Đề thi học sinh giỏi môn sinh học 8

Câu 1. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo, chức năng của cơ thể sống.

Câu 2. So sánh vòng tuần hoàn lớn vòng tuần hoàn nhỏ của cơ thể người.

Câu 3. Hãy phân tích quá trình tiêu hóa Gluxit (về mặt hóa học) trong từng giai

đoạn khác nhau của ống tiêu hóa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn sinh học 8 Câu 1. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo, chức năng của cơ thể sống. Câu 2. So sánh vòng tuần hoàn lớn vòng tuần hoàn nhỏ của cơ thể người. Câu 3. Hãy phân tích quá trình tiêu hóa Gluxit (về mặt hóa học) trong từng giai đoạn khác nhau của ống tiêu hóa. Câu 4. Vì sao gọi là phần trung ương thần kinh và phần ngoại biên? Nêu sự khác nhau giữa hai bộ phận này. Câu 5. Phân tích các đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể, bài tiết. đáp án thi học sinh giỏi sinh học 8 Câu1.(3đ) a.Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể.(1.5đ) - Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo, chức năng giống nhau hợp thành. - Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có thể thức cấu tạo rất giống nhau bao gồm: + Màng sinh chất. + Chất tế bào với các bào quan như: ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, ribôxôm, trung thể. + Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con. Vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. b. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng.(1.5đ) Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như: - Màng sinh chất (màng tế bào) giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. - Chất tế bào là nơi xảy ra các hoạt động sống như: + Ti thể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể. + Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. +Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết. + Trung thể tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào. + Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan. Tất cả các hoạt động sống trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên, sinh sản của cơ thể, giúp cơ thể phản ứng chính xác với các tác động của môi trường. Vì vậy tế bào được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể. Câu 2.(2đ) a. Giống nhau.(0.5đ) - Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch mang tính chu kì. - Đều xảy ra quá trình trao đổi khí trong tuần hoàn máu. b. Khác nhau (1.5đ) Vòng tuần hoàn lớn Vòng tuần hoàn nhỏ - Xuất phát từ tâm thất trái - Máu rời tim là máu đỏ tươi(giàu oxi) theo động mạch chủ đến các cơ quan - Xuất phát từ tâm thất phải - Máu rời tim là máu đỏ thẫm(nghèo ôxi) theo động mạch đến phổi Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và tế bào Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và phế nang Sau trao đổi khí, máu trở nên nghèo oxi đổ về tim ở tâm nhĩ phải Sau trao đổi khí, máu trở nên giàu ôxi về tim ở tâm nhĩ trái Vai trò cung cấp ôxi cho tế bào mang ôxi ra khỏi tế bào Vai trò đưa khí CO2 từ máu qua phế nang để đào thải và nhận khí ôxi cho máu Câu3. (2đ) a. ở miệng.(0.5đ) Enzim amilaza của dịch nước bọt tiêu hóa rất yếu một lượng nhỏ tinh bột thành đường mantôzơ. b. ở dạ dày(0.5đ). Gluxit không được tiêu hóa vì trong dịch vị do dạ dày tiết ra không có enzim tiêu hóa gluixit c. ở ruột non.(0.5đ) Ngoại trừ xenlulôzơ toàn bộ gluxit có trong thức ăn kể cả đường mantozơ được tạo từ sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng đều được enzim ở ruột non làm biến đổi thành các đường đơn. d. ở ruột già (0.5đ) Chất duy nhất thuộc loại gluxit là xenlulôzơ không được biến đổi hóa học ở các giai đoạn trước ở ống tiêu hóa. Tại ruột già xenlulozơ được một số vi khuẩn lên men thối làm biến đổi tạo thành khí CO2 và nước. Câu 4.(2đ) a. Trung ương thần kinh và thần kinh ngoại biên.(1đ) - Gọi là trung ương thần kinh vì đây là nơi đóng vai trò điều khiển, thành phần chủ yếu gồm não và tủy sống. - Gọi là thần kinh ngoại biên vì đây là nơi nằm ngoài trung ương thực hiện chức năng dẫn truuyền, tập trung chủ yếu bởi các dây thần kinh và một số hạch thần kinh. b. Sự khác nhau(1đ) Trung ương thần kinh Thần kinh ngoại biên - Cấu tạo bởi não và tủy sống - Được bảo vệ trong khoang xương (như hộp sọ chứa não ống xương sống chứa tủy) - Chức năng điều khiển các hoạt động sống - Cấu tạo bởi các dây thần kinh và các hạch thần kinh - Nằm bên ngoài bộ phận trung ương - Chức năng dẫn truyền các xung thần kinh Câu 5.(1đ) a.Đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng bảo vệ.(0.5đ) - Lớp biểu bì có: + Tầng sừng có các tế bào chết thường xuyên bong ra có tác dụng đẩy bụi và vi khuẩn bám trên bề mặt của lớp này ra ngoài. + Các sắc tố tạo màu cho da, có tác dụng bảo vệ da ngăn chặn sự xâm nhập của các tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời - Móng: góp phần bảo vệ đầu ngón tay, ngón chân. b. Đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng bài tiết(0.5đ) - Các tuyến mồ hôi có nhiệm vụ lấy chất bã từ máu để sản xuất thành mồ hôi bài tiết. - Các mạch máu vừa mang chất dinh dưỡng đến nuôi da vừa mang chất bã đến cho tuyến mồ hôi.

File đính kèm:

  • docDe thi goi 8 mon sinh.doc