Đề thi mẫu môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2009 (Có đáp án)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I. (3,0 điểm)

Trình bày chủ trương mới của Đảng Cộng sản Đông Dương qua các hội nghị Ban Chấp

hành Trung ương họp tháng 11 – 1939 và tháng 5 – 1941.

Câu II. (4,0 điểm)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện những biện pháp

nào để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn

về tài chính?

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm một câu dành cho chương trình đó (câu

III.a hoặc III.b)

Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

Trình bày tình hình kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000

Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)

Tại sao Liên Xô và Mĩ lại chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Nêu những biến đổi chính của

tình hình kinh tế thế giới sau sự kiện đó.

pdf4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi mẫu môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2009 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI MẪU MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT 2009 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I. (3,0 điểm) Trình bày chủ trương mới của Đảng Cộng sản Đông Dương qua các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp tháng 11 – 1939 và tháng 5 – 1941. Câu II. (4,0 điểm) Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện những biện pháp nào để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính? II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm một câu dành cho chương trình đó (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trình bày tình hình kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000 Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao Liên Xô và Mĩ lại chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Nêu những biến đổi chính của tình hình kinh tế thế giới sau sự kiện đó. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Trình bày chủ trương mới của Đảng Cộng sản Đông Dương qua các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp tháng 11 – 1939 và tháng 5 – 1941. a) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 11 – 1939 - Họp tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. 0,25 I. ( 3,0 điểm) - Xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, - Thay thế khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công, nông, bình đẳng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa. 0,50 - Về phương pháp cách mạng: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp. Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương 0,50 - Nghị quyết của Hội nghị đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng 0,25 b) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 5 – 1941 - Họp tại Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. 0,25 - Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất - Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 0,50 - Quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, đổi tên các hội Phản đế thành đội Cứu quốc; - Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. 0,50 - Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 11 – 1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc 0,25 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện những biện pháp nào để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính? a) Củng cố chính quyền cách mạng - Ngày 6 – 1 – 1946, tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước, đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội - Ngày 2 – 3 – 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến, lập Ban dự thảo Hiến pháp 0,50 II (4,0 điểm) - Tháng 11 – 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân 0,50 chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua - Việt Nam Giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn; tháng 5 – 1946, đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Lực lượng dân quân, tự vệ phát triển mạnh 0,50 b) Thanh toán nạn đói, nạn dốt - Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đề ra nhiều biện pháp cấp thời, tổ chức quyên góp, kêu gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo cho nhau; đẩy mạnh tăng gia sản xuất; 0,50 - Chính quyền cách mạng bãi bỏ các thứ thuế vô lý, giảm tô, giảm thuế, tạm cấp ruộng đất 0,50 - Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. 0,50 c) Giải quyết khó khăn về tài chính - Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nướcxây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” 0,50 - Chính phủ ra Sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam (1 – 1946). Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (11 – 1946) 0,50 II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) III.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trình bày tình hình kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000 a) Tình hình kinh tế của các nước Tây Âu - Giai đoạn 1945 – 1950: Các nước Tây Âu đều bị thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác - san”, đến năm 1950, nền kinh tế của các nước tư bản Tây Âu đã cơ bản phục hồi. 0,75 - Giai đoạn 1950 – 1973: Nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh. Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có nền khoa học – kỹ thuật phát triển cao, hiện đại. 0,75 - Giai đoạn 1973 – 1991: Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, các nước Tây Âu bị lâm vào khủng hoảng và suy thoái hoặc phát triển không ổn định. Tây Âu luôn gặp phải sự cạnh tranh từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới. 0,75 - Giai đoạn 1991 – 2000: Sau một đợt suy thoái, kinh tế Tây Âu phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 0,75 Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao Liên Xô và Mĩ lại chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau sự kiện đó. a) Liên Xô và Mĩ chấm dứt “Chiến tranh lạnh” - Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Man- ta, Bu-sơ và Goóc-ba-chốp tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh. Nguyên nhân: - Thứ nhất, cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập kỷ làm cho 2 nước suy giảm thế mạnh so với các cường quốc khác. 0,50 - Thứ hai, sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âuđã đặt ra nhiều khó khăn và thách thức; các nước này trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với Mĩ, còn Liên Xô lúc này nền kinh tế lâm vào trì trệ, khủng hoảng. - Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. 0,50 b) Những biến đổi chính của tình hình thế giới - Một là: Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành. 0,50 - Hai là: Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. 0,50 - Ba là: Sự tan rã của Liên Xô tạo lợi thế tạm thời cho Mĩ. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. 0,50 - Bốn là: Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình được củng cố nhưng ở nhiều khu vực, tình hình lại không ổn định với những cuộc xung đột, nội chiến kéo dài. Nguồn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT). Hướng dẫn: Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_mau_mon_lich_su_thi_tot_nghiep_thpt_2009_co_dap_an.pdf