của tòa nhà. - Toàn bộ sự việc được tác giả diễn đạt trong khổ 4 là: Thình lình đèn điện tắt, căn phòng đang sáng rực bởi ánh điện cửa gương bỗng tối om, tác giả vội vàng bật tung sửa sổ, thì đột ngột nhìn thấy một vầng trăng tròn trên cao Hỏi Theo em các sự việc trên diễn ra ntn? sự cố tắt điện trong câu chuyện này có ý nghĩa gì? - Các sự việc trên diễn ra bất ngờ, diễn ra nhanh tác giả không thể ngờ tới. Các từ ngữ thể hiện điều đó là: thình lình, vội, đột ngột. - Tắt điện là sự cố thình lình của người dân thành phố, nhưng trong câu chuyện này nó lại có một ý nghĩa quan trọng. Nó là tình huống đặc biệt làm xuâấ hiện vầng trăng, vầng trăng xuất hiện bất ngờ như một lẽ đương nhiên đã làm thay đổi cách nghĩ, cách sống của tác giả Khổ 4: giọng thơ đột ngột cao -> cảm giác ngỡ ngàng Hỏi Dòng thơ đầu của khổ 4, với 3 chữ đầu là thanh bằng, 2 chữ cuố thanh trắc, cho thấy giọng điệu thơ ở khổ này đã thay đổi. Nó thay đổi ntn? Tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung? (giọng thơ đột ngột cao diễn tả điều gì? (ngỡ ngàng của con người trước biến cố của cuộc sống - Giọng thơ đột ngột cao, thể hiện sự ngỡ ngàng, câu chuyện đã chuyểnsang hướng mới và con ngườibắt đầu nhìn cuộc đời theo một tâm thế mới, cảm xúc HS đọc khổ 5 - 6 Hỏi Tư thế ngửa mặt lên nhìn mặt là tư thế ntn? Tư thế ngửa mặt lên nhìn mặt là tư thế lặng im tập trung chú ý mặt đối mặt và cảm xúc đang dâng trào Hỏi Tại sao ở đây vầng trăng không còn là người dưng nữa ? (điệp từ như có giá trị gì? Vì sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng đã gợi lại quá khứ tuổi thơ, của những ngày sống ở chiến trường gian khổ ác liệt, gợi lại hình ảnh quê hương đâấ nước. Quá khứ ấy đã thực sự làm người lính xúc động. (quá khứ lần lượt hiện về dâng trào trong lòng trong cảm xúc rưng rưng) Hỏi Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp ngoài nghĩa đó. Vầng trăng còn tượng trưng cho gì? (quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống) Hỏi Với ý nghĩa đó thì hình ảnh vầng trăng cứ tròn vàng vảnh, ánh trăng im phăng phắt nên hiểu ntn? - Trăng là quá khứ, quá khứ vẫn nguyên vẹn, đẹp đẽ không hề phai mờ. - Ánh trăng như người bạn nghiêm khắc nhắc nhở chuúg ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì vẫn tràn đầy và bất diệt. Hỏi Nhận xét gì về giọng thơ ở 2 khổ cuối? Nhà thơ sử dụng giọng ấy với dụng ý gì? - Giọng thơ trầm lắng, thiết tha - Mục đích của tác giả là muốn nhằm diễn tả cảm xúc suy tư lặng lẽ của nhà thơ Khổ 5-6 - Giọng thơ trầm lắng ->cảm xúc suy tư lặng lẽ Hỏi 3 khổ thơ cuối ngoài ptb đạt kể, tác giả còn sử dụng ptb đạt nào? (biểu cảm cụ thể ở 2 khổ cuối) 3/ Tổng kết (3') *tự sự xen trữ tình Hỏi Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc bất thường nào chính là bước ngoặt được từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm III. Tổng kêt - Sự việc nằm ở khổ thứ 4, vầng trăng đột ngột xuất hiện Hỏi Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu, tt mang tính triết lý của tác phẩm - Khổ thứ 6 Hỏi Nhận xét chung gì về kết cấu, giọng điệu bài thơ? yếu tố ấy có tác dụng gì trong việc thể hiển chủ đề tác phẩm. - Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên, lút vút cao, lúc trầm lắng -> tác dụng làm nổi bật chủ đề, gây ấn tượng cho người đọc. Nêu chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ - Từ một câu chuyện riêng bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những tháng năm quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu - Ánh trăng không chỉ là chủ đề riêng của nhà thơ, chuyện của 1 người mà có ý nghĩa với cả 1 thế hệ (thế hệ từng trải qua những năm tháng dài gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, sống với nhân dân tình nghĩa, giờ được sống trong hòa bình, được tiếp xúc với tiện nghi hiện đại)Hơn thế baà thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi vì nó đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình. Hỏi Bài ánh trăng gợi tả nhớ đến câu tục ngữ nào? - Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc "uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Tất cả những gì vừa phân tích vừa được đút kết trong phần ghi nhớ. Mỗi một HS đọc ghi nhớ Ghi nhớ/157 4/ Luyện tập (5') HTL, thơ đọc diễn cảm B. Luyện tập 5/ Củng cố - dặn dò: - HTL bài thơ, ghi nhớ - Soạn bài. Tổng kết về từ vựng

File đính kèm:

  • docTIET 58.doc
Giáo án liên quan