Đề thi khảo sát môn Văn – Khối 12 năm học: 2008 – 2009 (Đề chẵn)

I.Trắc nghiệm (5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Trong các quan điểm sáng tác văn chương, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến điều gì?.

A- Văn chương nhất thiết phải chú ý đến mục đích chính trị.

B- Phải chú ý đến đối tượng thưởng thức.

C- Phải chú ý đến hình thức nghệ thuật.

D- Cả A,B và C.

Câu 2: Nét độc đáo , nổi bật nhất của nghệ thuật châm biếm trong " Vi hành" (Nguyến Ái Quốc) là gì ?.

A- Nghệ thuật chơi chữ. B- Tình huống truyện.

C- Nghệ thuật liên hệ tương đồng tương phản. D- Những lời bình luận của người viết.

Câu 3: Tập " Nhật ký trong tù" (Hồ Chí Minh) được viết trong giai đoạn nào?.

A- Từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1941.

B- Từ mùa thu năm 1941 đến mùa thu năm 1942.

C- Từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.

D- Từ mùa thu năm 1943 đến mùa thu năm 1944.

Câu 4: Từ nào dưới đây coi là " nhãn tự" trong bài thơ " chiều tối " của chủ tịch Hồ Chí Minh?.

A- Quyện (mỏi) B- Cô (lẻ loi)

C- Hồng (hồng) D- Mộ (chiều tối)

Câu 5: Sự hợp âm của hai từ " chinh nhân" và " chinh đồ" trong câu thứ 3 của bài thơ " Giải đi sớm" (Hồ Chí Minh) đã mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?.

A- Gợi chí khí, khí phách của người cách mạng.

B- Gợi vẻ đẹp của hình ảnh người ra đi.

C- Làm ẩn đi hình ảnh buồn bã, cô đơn của người tù.

D- Gợi lên âm hưởng chắc khoẻ và tâm thế tự tin của người chíên sỹ cách mạng.

Câu 6: Hai chữ " nghênh diện" trong bản phiên âm của bài thơ " Giải đi sớm" ( Hồ Chí Minh) thể hiện tư thế gì của người tù trên đường chuyển nhà lao trước thiên nhiên giá lạnh ?.

A- Kiên cường bất khuất. B- Hiên ngang thách thức

C- Bình tĩnh chủ động D- Nhẫn nhục cam chịu

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát môn Văn – Khối 12 năm học: 2008 – 2009 (Đề chẵn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mạcđĩnh chi Đề thi chẵn Đề thi khảo sát môn Văn – khối 12 Năm học: 2008 – 2009. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.Trắc nghiệm (5 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng trong các câu sau: Câu 1: Trong các quan điểm sáng tác văn chương, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến điều gì?. A- Văn chương nhất thiết phải chú ý đến mục đích chính trị. B- Phải chú ý đến đối tượng thưởng thức. C- Phải chú ý đến hình thức nghệ thuật. D- Cả A,B và C. Câu 2: Nét độc đáo , nổi bật nhất của nghệ thuật châm biếm trong " Vi hành" (Nguyến ái Quốc) là gì ?. A- Nghệ thuật chơi chữ. B- Tình huống truyện. C- Nghệ thuật liên hệ tương đồng tương phản. D- Những lời bình luận của người viết. Câu 3: Tập " Nhật ký trong tù" (Hồ Chí Minh) được viết trong giai đoạn nào?. A- Từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1941. B- Từ mùa thu năm 1941 đến mùa thu năm 1942. C- Từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. D- Từ mùa thu năm 1943 đến mùa thu năm 1944. Câu 4: Từ nào dưới đây coi là " nhãn tự" trong bài thơ " chiều tối " của chủ tịch Hồ Chí Minh?. A- Quyện (mỏi) B- Cô (lẻ loi) C- Hồng (hồng) D- Mộ (chiều tối) Câu 5: Sự hợp âm của hai từ " chinh nhân" và " chinh đồ" trong câu thứ 3 của bài thơ " Giải đi sớm" (Hồ Chí Minh) đã mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?. A- Gợi chí khí, khí phách của người cách mạng. B- Gợi vẻ đẹp của hình ảnh người ra đi. C- Làm ẩn đi hình ảnh buồn bã, cô đơn của người tù. D- Gợi lên âm hưởng chắc khoẻ và tâm thế tự tin của người chíên sỹ cách mạng. Câu 6: Hai chữ " nghênh diện" trong bản phiên âm của bài thơ " Giải đi sớm" ( Hồ Chí Minh) thể hiện tư thế gì của người tù trên đường chuyển nhà lao trước thiên nhiên giá lạnh ?. A- Kiên cường bất khuất. B- Hiên ngang thách thức C- Bình tĩnh chủ động D- Nhẫn nhục cam chịu Câu 7: Bài thơ không nằm trong tập “Nhật kí trong tù”. Hồ Chí Minh viết bài này khi đã được giải thoát khỏi cảnh tù đày. Đó là bài thơ nào? A. “Chiều tối”. B. “Ngắm trăng”. C. “Mới ra tù tập leo núi”. D. “Đi đường”. Câu 8: Bác viết “Tuyên ngôn độc lập” vào ngày tháng năm nào? A. 19 / 8 / 1945. B. 26 / 8 / 1945. C. 2 / 9 / 1945. D. 28 / 8 / 1945. Câu 9: Là giai đoạn văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đó là giai đoạn văn học nào? A. 1930 – 1945. B. 1954 - 1965. C. 1945 – 1975. D. Sau 1975. Câu 10: Theo quan niệm của Nguyễn Đình Thi, đặc trưng cơ bản nhất của thơ là gì ? A. Biểu hiện tâm hồn con người B. Phản ánh hiện thực cuộc sống của đất nước C. Biểu hiện truyền thống lịch sử của dân tộc. D. Phản ánh hiện thực cách mạng. Phần II – Tự luận (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô - xtôi –ep –xki ? Đề 2: Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ? Lưu ý: Phần trắc nghiệm làm trực tiếp ra đề, phần tự luận làm ra giấy kiểm tra. Đáp án: Phần I: Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,2 điểm. Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: D. Câu 6: C. Câu 7: C. Câu 8: B. Câu 9: A. Câu 10: B. Câu 11: C. Câu 12: B. Câu 13: B. Câu 14: A. Câu 15: A. Phần II. Tự luận. Đề 1: Học sinh cần làm rõ: -“Vi hành” là một tác phẩm được sáng tác vì mục đích cách mạng. - Phải làm rõ được sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn ái Quốc trong nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật: có nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng chủ yếu là tạo ra “tình huống nhầm lẫn” giữa Khải Định đi “vi hành” với tác giả, khiến câu chuyện vừa thú vị, hấp dẫn lại có tác dụng châm biếm sâu cay, đả kích mạnh mẽ. Đề 2: Học sinh cần phải nêu được cảm nhận về những nét đặc sắc của tác phẩm: - Cách phác hoạ bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối bằng bút pháp cổ điển, hình ảnh thơ mang tính ước lệ...Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Người. - Cách phác hoạ cảnh sinh hoạt của con người nơi xóm núi với hình ảnh con người chủ động, khoẻ khoắn trong lao động và hình ảnh lò than “rực hồng”...Thấy được sự vận động của cảnh vật trong thơ Bác luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn đến vui, từ sự bị động sang tư thế chủ động... Đó chính là chất “thép” trong hồn thơ Hồ Chí Minh. Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng cơ bản nhất yêu cầu học sinh cần phải đề cập được bằng nhiều cách khác nhau. Người chấm cần trân trọng những cảm nhận mang tính cá nhân người làm bài dù chưa thật sâu sắc, miễn sao những cảm nhận đó không lệch chuẩn.

File đính kèm:

  • docDe thi khao sat dau nam_Chan.doc
Giáo án liên quan