Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 môn: hoá học lớp 12 thời gian: 90 phút

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố:

A. Al và Br B. Al và Cl C. Mg và Cl D. Si và Br

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 môn: hoá học lớp 12 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së GD - §T b¾c giang Tr­êng THPT Yªn Dòng sè 2 -------------------- §Ò thi kh¶o s¸t chÊt l­îng lÇn 2 M«n: Ho¸ häc líp 12 Thêi gian: 90 phót -------------- Lưu ý: Thí sinh chọn đáp án và đánh dấu vào phiếu trả lời (ở trang 4) Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố: A. Al và Br B. Al và Cl C. Mg và Cl D. Si và Br Câu 2: Những đặc trưng nào sau đây của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn: A. điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Tỉ khối. C. Số lớp electron. D. Số electron lớp ngoài cùng. Câu 3: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần số oxi hoá của nitơ? A. NO < N2O < NH3 < B. < N2 < N2O < NO < NO2 < C. NH3 < N2 < NO2 < NO < D. NH3 < NO < N2O < NO2 < N2O5 Câu 4: Cho phản ứng M2Ox + HNO3 ® M(NO3)3 + ... Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là bao nhiêu? A. x = 1 B. x = 2 C. x = 1 hoặc x = 2 D. x = 3 Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? A. 3, 14, 9, 1, 7 B. 3, 28, 9, 1, 14 C. 3, 26, 9, 2, 13 D. 3, 28, 6, 1, 14 Câu 6: A là dung dịch chứa hai chất tan HCl và CuSO4 có pH=1. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch A đến khi lượng kết tủa sinh ra bắt đầu không thay đổi thì dùng hết 250 ml. Nồng độ của các chất tan trong A lần lượt là: A. 0,01 M và 0,24 M B. 0,1 M và 0,24 M C. 0,01 M và 2,4 M D. 0,1 M và 2,4 M Câu 7: Chọn câu trả lời sai trong các số câu sau đây: A. Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng C. Dung dịch có pH < 7 thì làm quỳ tím hoá đỏ D.Dung dịch có pH = 7 thì trung tính Câu 8: Hãy lùa chọn cách điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm từ các hoá chất sau: A. Thuỷ phân muối AlCl3 B. Tổng hợp từ H2 và Cl2 C.Clo tác dụng với nước D.NaCl tinh thể và H2SO4 đặc Câu 9: Cho V lit khí SO2 dư ở đktc tác dụng hết với dung dịch brom dư. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33 gam kết tủa. V nhận giá trị nào trong các phương án sau: A. 0,112 lit B. 0,224 lit C. 1,12 lit D. 2,24 lit Câu 10: Cho dần dần bột sắt vào 50 ml dung dịch CuSO4 0,2 M, khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Lượng mạt sắt đã dùng: A. 5,6 g B. 0,056 g C. 0,56 g D. Phương án khác Câu 11: điện phân nóng chảy 34,0g một oxit kim loại thu được 10,8g kim loại ở catot và 6,72 lit khí (đktc) ở anot. Công thức của oxit trên là: A. Fe2O3 B. Al2O3 C. Na2O D. CaO Câu 12: Các ion và nguyên tử nào sau đây có cấu hình electron 1s22s22p6? A. Na+ , Mg2+ , Al3+ , Cl- và Ne B. Na+ , Mg2+ , Al3+ , Cl- và Ar C. Na+ , Mg2+ , Al3+ , F- và Ne D. K+ , Ca2+ , Cr3+ , Br- và Kr Câu 13: Có 4 chất ở dạng bột: Al, Cu, Al2O3, CuO chỉ dùng một chất nào sau đây để nhận biết? A. Nước B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng Câu 14: Cho 3,9g K tác dụng với 101,8 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là A. 3,7% B. 5,3% C. 6,3% D. 3,6% Câu 15: Trộn 24g Fe2O3 với 10,8g Al rồi nung ở nhiệt độ cao, hỗn hợp sau phản ứng hòa tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đktc). . Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 40% B. 60% C. 80% D. 16,67% Câu 16: Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây? A. FeO và ZnO B. Fe2O3 và ZnO C. Fe3O4 D. Fe2O3 Câu 17: Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 26,05 g hỗn hợp FeCl2 và AlCl3 cho đến khi thu được kết tủa có khối lượng không đổi thì ngưng lại. đem kết tủa này nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 8g chất rắn. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là: A. 0,5 lít B. 0,6 lít C. 0,2 lít D. 0,3 lít Câu 18: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các hợp chất hữu cơ là: A. Chuyển hoá các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản dễ nhận biết B. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen C. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét tóc cháy D. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm hiđro dưới dạng hơi nước Câu 19: đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp hai ankan thu được 9,45 gam nước. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được lượng kết tủa là: A. 37,5 gam B. 52,5 gam C. 15,0 gam D. 16,5 gam Câu 20: Lấy một lượng Na kim loại tác dụng vừa đủ với 18,7 gam hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức thì thu được 29,7 gam sản phẩm. Công thức cấu tạo của một rượu có khối lượng phân tử nhỏ nhất là: A. C2H5OH B. CH3OH C. C3H7OH D. C3H6OH Câu 21: Cho 12,8 gam dung dịch rượu Y (trong nước có nồng độ 71,875% tác dụng với một lượng thừa natri thu được 5,6 lít khí (đktc). Biết tỉ khối hơi của Y đối với N2O bằng 0,97. Tìm công thức cấu tạo của Y. A. C2H4(OH)2  B. C3H6(OH)2  C. C2H5OH  D.C3H5(OH)3 Câu 22: Cho các chất có cấu tạo sau: (I) C6H5-NH2: (II) C6H5-OH (III) C6H5-CH2-OH (IV) C6H5-CH2-CH2-OH (V) (VI) (VII) (VIII) Những chất nào trong số các chất trên thuộc loại phenol? A. Tất cả các cấu tạo trên B. (I), (II), (III) và (IV) C. (V), (VI), (VII), (VIII) D. (II), (V), (VII), (VIII). Câu 23: Cho 1,24g hỗn hợp hai axit cacboxylic tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là: A. 1,93 g B. 2,93 g C. 1,90g D. 1,47g. Câu 24: Chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất ? A. CH3 - CH2 - OH B. C6H5 - OH C. HOOC- CH2 - Cl D. CH3 - COOH Câu 25: Cho hỗn hợp HCHO và H2 đi qua ống đựng bột niken nung nóng. Dẫn toàn bộ hỗn hợp thu được sau phản ứng vào bình nước lạnh để ngưng tụ hơi chất lỏng và hoà tan các chất có thể tan được thấy khối lượng bình tăng 11,8 g. Lấy dung dịch trong bình cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6g Ag. Khối lượng CH3OH tạo ra trong phản ứng hợp hiđro của HCHO là: A. 8,3 g B. 9,3 g C. 10,3 g D. 1,03 g Câu 26: Cho 4,2g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76g muối natri. Công thức cấu tạo có thể có của E là: A. HCOOCH3 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. Không có đáp án đúng Câu 27: Xà phòng hoá hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, cần dùng hết 200ml dung dịch NaOH nồng độ 1,5M. Các muối sinh ra sau khi xà phòng hoá được sấy đến khan và cân được 21,8 gam. Phần trăm khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp là: A. 50% và 50% B. 66,7% và 33,3% C. 75% và 25% D. Không xác định được Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Amin là hợp chất mà phân tử có nitơ trong thành phần B. Amin là hợp chất có một hay nhiều nhóm NH2 trong phân tử C. Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon D. A và B đúng Câu 29: Đốt cháy một amin đơn chức no thu được tỉ lệ số mol n(CO2)/n(H2O) = 2  : 3,5. Amin đã cho có tên gọi nào dưới đây? A. Metylamin B. đimetylamin C. Trimetylamin D. Isopropylamin Câu 30: Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây? A. Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 B. Anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 C. Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 D. Dung dịch saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 Câu 31: Đâu là đặc điểm cấu tạo đúng của saccarozơ: A. cấu tạo bởi hai gốc glucozơ, phân tử saccarozơ không có nhóm chức andehit nhưng có nhiều nhóm hidroxyl B. cấu tạo bởi một gốc glucozơ và một gốc fructozơ, phân tử saccarozơ không có nhóm chức andehit nhưng có nhiều nhóm hidroxyl C. cấu tạo bởi một gốc glucozơ và một gốc fructozơ, phân tử saccarozơ có nhóm chức andehit và có nhiều nhóm hidroxyl D. cấu tạo bởi hai gốc fructozơ, phân tử saccarozơ không có nhóm chức andehit nhưng có nhiều nhóm hidroxyl Câu 32: để điều chế tơ nilon – 6,6 bằng phản ứng trùng ngưng monome nào sau đây: A. hexametilenđiamin và axit ađipic B. glixin C. alanin D. glixin và alanin Câu 33: Có bốn chất lỏng đựng bốn lọ mất nhãn: toluen, rượu etylic, dung dịch phenol, dung dịch axit fomic. Để nhận biết có thể dùng thuốc thử nào sau đây: A. Quỳ tím, nước brom, natrihiđroxit B. Natri cacbonat, nước brom, natri kim loại C. Quỳ tím, nước brom, dung dịch kali cacbonat D. A, B, C đúng Câu 34: Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol HCOOH và 0,02 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là: A. 108 g B. 10,8 g C. 6,48 g D. 21,6 g Câu 35: Có bốn dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: anbumin, glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuốc thử sau để nhận biết các dung dịch trên (điều kiện có đủ): A. Quỳ tím B. Phenolphtalein D. HNO3 đặc D. CuSO4 Câu 36: Cho các hợp chất hữu cơ: phenyl metyl ete (anisol), toluen, anilin, phenol. Trong số các chất đã cho, những chất có thể làm mất màu dung dịch brom là: A. Toluen, anilin, phenol B. Phenyl metyl ete, anilin, phenol. C. Phenyl metyl ete, toluen, anilin, phenol. D. Phenyl metyl ete, toluen, phenol Câu 37: Cho biết sản phẩm chính của phản ứng khử nước của (CH3 )2CHCH(OH)CH3 ? A.2-metylbuten-1  B.3-metylbuten-1 C.2-metylbuten-2  D.3-metylbuten-2 Câu 38: Khử 1,6 gam hỗn hợp hai anđehit no bằng khí H2 thu được hỗn hợp hai rượu. Đem hai rượu này với H2SO4 đặc được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt hai olefin này được 3,52 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai anđehit đó là (cho H = 1; C =12; O = 16) A. HCHO, CH3CHO. B. CH3CHO, C2H5CHO. C. C2H5CHO, C3H7CHO. D. Không xác định được. Câu 39: Hòa tan 1,39 gam muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X. Thêm từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 0,1 M vào dung dịch X, lắc đều cho đến khi bắt đầu xuất hiện màu tím thì dừng lại. Thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng là bao nhiêu ml? A. 1ml B. 10ml C.15ml D.50ml Câu 40: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là: A. 0,1M B. 1M C. 1,5M D. 2M. Câu 41: Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỷ khối so với hiđro là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm (%) theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là: A. 25% N2, 25% H2 và 50% NH3. B. 25% NH3, 25% H2 và 50% N2. C. 25% N2, 25% NH3và 50% H2. D. 15% N2, 35% H2và 50% NH3. Câu 42: Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại E và F kế tiếp trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lit CO2 ở đktc. Kim loại E và F là: A. Be và Mg B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 43: Cho 4,48 lit khí CO (đktc) đi qua bột FeO nung nóng thì thu được chất rắn A có khối lượng giảm 1,6 gam so với khối lượng FeO ban đầu và hỗn hợp khí B. Thành phần % thể tích của các khí trong B là: A. 40%CO, 60%CO2 B. 100%CO2 C. 50%CO, 50%CO2 D. 30%CO, 70%CO2 Câu 44: Xét phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2. Vai trò của các chất là: A. Al là chất khử, nguyên tử H trong NaOH đóng vai trò là chất oxi hoá. B. Al là chất khử, nguyên tử O trong NaOH đóng vai trò là chất oxi hoá. C. Al là chất khử, nguyên tử H trong H2O đóng vai trò là chất oxi hóa. D. Al là chất khử, nguyên tử H trong cả NaOH và H2O đóng vai trò là chất oxi hoá. Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam so với ban đầu. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A. 53,6 gam. B. 54,4 gam. C. 92 gam D. 92,8 gam. Câu 46: Có hỗn hợp Fe2O3 và Cu. Lựa chọn cách nào để tách Cu khỏi hỗn hợp là tốt nhất: A. Cho vào dung dịch axit HCl B. Cho vào dung dịch HNO3 loãng C. Khử bằng CO sau đó hoà tan vào HCl D. Cho vào dung dịch AgNO3 dư Câu 47: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ khí metan theo cách nào sau đây? A. Nung axetat natri khan với hỗn hợp vôi tôi xút B. Phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ C. Tổng hợp từ C và H. D. Crackinh n-hexan. Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4g CO2 và 2,52g H2O, m có giá trị nào trong số các phương án sau? A. 1,48g B. 2,48 g C. 14,8g D. 24,7 g Câu 49: Crackinh (tách theo kiểu gãy mạch) butan đợc hỗn hợp chỉ gồm 5 hiđrocacbon có tỉ khối so với hiđro là 18,125. Hiệu suất phản ứng crackinh là: A. 20% B. 60% C. 40% D. 80% Câu 50: Cho phương trình hóa học: N2 + 3H2 2NH3; DH < 0 Khi nhiệt độ tăng, trạng thái cân bằng của phản ứng tổng hợp NH3 chuyển dịch theo chiều: A. thuận B. nghịch. C. không thay đổi D. không xác định được. 1 26 2 27 3 28 4 29 5 30 6 31 7 32 8 33 9 34 10 35 11 36 12 37 13 38 14 39 15 40 16 41 17 42 18 43 19 44 20 45 21 46 22 47 23 48 24 49 25 50 Lưu ý: Thí sinh không được sử dung bảng tuần hoàn!

File đính kèm:

  • docThi thu DH.doc
Giáo án liên quan