Đề thi olympic môn hoá học lớp 10 thời gian làm bài: 120 phút

CÂU I: (6 ĐIỂM)

1. Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M, R có công thức MaRb, trong đó R chiếm 6,667% khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4, còn trong hạt nhân R có n’ = p’, trong đó n, p, n’, p’ là số nơtron và số prôton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt prôton trong phân tử Z bằng 84 và

a + b = 4. Tìm công thức phân tử của Z?

2. Một hợp chất X chứa 46,67% về khối lượng sắt, phần còn lại là lưu huỳnh. Tìm công thức của quặng? Từ X, hãy điều chế 2 khí có tính khử (bằng phản ứng trực tiếp). Giải thích và so sánh tính khử của chúng, cho ví dụ chứng minh?

 

doc1 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic môn hoá học lớp 10 thời gian làm bài: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HÀ NỘI AMSTERDAM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 120’ CÂU I: (6 ĐIỂM) Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M, R có công thức MaRb, trong đó R chiếm 6,667% khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4, còn trong hạt nhân R có n’ = p’, trong đó n, p, n’, p’ là số nơtron và số prôton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt prôton trong phân tử Z bằng 84 và a + b = 4. Tìm công thức phân tử của Z? Một hợp chất X chứa 46,67% về khối lượng sắt, phần còn lại là lưu huỳnh. Tìm công thức của quặng? Từ X, hãy điều chế 2 khí có tính khử (bằng phản ứng trực tiếp). Giải thích và so sánh tính khử của chúng, cho ví dụ chứng minh? Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho mỗi khí sục qua các dung dịch FeCl2, CuCl2, Ba(OH)2, BaCl2 và cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (tạo ra khí NO). CÂU II: (3,5 ĐIỂM) 1. Đối với mỗi chất sau đây: F2O, NF3, BF3. Hãy cho biết: Số cặp electron liên kết và không liên kết của nguyên tử trung tâm? Cấu trúc hình học của phân tử? 2. Cho biết giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất của một số nguyên tố thuộc chu kì 3: Nguyên tố Si P S Cl I1 (kJ/mol) 786 1012 1000 1251 Nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất ở chu kì 3: Nguyên tố Na Mg Al Si P t0nc (o C) 99 649 660 1410 44 Hãy giải thích sự biến đổi đó? CÂU III: (4,5 ĐIỂM) Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 2a mol SO2 và a mol O2 (có mặt V2O5) ở t0C và áp suất P. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về t0C, áp suất trong bình lúc đó là P’. Biết ở t0C các chất đều ở thể khí. Hãy nêu nguyên tắc dựa vào giá trị P’ hoặc tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng cũng như sử dụng các dung dịch NaOH, Br2, BaCl2 để xác nhận rằng hiệu suất của phản ứng nhỏ hơn 100%? Từ 0,1 mol H2SO4 có thể điều chế 1,12 lít; 2,24 lít; 3,36 lít khí SO2 (đktc) được không? Nếu được, minh hoạ bằng các ví dụ cụ thể? Viết đầy đủ các phương trình phản ứng. CÂU IV: ( 2,5 ĐIỂM) Axít HCl là một axít có ứng dụng nhiều trong công nghiệp và sản xuất. Điều chế HCl có 2 phương pháp: + Phương pháp 1: Cho muối clorua tác dụng với axít H2SO4đặc ( rồi hoà tan khí HCl vào H2O). + Phương pháp 2: Tổng hợp từ H2 và Cl2. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này đều không được dùng để điều chế HBr, HI. Hãy: Viết phương trình phản ứng cho cả 2 phương pháp trên? Tại sao không sử dụng cả 2 phương pháp trên để điều chế HBr, HI? Giải thích? Hãy đề nghị phương pháp điều chế HBr, HI (chỉ yêu cầu viết phương trình phản ứng )? CÂU V: (3,5 ĐIỂM) Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hoá trị không đổi. Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, đun nóng thu được dung dịch A và 13,216 lit hỗn hợp khí B có khôí lượng là 26,34 gam gồm NO2 và NO. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch A thấy có m gam kết tủa trắng không tan trong dung dịch axit dư ở trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M? Tính m và % khối lượng các chất trong X? Cho Ca=40; Cu=64; Fe=56; Mg=24; Zn=65; H=1; O=16; N = 14; Cl=35,5; C=12; S=32; Học sinh không được sử dụng Bảng Hệ thống tuần hoàn

File đính kèm:

  • docolympic10ha noi am 2008.doc
Giáo án liên quan