Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến

-GV cho HS chơi trò Đố vui (slide 4,5)

1.Một em bé đi với ba em bé.

 Hỏi có mấy người ?

2.Lá gì mọc ở trong người

Mà gồm hai chiếc rành rành hai bên ?

3.Quả gì lọc nước trong người

Khúc gì ở bụng để chơi chẳng dùng ?

4.Đây là cơ quan lớn nhất của cơ thể người có:

- Có tới 300 triệu tế bào.

- Tổng diện tích gần 2 mét vuông

- Nặng khoảng 4kg và chứa hơn 17,7km mạch máu.

- Bao bọc toàn bộ cơ thể, bảo vệ sự sống cho cơ thể.

5.Trong cơ thể phổi, thận và da thuộc hệ cơ quan nào?

GV:Vậy bài tiết là gì, sản phẩm bài tiết là những sản phẩm nào, có cấu tạo và hoạt động ra sao hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu chương VII: Bài tiết.

-Gv chiếu sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài yêu cầu HS quan sát và hoàn thiện sơ đồ.

-GV dẫn dắt vào bài học. -HS tham gia trò chơi

Câu 1:

 Có 2 người: em bé và ba của em bé.

Câu 2: Lá phổi.

Câu 3: Thận và ruột thừa.

Câu 4: Da người.

Câu 5: Hệ bài tiết .

HS ghi nhớ vào bài học.

-Hs quan sát và hoàn thiện sơ đồ.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Long Biên Họ và tên giáo viên: Lương Thị Kim Yến Tổ: Tự nhiên Tiết 40 - Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Môn: Sinh học; lớp 8A4,5,6,7. Thời gian thực hiện: 45 phút I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.. - Xác định được cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. 2. Kĩ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm và trình bày trên tranh. - Phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác .... 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu bảo vệ cơ thể. àĐịnh hướng phát triển năng lực – phẩm chất -Năng lực chung:năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự quản lí,năng lực giao tiếp,hợp tác -Năng lực chuyên biệt:năng lực tư duy,giải quyết vấn đề tự sáng tạo,vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. - Phẩm chất: tự giác trong học tập, đoàn kết hợp tác, ứng xử giao tiếp trong HĐ nhóm II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/Chuẩn bị của Giáo viên: a. Đồ dùng thiết bị dạy học - Tranh phóng to H 38.1 sgk . -Phiếu học tập. -Máy tính, máy chiếu. - Thông tin về các bệnh thận, dị tật của thận, ghép thận..... b. Phương pháp – kỹ thuật dạy học - Phương pháp DH: Phương pháp hoạt động nhóm, PP trò chơi, phương pháp quan sát. - KTDH: + KT động não, KT “ Khăn trải bàn ”, Kt phòng tranh, KT hỏi và trả lời.. 2/Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu kĩ bài và trả lời lệnh SGK. III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP * Ổn định lớp: (1’) GV ổn định trật tự và kiểm tra sĩ số. 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (4 phút ) 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS khi bước vào bài mới, giúp HS phát hiện ra chủ đề cần học là “ Bài tiết và cơ quan bài tiết nước tiểu” 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp trò chơi - kĩ thuật đặt câu hỏi, Kt tia chớp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ trò chơi cá nhân . 4. Phương tiện dạy học : Một số câu đố vui về các bộ phận của cơ thể con người. 5. Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi của trò chơi. HĐ của GV HĐ của HS -GV cho HS chơi trò Đố vui (slide 4,5) 1.Một em bé đi với ba em bé. Hỏi có mấy người ? 2.Lá gì mọc ở trong người Mà gồm hai chiếc rành rành hai bên ? 3.Quả gì lọc nước trong người Khúc gì ở bụng để chơi chẳng dùng ? 4.Đây là cơ quan lớn nhất của cơ thể người có: Có tới 300 triệu tế bào. Tổng diện tích gần 2 mét vuông Nặng khoảng 4kg và chứa hơn 17,7km mạch máu. Bao bọc toàn bộ cơ thể, bảo vệ sự sống cho cơ thể. 5.Trong cơ thể phổi, thận và da thuộc hệ cơ quan nào? GV:Vậy bài tiết là gì, sản phẩm bài tiết là những sản phẩm nào, có cấu tạo và hoạt động ra sao hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu chương VII: Bài tiết. -Gv chiếu sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài yêu cầu HS quan sát và hoàn thiện sơ đồ. -GV dẫn dắt vào bài học. -HS tham gia trò chơi Câu 1: Có 2 người: em bé và ba của em bé. Câu 2: Lá phổi. Câu 3: Thận và ruột thừa. Câu 4: Da người. Câu 5: Hệ bài tiết . HS ghi nhớ vào bài học. -Hs quan sát và hoàn thiện sơ đồ. 2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1:TÌM HIỂU VỀ BÀI TIẾT 1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm bài tiết và vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống. 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp HĐ nhóm- kĩ thuật đặt câu hỏi, KT động não, KT phòng tranh, KT tia chớp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ nhóm . 4. Phương tiện dạy học : Một số câu hỏi và phiếu học tập số 1. 5. Sản phẩm: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập số 1. HĐ của GV HĐ của HS -GV chiếu sơ đồ sự trao đồi chất ở tế bào và phân tích trên sơ đồ. - GV chiếu slide 6 yêu cầu HS HĐ cá nhân tìm hiểu thông tin SGK sau đó tiến hành HĐ nhóm thảo luận trong 7 phút trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 1. Phiếu học tập 1 1.Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu ? 2.Có những hoạt động bài tiết nào? 3. Bài tiết là gì ? 4.Vai trò của bài tiết trong cơ thể ? GV cho đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét HĐ các nhóm HS. -GV hỏi thêm: ?. Trong các cơ quan bài tiết trên cơ quan nào đào thải các sp bài tiết hòa tan trong máu nhiều nhất ? ?.Khi các sp bài tiết bị trì trệ thì dẫn tới hậu quả gì ? -GV: HS trả lời GV chốt lại. + Thận bài tiết 90% sp bài tiết hòa tan trong máu còn da bài tiết 10%. + SP bài tiết bị trì trệ dẫn tới bệnh lý. -Gv: Vậy cơ quan bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phấn II. -HS quan sát chú ý lắng nghe và ghi nhớ. -HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. -HS HĐ cá nhân tìm hiểu thông tin SGK,rồi thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. Dự kiến sp của HS 1.Các sp bài tiết phát sinh từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. 2.Có 3 hoạt động bài tiết: Phổi bài tiết CO2.Thận bài tiết nước tiểu và da bài tiết mồ hôi. 3.Bài tiết là hoạt động cơ thể lọc thải các chất cặn bã và các chất dư thừa gây độc hại cho cơ thể ra khỏi cơ thể. 4.Vai trò : Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể . HS báo cáo kq thảo luận và nhận xét. HS ghi nhớ. . -HS trả lời câu hỏi: Thận: 90% sp bài tiết hòa tan trong máu. Hậu quả: đau đầu, mệt mỏi, hôn mê và chết. HOẠT ĐỘNG 2: CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU 1. Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được các thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ quan bài tiết nước tiểu. 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp HĐ nhóm, PP trò chơi- kĩ thuật đặt câu hỏi, KT động não, KT phòng tranh, KT tia chớp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ nhóm. 4. Phương tiện dạy học : Tranh H.38.1 câm bài tập trắc nghiệm SGK. 5. Sản phẩm: Học sinh điền chú thích hoàn thiện Hình 38.1?SGK và trả lời 4 câu hỏi trắc nghiệm.. HĐ của GV HĐ của HS GV:Chiếu slide 8 giới thiệu về các hình 38.1/SGK phổ biến luật chơi của trò chơi “ Kỷ lục gia trí nhớ” -GV tổ chức cho HS chơi: + Cho HS các nhóm quan sát hình 38.1/SGK trong 2 phút . + HS gấp sách lại và điền các thông tin vào hình 38.1/SGK trong 4 phút. + Các nhóm HS đổi chéo bài cho nhau và đối chiếu với SGK chấm chéo số từ điền đúng của mỗi nhóm. + GV cho HS báo cáo kết quả và trao thưởng cho đội giành chiến thắng. -GV chiếu H.38.1A củng cố cho HS các bộ phận của hệ bài tiết nước tiểu và đọc thông tìn về thận. GV chiếu H.38.1B y/c HS chỉ ra các bộ phận của thận . GV nhấn mạnh: thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng. - GV chiếu H.38.1C y/c HS chỉ ra cấu tạo 1 đơn vị chức năng của thận. GV chiếu H.38.1D Nang cầu thận nêu thành phần cấu tạo nên nang cầu thận. GV: cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận). -Gv chiếu slide 11-12 có 4 BT trắc nghiệm SGK y/c HS thảo luận nhóm giơ đáp án đúng . -GV nhận xét HĐ các nhóm và chốt lại cấu tạo thận bằng sơ đồ tư duy. -HS quan sát slide 8 và tiếp nhận luật chơi. -HS tham gia trò chơi. + HS quan sát H.38.1 + HS thảo luận nhóm điền thông tin vào hình 38.1. + HS đổi sp chấm chéo sp. + HS báo cáo kq. H38.A:Các bộ phận hệ bài tiết nước tiểu. H38.B: Thận gồm Phần vỏ, phần tủy, ống góp và bể thận. H38.C: 1 đv chức năng của thận gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận. H38.D: nang cầu thận gồm ĐM đến và ĐM đi. +HS thảo luận . -HS báo cáo kq thảo luận giơ đáp án đúng.. -HS ghi nhớ. 3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:Củng cố lại các kiến thức về bài tiết và cơ quan bài tiết nước tiểu. 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: PP trò chơi- kĩ thuật đặt câu hỏi, KT động não, KT tia chớp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức HĐ cá nhân. 4. Phương tiện dạy học :Ô chữ . 5. Sản phẩm: Học sinh giải được các ô chữ. HĐ của GV HĐ của HS -Gv cho HS chơi trò chơi giải ô chữ (slide 14). Ô chữ 1:Đây là hoạt động đào thải chất cặn bã, chất thải ra khỏi cơ thể ? Ô chữ 2:Đây là sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể do thận đảm nhận ? Ô chữ 3:Đây là bộ phận của thận có cấu tạo gồm một búi mao mạch hình cầu ? Ô chữ 4:Sự kết tinh của muối khoáng và một số chất khác ở đường dẫn nước tiểu có thể dẫn đến bệnh gì ? Ô chữ chủ đề: Thận GV: Thận là 1 bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu. -Hs chơi trò chơi. Ô chữ 1: Bài tiết Ô chữ 2: Nước tiểu. Ô chữ 3: Cầu thận Ô chữ 4: Sỏi thận. Ô chữ chủ đề: Thận 4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập. 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp giảng giải, PP dựa trên vấn đề - kĩ thuật đặt câu hỏi, KT động não, KT tia chớp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức HĐ cá nhân. 4. Phương tiện dạy học : Tranh H.38.1 câm bài tập trắc nghiệm SGK. 5. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành bài tập. HĐ của GV HĐ của HS -Gv chiếu slide 15 y/c HS làm BT vận dụng cho HS hoạt động cá nhân làm BT. -Cho HS báo cáo kq. -Gv thông báo đáp án đúng. -HS làm BT vận dụng. -HS báo cáo kq. -HS ghi nhớ. Hãy xếp các cặp ý tương ứng trong bảng sau: Câu hỏi Câu lựa chọn Trả lời 1. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? A.Lọc máu và hình thành nước tiểu 2. Bài tiết có vai trò như thế nào? B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái 3. Các sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ đâu? C.2 triệu 4. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? D.CO2 , nước tiểu, mồ hôi. 5. Thận có bao nhiêu đơn vị chức năng? E. Các hoạt động TĐC của tế bào và cơ thể 6. Thận có chức năng gì? F.Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra MT Đáp án: 1-D, 2-F,3-E, 4-B, 5-C, 6-A HĐ của GV HĐ của HS -Gv chiếu slide 16 - 21 mở rộng kiến thức cho HS . Slide 16: Một số dị tật ở thận. Slide 17:Một số bệnh về thận. Slide 18:Một số thói quen hại thận. Slide 19:Tư liệu về ghép thận. Slide 20: Tư liệu về người hiến tạng. GV: Giáo dục đạo đức cho HS. Slide 21: Giao nhiệm vụ cho HS về nhà. -HS quan sát và ghi nhớ. MỘT SỐ TƯ LIỆU TRONG BÀI HỌC Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới vào năm 1954. Ở Việt Nam : 6/1992. Tính đến ngày 21/12/2018, Việt Nam đã thực hiện thành công 3.200 ca ghép thận. Riêng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã 680 ca ghép thận. * Dặn dò: - Tìm hiểu thêm về hệ bài tiết và chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_38_bai_tiet_va_cau_tao_he_bai_tie.docx