Câu 1: 2.0 điểm
Đọc đoạn thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
a. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ trên.
b. Chỉ ra các biện pháp tu từ từ vựng có trong đoạn thơ trên.
Câu 2: 3.0 điểm
“Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này. Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh, mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại cho riêng mình mà không chịu chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người”.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 giải thưởng Sao Khuê năm học: 2011 - 2012 trường THCS An Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8
TRƯỜNG THCS AN LINH GIẢI THƯỞNG SAO KHUÊ
Năm học: 2011 - 2012
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: 2.0 điểm
Đọc đoạn thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
a. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ trên.
b. Chỉ ra các biện pháp tu từ từ vựng có trong đoạn thơ trên.
Câu 2: 3.0 điểm
“Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này. Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh, mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại cho riêng mình mà không chịu chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người”.
(Phỏng theo bộ sách Quà tặng cuộc sống - NXB Trẻ, 2002)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu để nêu rõ những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 3: 5.0 điểm
Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết:
“…Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ các nhân vật: Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---Hết---
PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8
TRƯỜNG THCS AN LINH GIẢI THƯỞNG SAO KHUÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 2,0 điểm
a. Các trường từ vựng:
- Vật dụng: giấy, mực, nghiên (0,25 điểm)
- Tình cảm: buồn, sầu (0,25 điểm)
- Màu sắc: đỏ, thắm (0,25 điểm)
b. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ:
- Điệp từ: mỗi (0,5 điểm)
- Nhân hoá: giấy buồn, nghiên sầu (0,75 điểm)
Câu 2: 3,0 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày đúng yêu cầu của đoạn văn. Đảm bảo số câu theo quy định (khoảng 10 câu).
- Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc
- Hành văn trong sáng, không mắc lỗi câu, từ, chính tả.
b. Yêu cầu về nội dung: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nêu được những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện: Đó là cách sống cũng như những hành vi ứng xử của con người với con người: sự chia sẻ, vấn đề cho và nhận.
Trong cuộc đời, người ta phải biết biến những thứ có trong tay mình thành những thứ hữu ích cho chính bản thân, biết sẻ chia, đồng thời cũng mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người xung quanh. Nếu chỉ biết giữ và nhận thì sự sống ấy sẽ nghèo nàn và vô nghĩa biết bao.
c. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Bài làm đáp ứng được đủ các yêu cầu trên. Tỏ ra sắc sảo, có ý kiến riêng trong cảm nhận.
- Điểm 2,0: Bài làm đạt được 2/3 các yêu cầu trên, tỏ ra tương đối sắc sảo trong cảm nhận. Diễn đạt tốt, không sai lạc ý.
- Điểm 1,0: Xác định được yêu cầu tuy nhiên còn lúng túng trong lập luận, còn mắc những lỗi thuộc về kĩ năng.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề bài.
Câu 3: 5,0 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc.
- Hành văn trong sáng, không mắc lỗi câu, từ, chính tả.
- Đảm bảo đúng kiểu bài nghị luận giải thích và chứng minh.
b. Yêu cầu về nội dung: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giải thích nội dung của đoạn văn:
Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”: thông qua nhân vật này, tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá để có sự cảm thông, trân trọng con người: Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
* Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:
- Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm:
+ Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
+ Bán chó rồi thì đau đớn, xót xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
+ Từ chối gần như hách dịch mọi sự giúp đỡ.
+ Xin bả chó.
- Vợ ông giáo: Nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.
- Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
- Ông giáo: Có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?” Thậm chí ông còn chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “Cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người có tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:
+ Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chó, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. Ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.
+ Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”. Ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rút ra những kết luận có tính chiêm nghiệm hết sức đúng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả Nam Cao đã hoá thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời, con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ, định hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.
c. Biểu điểm:
- Điểm 5,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, sâu sắc.
- Điểm 4,0: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu như trên. Văn viết có chỗ còn chưa sâu sắc.
- Điểm 3,0: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu như trên. Văn viết chưa sâu sắc, diễn đạt có chỗ còn lủng củng.
- Điểm 2,0: Đáp ứng phân nửa các yêu cầu như trên. Văn viết chưa sâu sắc, khô khan, mắc nhiều lỗi điễn dạt, ngữ pháp...
- Điểm 1,0: Đáp ứng vài yêu cầu trên, bài viết sai lạc phương pháp, kĩ năng tạo lập văn bản yếu.
- Điểm 0,0: Bài bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu không rõ nghĩa.
Giáo viên ra đề
Nguyễn Văn Quốc
ĐỀ XUẤT NỘI DUNG KỂ CHUYỆN THEO SÁCH
(5 TRUYỆN NGẮN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8)
Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng
Lão Hạc – Nam Cao
Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
Cô bé bán diêm – An-đéc-xen
Chiếc lá cuối cùng – O.Henry.
File đính kèm:
- DE SAO KHUE VAN 8.doc