Đề thi lại môn Vật lý 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 ĐIỂM)

 Khoanh tròn đáp án đúng

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A . Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm

B . Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm.

Câu 2: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A . Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, rắn, lỏng D. Khí, lỏng, rắn.

Câu 3: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng?

A . Chất rắn nở ra khi nóng lên B. Chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lại môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI LẠI MÔN VẬT LÝ 6 NĂM HỌC: 2012-2013 Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian chép đề ) Đề lẻ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 ĐIỂM) Khoanh tròn đáp án đúng Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A . Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm B . Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 2: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A . Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, rắn, lỏng D. Khí, lỏng, rắn. Câu 3: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng? A . Chất rắn nở ra khi nóng lên B. Chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 4: Trường hợp nào sau đây không xảy ra hiện tượng nóng chảy? A . Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến C . Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 5 : Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A . Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nóng. D. Nước trong cốc càng lạnh. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A . Sương đọng trên lá cây B. Sự tạo thành hơi nước C. Sự tạo thành sương mù D. Sự tạo thành mây. Câu 7: Ngưng tụ và bay hơi là hai quá trình : A.Giống nhau B. Tương tự nhau C. Ngược nhau D.Trùng nhau Câu 8: Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ : A. Khí quyển B. Trong các thí nghiệm C. Cơ thể người D. Trong thí nghiệm và cơ thể II,PHẦN TỰ LUẬN: (6ĐIỂM) Câu 9: a.Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể (1)…………sang thể (2) ………… b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố (3)……………..(4) … và(5)………. c. Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ (6)…………..đông đặc ở nhiệt độ (7)……. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ (8) …………….. Câu 10 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Trường THCS Đại Nài –Thành phố Hà tĩnh ĐỀ THI LẠI MÔN VẬT LÝ 6 NĂM HỌC: 2012-2013 Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian chép đề ) Đề chẵn I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 ĐIỂM) Khoanh tròn đáp án đúng Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A . Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm B . Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 2: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A . Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, rắn, lỏng D. Khí, lỏng, rắn. Câu 3: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng? A . Chất rắn nở ra khi nóng lên B. Chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 4: Trường hợp nào sau đây không xảy ra hiện tượng nóng chảy? A . Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến C. Đúc một cái chuông đồng. D . Đốt một ngọn đèn dầu Câu 5 : Nước đựng trong cốc bay hơi càng chậm khi: A . Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nóng. D. Nước trong cốc càng lạnh. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A . Sương đọng trên lá cây B. Sự tạo thành hơi nước C. Sự tạo thành sương mù D. Sự tạo thành mây. Câu 7: Ngưng tụ và bay hơi là hai quá trình : A.Giống nhau B. Tương tự nhau C.Trùng nhau D. Ngược nhau Câu 8: Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ : A. Khí quyển B. Trong các thí nghiệm C. Cơ thể người D. Trong thí nghiệm và cơ thể II,PHẦN TỰ LUẬN: (6ĐIỂM) Câu 9: a.Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể (1)…………sang thể (2) ………… b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố (3)……………..(4) … và(5)………. c. Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ (6)…………..đông đặc ở nhiệt độ (7)……. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ (8) …………….. Câu 10 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Trường THCS Đại Nài –Thành phố Hà tĩnh ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 ĐIỂM) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đề chẵn D A D C C B C C Đề lẽ D D D C C B C C II,PHẦN TỰ LUẬN: (6ĐIỂM) Câu 9 : (4 điểm) ,điền đúng mỗi chỗ 0,5 điểm (1) lõng (2) hơi (3) nhiệt độ (4)Gió (5) diện tích mặt thoáng (6) 800C (7)800C (8) nóng chảy ( Lưu ý : chổ (3),(4) ,(5) có thể đổi vị trí cho nhau Câu 10: 2 điểm . Ban đêm trời lạnh hơi nước trong không khí gạp lạnh ngưng tụ lại trên các lá cây tạo thành sương

File đính kèm:

  • docde kiem tra lai ly 6.doc
Giáo án liên quan