Bài 4: ( 3 điểm)
Cho tam giác đều ABC, G là trọng tâm, đường cao AH. M là một điểm bất kì thuộc cạnh BC và I là trung điểm của AM. Hạ MD và ME lần lượt vuông góc với AB và AC.
a) Tứ giác DIEH là hình gì? Chứng minh.
b) Chứng minh rằng IH, DE, MG đồng quy.
c) Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho BM = CN. Xác định vị trí của M và N để độ dài đoạn thẳng MN là ngắn nhất.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi THCS thành phố Đà Nẵng môn: Toán lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÍCH TỪ BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
MÔN : TOÁN LỚP 8
Thời gian: 150 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề 1
Bài 1: ( 2.5 điểm)
Phân tích thành nhân tử: ab(a – b) – ac(a + c) + bc( 2a + c – b) .
Tính giá trị của phân thức : A =, biết 2x2 + 2y2 = 5xy và y > x > 0.
Bài 2: ( 3 điểm)
Giải và biện luận phương trình: x – ax2 - với x là ẩn số, a và b là tham số.
Cho tích xyzt.
Nếu thêm y vào x thì tích tăng thêm a.
Nếu thêm z vào y thì tích tăng thêm b.
Nếu thêm t vào z thì tích tăng thêm c.
Nếu thêm x vào t thì tích tăng thêm d.
Chứng minh rằng: abcd = x4y4x4t4.
Bài 3: ( 1.5 điểm)
Tìm tất cả các số tự nhiên x ( x ≠ 3) ; sao cho x3 – 3 chia hết cho x – 3
Bài 4: ( 3 điểm)
Cho tam giác đều ABC, G là trọng tâm, đường cao AH. M là một điểm bất kì thuộc cạnh BC và I là trung điểm của AM. Hạ MD và ME lần lượt vuông góc với AB và AC.
Tứ giác DIEH là hình gì? Chứng minh.
Chứng minh rằng IH, DE, MG đồng quy.
Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho BM = CN. Xác định vị trí của M và N để độ dài đoạn thẳng MN là ngắn nhất.
ĐÁP ÁN
Bài 1: (2.5 điểm)
Nhận xét rằng: 2a + c – b = (a + c) + (a – b)
0.25đ
Nên: ab(a – b) – ac(a + c) + bc(2a + c – b)
=ab(a – b) – ac(a + c) + bc(a + c) + bc( a – b)
0.25đ
= (a – b) (ab + bc) – (a + c) (ac – bc)
0.25đ
= b( a- b)(a + c) – c(a + c)(a – b) = (a – b)(b – c)(a + c)
0.25đ
Ta có :
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Suy ra A = 1/3 hoặc A = -1/3
0.25đ
Vì y > x > 0 nên: x + y > 0 và x – y < 0. Do đó: A < 0
0.25đ
Vậy A = -1/3
0.25đ
Bài 2: (3 điểm)
Điều kiện: x ≠ ± b. Phương trình đã cho tương đương với:
x – a2x + a =
0.25đ
(*)
0.25đ
Biện luận:
Nếu : a ≠ ± 1 thì
+ Với : ≠ ± b thì PT có nghiệm duy nhất
0.25đ
+ Với : = ± b thì PT vô nghiệm
0.25đ
Nếu a = -1 (*) thành: 0x = 2. PT vô nghiệm
0.25đ
Nếu a = 1 (*) thành: 0x = 0. PT có vô số nghiệm x ≠ ± b
0.25đ
Theo đề bài ta có:
(x + y) yzt = xyzt + a , suy ra : a = y2zt (1)
0.25đ
x (y + z) zt = xyzt + b, suy ra : b = xz2t (2)
0.25đ
xy (z + t) t = xyzt + c , suy ra : c = xyt2 (3)
0.25đ
xyz (t+ x) = xyzt + d, suy ra : d = x2yz (4)
0.25đ
Nhân (1),(2),(3),(4) ta được điều phải chứng minh
0.50đ
Bài 3: (1.5 điểm) x3 – 3 = x3 – 27 + 24 = (x – 3)(x2 + 3x + 9) + 24
0.25đ
Theo yêu cầu đề bài (ycđb) : x3 – 3 chia hết cho x -3
Suy ra : 24 chia hết cho x – 3 hay x – 3 là ước của 24
0.25đ
Vậy x – 3 có thể nhận các giá trị : 1,2,3,4,6,8,12,24,-1,-2,-3……
0.25đ
Vì x là số tự nhiên nên x – 3 ≥ -3 và x ≠ 3, ta có :
0.25đ
x – 3 = -3 suy ra : n = 0,….. (tính tất cả các trường hợp)
0.50đ
Bài 4: (3 điểm)
ID = ½ AM, IH = ½ AM (đường trung tuyến trong tam giác vuông)
Suy ra ID = IH, nên tam giác IDH cân tại I
0.25đ
Ngoài ra: DIH = 2 DAH = 600
Nên tam giác DIH đều
0.25đ
Tương tự, tam giác IHE đều
0.25đ
Vậy DIEH là hình thoi
0.25đ
Gọi S là trung điểm AG, O là giao điểm của HI và DE
Tam giác HIS cho : OG // IS
0.25đ
Tam giác AMG cho : MG // IS
0.25đ
Từ đó có M, O, G thẳng hàng.
0.25đ
Kết luận IH, DE, MG đồng quy tại O.
0.25đ
Gọi P và Q lần lượt là hình chiếu của M và N trên AB.
Tam giác vuông AQN có góc A = 600 là nửa tam giác đều, nên AQ = ½ AN.
0.25đ
Tương tự, PB = ½ BM, suy ra PB = ½ NC.
Do đó AQ + PB = ½ AN + ½ NC = ½ AC.
0.25đ
Ta có MN ≥ PQ = AB – (AQ + PB) = AB – AC/2 = AB / 2 (không đổi)
0.25đ
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi MN = PQ = AB/2
Khi đó M, N lần lượt là trung điểm của BC và AC
0.25đ.
File đính kèm:
- De thi hoc sinh gioi lop 8 thanh pho Da Nang.doc