Đề thi môn Văn khối 11 – Học kỳ II năm học 2011 – 2012

I. Lí thuyết

Câu 1: (1 đ) Trình bày những nét chính về cuộc đời V. Huy – gô.

Câu 2: (2 đ) Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ nửa trang đến một trang giấy thi) thể hiện suy nghĩ của em về Lòng hiếu thảo

II. Làm văn: Em hãy phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1 đ) HS làm đủ các ý sau:

Vích-to Huy-gô (1802 – 1885 ) là một thiên tài nở sớm và rọi sang từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.(0.25 đ) Thời thơ ấu, Huy-gô phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn (0.25 đ). Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng(0.25 đ). Huy-gô là một người suốt đời có những hoạt xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại (0.25 đ).

Câu 2: (2 đ) HS làm đúng dạng bài theo các ý sau:

* GT: (0.5 đ) HT là sự tri ân, hiểu biết công ơn cha mẹ, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục ta đồng thời phải có những hành động cụ thể đền đáp công ơn ấy

*- Vì sao phải HT: (0.25 đ)

+ Cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta

+ Chữ “hiếu” là thước đo phẩm chất của mỗi con người.

*- Biểu hiện: (0.5 đ)

+ Gia đình: Vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ (Thúy Kiều bán mình chuộc cha, Lục Vân Tiên khóc thương mẹ đến mù mắt)

+ Nhà trường: Nghe lời thầy cô, cố gắng học tập đạt kết quả cao => cha mẹ vui lòng (Tấm gương GS Ngô Bảo Châu)

+ XH: Tham gia các hoạt động xã hội, cố gắng trở thành người công dân tốt => niềm tự hào cho cha mẹ

*- Phản bác: (0.25 đ)

+ Nhiều người bất hiếu với cha mẹ: đánh đập, bạc đãi, đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão

+ HT không có nghĩa là cha mẹ nói gì thì làm lấy mà phải có chính kiến đúng đắn của mình. Có nhiều bậc cha mẹ vì ham lợi ích trước mắt mà xúi gịuc con cái làm việc phạm pháp

*- Bài học: (0.5 đ)

+ HT là bổn phận, là nghĩa vụ của mỗi người: vâng lời cha mẹ, phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, giúp đỡ cha mẹ

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Văn khối 11 – Học kỳ II năm học 2011 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI MÔN VĂN KHỐI 11 – HK II NĂM HỌC 2011 – 2012 I. Lí thuyết Câu 1: (1 đ) Trình bày những nét chính về cuộc đời V. Huy – gô. Câu 2: (2 đ) Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ nửa trang đến một trang giấy thi) thể hiện suy nghĩ của em về Lòng hiếu thảo II. Làm văn: Em hãy phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. ĐÁP ÁN Câu 1: (1 đ) HS làm đủ các ý sau: Vích-to Huy-gô (1802 – 1885 ) là một thiên tài nở sớm và rọi sang từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.(0.25 đ) Thời thơ ấu, Huy-gô phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn (0.25 đ). Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng(0.25 đ). Huy-gô là một người suốt đời có những hoạt xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại (0.25 đ). Câu 2: (2 đ) HS làm đúng dạng bài theo các ý sau: * GT: (0.5 đ) HT là sự tri ân, hiểu biết công ơn cha mẹ, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục ta đồng thời phải có những hành động cụ thể đền đáp công ơn ấy *- Vì sao phải HT: (0.25 đ) + Cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta + Chữ “hiếu” là thước đo phẩm chất của mỗi con người. *- Biểu hiện: (0.5 đ) + Gia đình: Vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ (Thúy Kiều bán mình chuộc cha, Lục Vân Tiên khóc thương mẹ đến mù mắt) + Nhà trường: Nghe lời thầy cô, cố gắng học tập đạt kết quả cao => cha mẹ vui lòng (Tấm gương GS Ngô Bảo Châu) + XH: Tham gia các hoạt động xã hội, cố gắng trở thành người công dân tốt => niềm tự hào cho cha mẹ *- Phản bác: (0.25 đ) + Nhiều người bất hiếu với cha mẹ: đánh đập, bạc đãi, đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão… + HT không có nghĩa là cha mẹ nói gì thì làm lấy mà phải có chính kiến đúng đắn của mình. Có nhiều bậc cha mẹ vì ham lợi ích trước mắt mà xúi gịuc con cái làm việc phạm pháp *- Bài học: (0.5 đ) + HT là bổn phận, là nghĩa vụ của mỗi người: vâng lời cha mẹ, phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, giúp đỡ cha mẹ… II. Làm văn: a. Yêu cầu * Về nội dung: HS phải nắm vững về nghị luận và phân tích dựa vào các ý sau: + Niềm vui sướng, say mê náo nức của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. + Nhận thức sâu sắc về lẽ sống + Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. * Về kĩ năng : - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận phân tích . - Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. b/ Biểu điểm : - Điểm 5- 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên ; kĩ năng phân tích tốt, văn viết trôi chảy, có cảm xúc ; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1-2 lỗi). - Điểm 3- 4 : Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; Hiểu nội dung, viết khá trôi chảy; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp . - Điểm 1- 2 : Không nắm vững nội dung, phân tích sơ sài sơ sài, thiếu nhiều ý ; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0.0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.

File đính kèm:

  • docDe thi 11 Hk2.doc
Giáo án liên quan