Đề thi khảo sát chất lượng lần I năm học 2007 - 2008 trường THCS Bạch Liêu, môn thi: Ngữ văn lớp 7

Phần I. Trắc nghiệm (3điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D vào câu trả lời đúng

Câu 1. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ "Sông núi nước Nam" là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ cô đúc, sáng rõ hoà trộn giữa biểu ý và biểu cảm

D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

Câu 2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ "Nhà thơ"?

A. Thi sĩ B. Thi nhân C. Thi gia D. Triết gia

Câu 3. Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác?

A. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, nhất là thương các chiến sĩ.

B. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của Người

C. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, lối sống hoà nhập với thiên nhiên

D. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước tha thiết và phong

thái chiến sĩ, thi sĩ của Bác.

Câu 4. Với ngôn ngữ bình dị, tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được

 thể hiện ở hai tầng nghĩa. Theo em, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ (xét

 về nghĩa thực và nghĩa ẩn)

A. Tả chiếc bánh trôi khi đang được luộc chín

B. Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng lần I năm học 2007 - 2008 trường THCS Bạch Liêu, môn thi: Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi khảo sát chất lượng lần I năm học 2007 - 2008 Trường THCS Bạch Liêu, Môn thi: Ngữ văn lớp 7, Thời gian làm bài 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (3điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D vào câu trả lời đúng Câu 1. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ "Sông núi nước Nam" là gì? A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp C. Ngôn ngữ cô đúc, sáng rõ hoà trộn giữa biểu ý và biểu cảm D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng Câu 2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ "Nhà thơ"? A. Thi sĩ B. Thi nhân C. Thi gia D. Triết gia Câu 3. Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác? A. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, nhất là thương các chiến sĩ. B. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của Người C. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, lối sống hoà nhập với thiên nhiên D. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước tha thiết và phong thái chiến sĩ, thi sĩ của Bác. Câu 4. Với ngôn ngữ bình dị, tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được thể hiện ở hai tầng nghĩa. Theo em, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ (xét về nghĩa thực và nghĩa ẩn) A. Tả chiếc bánh trôi khi đang được luộc chín B. Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Câu 5. Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ? A. Thay gia đổi thịt B. Chân ướt chân ráo C. Dãi nắng dầm sương D. Lá lành đùm lá rách Phần II. Tự luận (7 điểm) Câi 1 (1đ). Thay thế những từ in đậm trong các câu văn sau bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương. Nhận xét tác dụng của việc dùng thành ngữ. a, Bây giờ lão phải thẩn thơ giữa đồng ruộng mênh mông và vắng lặng ngắm trăng sáng, nhìn sương toả, nghe giun kêu dế khóc. b, Bệnh tình của anh ấy nặng lắm. Nhưng phải cố giắng đến cùng, may còn chút hi vọng. Câu 2 (2đ) Viết một đoạn văn ngắn ( 10 -> 15 câu) nói lên cảm nghĩ của em về hình ảnh "ổ trứng hồng" trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh Câu 3 (4đ). Phát biểu cảm nghĩ về vẽ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. Hướng dẫn chấm khảo sát chất lượng lần I Môn: Ngữ văn 7 Trường THCS Bạch Liêu Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu đúng cho 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D D B C D Phần II. Tự luận Câu 1 (2đ). - Học sinh tìm thành ngữ phù hợp để thay thế cho câu a, b, c. Mỗi câu đúng cho 0,25đ Cụ thể: a, Đồng không mông quạnh b, Còn nước còn tát - Nhận xét tác dụng của việc dùng thành ngữ: Dùng thành ngữ hàm súc, cô đọng hơn (lời ngắn mà ý nghĩa rộng). Đặc biệt thành ngữ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt (0,5đ) Câu 2 (2đ). - Hình thức đoạn văn hợp lý, câu văn đúng ngữ pháp (0,5đ) - Nội dung đoạn văn đảm bảo các ý sau (1,5đ): + Là hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc.: Đó là ước mơ tuổi thơ đi vào trong giấc ngũ đẹp, những giấc mơ hồng + Hạnh phúc bình dị, trong lành, tinh khiết của trẻ em nông thôn Việt Nam một thời gian khổ chiến tranh. + Là mục đích để cháu chiến đấu bảo vệ những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ... Câu 3 (4đ) * Yêu cầu: - Hình thức: Học sinh xác định được thể loại văn biểu cảm về giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Bố cục bài viết 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Từ ngữ trong sáng, giàu cảm xúc; lỗi về diễn đạt, dùng từ không đáng kể. - Nội dung: Tuỳ vào khả năng cảm nhận của học sinh, nhưng cần đạt được những yêu cầu sau: Bố cục Nội dung Điểm Mỡ bài - Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ - Cảm nhận chung: Đây là một bài thơ hay, thể hiện rõ tâm hồn của Bác 0,5 Thân bài - Vui thích vì được chiêm ngưỡng bức tranh đẹp về cảnh sắc núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng sáng - Xúc động vì biết thêm những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác (Yêu thiên nhiên, nặng lòng vì nước, vì dân, ung dung, lạc quan) - Khâm phục tài năng của một nhà thơ: viết bằng tiếng Việt dùng thể thơ cổ Trung Hoa để diễn tả tình cảm cách mạng của người Việt, sáng tạo hình ảnh đặc sắc 1,0 1,0 1,0 2Kết bài Khẳng định giá trị, sức sống của bài thơ trong lòng bạn đọc quácác thể hệ 0,5

File đính kèm:

  • docDe th KSCL 7.doc