Đề thi thử đại học lần 1 Môn: Sinh học - Mã đề thi: 825

Câu 1. Ở cà chua gen A: quả đỏ, a: quả vàng. Cho cây quả đỏ tứ bội lai với một cây cà chua khác thu được 342 cây quả vàng: 31 cây quả đỏ. Phép lai phù hợp là:

A. AAAa x Aa B. AAaa x Aa C. AAaa x aa D. Aaaa x AAaa

Câu 2. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng khi nói về đột biến gen:

A. Đột biến xôma không thể di truyền qua sinh sản hữu tính

B. Đột biến gen khi đã được phát sinh sẽ được biểu hiện ngay thành thể đột biến

C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá

D. Đột biến gen khi đã được phát sinh sẽ được sao chép để truyền lại thế hệ sau

Câu 3. Yếu tố quy định giới hạn năng suất của một giống cây trồng, vật nuôi là:

A. Điều kiện đất đai B. Kiểu gen. C. Điều kiện khí hậu D. Kĩ thuật chăm sóc

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 1 Môn: Sinh học - Mã đề thi: 825, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề thi: 825 Trường THPT Đặng Thúc Hứa Môn: Sinh học Thi thử đại học lần 1 Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi này có 4 trang Câu 1. Ở cà chua gen A: quả đỏ, a: quả vàng. Cho cây quả đỏ tứ bội lai với một cây cà chua khác thu được 342 cây quả vàng: 31 cây quả đỏ. Phép lai phù hợp là: A. AAAa x Aa B. AAaa x Aa C. AAaa x aa D. Aaaa x AAaa Câu 2. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng khi nói về đột biến gen: A. Đột biến xôma không thể di truyền qua sinh sản hữu tính B. Đột biến gen khi đã được phát sinh sẽ được biểu hiện ngay thành thể đột biến C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá D. Đột biến gen khi đã được phát sinh sẽ được sao chép để truyền lại thế hệ sau Câu 3. Yếu tố quy định giới hạn năng suất của một giống cây trồng, vật nuôi là: A. Điều kiện đất đai B. Kiểu gen. C. Điều kiện khí hậu D. Kĩ thuật chăm sóc Câu 4. Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là: A. Sự xuất hiện bò sát bay và chim B. Sự xuất hiện hạt kín C. Cá xương phát triển thay thế cá sụn D. Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát Câu 5. Những bệnh tìm thấy ở người do hiện tượng di tryền chéo là: A. Đao, Claiphentơ B. Mù màu, máu khó đông C. Bạch cầu ác tính, mù màu D. Ung thư máu, bạch tạng Câu 6. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài và số liên kết hidro của gen là: A. Đảo nucleotit B. Mất nucleotit C. Đảo và thay nucleotit D. Thêm nucleotit Câu 7. Đối với sâu bọ, dù ta dùng một loại thuốc trừ sâu mới với liều lượng cao cũng không hi vọng diệt được toàn bộ chúng cùng lúc Nguyên nhân sâu xa là do: A. Thuốc trừ sâu làm tăng thêm đặc tính chống thuốc của sâu bọ. B. Trong quần thể sâu bọ xuất hiện các đột biến kháng thuốc C. Thuốc trừ sâu đó không đủ hiệu lực D. Quần thể sâu bọ có tính đa hình về kiểu gen. Câu 8. Trong kỹ thuật cấy gen, tế bào nhận thường được sử dụng là tế bào vi khuẩn, do tế bào vi khuẩn có đặc điểm: A. Sinh sản nhanh. B. Bộ nhiễm sắc thể đơn giản. C. Thích nghi với nhiều loại môi trường. D. Dễ bị đột biến. Câu 9. Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức hình thành loài thường gặp ở: A. Thực vật, Lưỡng cư, bò sát. B. Thực vật, thân mềm, sâu bọ. C. Thực vật, sâu bọ D. Chim, thú Câu 10. Cho cây cà chua thân cao, quả đỏ lai với nhau, thu được 4000 cây gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 160 cây cà chua thân thấp, quả vàng. Biết rằng mỗi tính trạng chỉ do một gen quy định và mọi diễn biến trong giảm phân của quá trình tạo trứng và hạt phấn là như nhau và không có đột biến. Kiểu gen của cặp cà chua bố mẹ và tần số hoán vị gen là: A. Dị hợp chéo, f= 40% B. Dị hợp đều, f= 20% C. Dị hợp đều, f= 40% D. Dị hợp chéo, f= 20% Câu 11. Theo học thuyết tiến hoá của Đac-Uyn, nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là: A. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể B. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính C. Chọn lọc tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị của sinh vật. D. Tác động của ngoại cảnh hoặc thay đổi tập quán hoạt động của sinh vật trong thời gian dài. Câu 12. Gen C và D liên kết với nhau và cách nhau 15 đơn vị MoocGan. Các cá thể dị hợp tử của cả 2 gen được giao phối với cá thể đồng hợp lặn. Nếu tổ hợp lai trên cho 1000 cá thể con, thì số con có kiểu hình tái tổ hợp là: A. 150 B. 30 C. 300 D. 15 Câu 13. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt di truyền học vi khuẩn khi phage xâm nhập vào vi khuẩn là: A. Phage cắt ADN của vikhuẩn và tự sao ADN của mình B. 1-2% trường hợp vỏ capsit có lắp bộ gen phage chứa ADN của vi khuẩn. C. Phage tổng hợp vỏ capsít. D. Phage lắp ADN vào vỏ capsít. Câu 14. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân (Tiếp hợp lệch)giữa các cromatit trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I dẫn đến xuất hiện đột biến: A. Đảo đoạn B. Lặp đoạn C. Chuyển đoạn tương hỗ D. Chuyển đoạn không tương hỗ Câu 15. Đơn vị cơ sở của loài là: A. Quần thể B. Quần xã C. Cá thể D. Nòi Câu 16. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở đặc điểm: A. Có thành phần loài phong phú và số lượng cá thể nhiều B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau. C. Có nhiều tầng phân bố D. Có nhiều cá thể Câu 17. Mạch polinucleotit cấu trúc bậc I có dặc điểm: A. Bắt đầu bằng đường đeoxiribo và kết thúc bằng axit H3PO4, chiều 3' → 5' B. Bắt đầu bằng đường đeoxiribo và kết thúc bằng axit H3PO4, chiều 5' → 3'. C. Bắt đầu bằng axit H3PO4 và kết thúc bằng đường đeoxiribo, chiều 5' → 3'. D. Bắt đầu bằng axit H3PO4 và kết thúc bằng đường đeoxiribo, chiều 3' → 5' Câu 18. Bằng chứng quan trọng nhất để khẳng định người có nguồn gốc động vật là: A. Bằng chứng về phôi học B. Bằng chứng về tập tính học C. Bằng chứng về giải phẫu học D. Bằng chứng về di truyền học Câu 19. Một người đàn bà mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông thì tỉ lệ con gái ( Trong số con gái của họ) bị bệnh máu khó đông là: A. 50% B. 100% C. 25% D. 75% Câu 20. Sự đa hình cân bằng về kiểu gen và kiểu hình của các nhóm máu trong quần thể người được giải thích là: A. Do sự củng cố những đột biến ngẫu nhiên trung tính. B. Do quần thể người là quần thể giao phối. C. Do các alen có hại trong quần thể đã bị đào thải. D. Do tác động đồng đều của chọn lọc tự nhiên. Câu 21. Trong các nhân tố tiến hoá thì nhân tố góp phần thúc đẩy nhanh sự phân ly tính trạng ở sinh vật là: A. Quá trình đột biến B. Quá trình giao phối C. Sự cách ly D. Quá trình chọn lọc tự nhiên Câu 22. Trong kỹ thuật tái tổ hợp ADN vector là: A. Enzim nối các đoạn ADN với nhau. B. Mẫu ADN dùng để xác định 1 gen nào đó. C. Plasmit, phage được dùng để đưa gen vào tế bào nhận D. Enzim cắt ADN thành các đoạn ngắn. Câu 23. Thành phần không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã là: A. mARN B. Riboxôm C. tARN D. ADN Câu 24. Đặc điểm nổi bật của người tối cổ Pitêcantrôp là: A. Biết chế tạo công cụ bằng đá B. Biết dùng lửa thành thạo C. Có bộ não giống người ngày nay D. Thuận tay phải Câu 25. Một quần thể ngẫu phối đã đạt tới tần số tương đối của gen A là 70%. Tỉ lệ phần trăm của đồng hợp tử lặn aa trong quần thể đó là: A. 0,3 B. 0,9 C. 0,03 D. 0,09 Câu 26. Để tạo được ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là: A. Thực hiện được lai kinh tế. B. Thực hiện được phép lai xa C. Tạo ra các dòng thuần chủng. D. Thực hiện lai cải tiến. Câu 27. Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa bằng cách tạo thể song nhị bội, người ta sử dụng: A. 5-BU B. EMS C. NMU. D. Conxixin Câu 28. Với đối tượng nào thì người ta không sử dụng phương pháp gây đột biến đa bội lẻ để tăng năng suất cây trồng: A. Dưa hấu B. Lúa, ngô C. Táo D. Nho Câu 29. Để phân biệt một tính trạng nào đó do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính, người ta sử dụng phương pháp: A. Tự thụ phấn B. Lai tế bào C. Lai thuận nghịch D. Lai phân tích Câu 30. Dạng đột biến làm thay đổi vị trí các gen mà không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên NST là: A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 31. Các gen nằm trên NST thường. Gen A: gen át chế đồng thời qui định lông trắng. Gen a: không át chế. Gen B: qui định lông xám. Gen b: quy định lông đen. Tỷ lệ kiểu hình ở con lai là 6 lông trắng: 1 lông đen: 1 lông xám được tạo ra từ phép lai: A. AaBB x aaBb B. AaBb x AaBB C. aaBb x Aabb D. AaBb x Aabb Câu 32. Sự không phân ly của một cặp NST nào đó sẽ tạo nên các dạng giao tử: A. 2n-1 và 2n+1 B. n và n-1 C. n -1 và n+1 D. 2n và 0 Câu 33. Ở người, màu mắt nâu là trội và màu mắt xanh là lặn. Khi một người đàn ông mắt nâu kết hôn với một người phụ nữ mắt xanh và họ có con trai mắt nâu; con gái mắt xanh. Có thể kết luận chắc chắn rằng: A. Cả 2 cha mẹ đều đồng hợp tử B. Người đàn ông mang kiểu gen dị hợp về màu mắt. C. Màu mắt liên kết với giới tính D. Người đàn ông không phải là cha đẻ của những đứa con đó Câu 34. Để thu được 1 số dòng đột biến có lợi ở một số giống lúa NN5, NN8, Trân Châu lùn như cho nhiều hạt, ít rụng, chín sớm...các nhà chọn giống nước ta đã sử dụng phương pháp: A. Tác động phối hợp giữa tia gamma và chất EMS B. Tác động phối hợp giữa tia X và tia gamma C. Tác động phối hợp giữa tia gamma và chất NMU. D. Ngâm hạt lúa vào hoá chất trước khi gieo. Câu 35. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamác là: A. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật B. Chứng minh được sinh giới ngày nay là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. C. Đề xuất quan niệm người có nguồn gốc động vật. D. Đề xuất khái niệm biến dị, nêu lên tính vô hướng của biến dị Câu 36. Ở đậu Hà Lan: Gen A quy định hoa màu Tím, gen a quy định hoa màu trắng. Một thí nghiệm khi cho những cây hoa màu Tím tự thụ phấn thu được kết quả với tỉ lệ: Tím : trắng = 5,25 : 1 Sở dĩ thu được kết quả như trên là do: A. Đột biến ở giao tử của P theo chiều a → A với tần số là 10% hoặc 18% B. Đột biến ở giao tử của P theo chiều a → A với tần số là 12% hoặc 16% C. Đột biến ở giao tử của P theo chiều A → a với tần số là 12% hoặc 16% D. Đột biến ở giao tử của P theo chiều A → a với tần số là 10% hoặc 18% Câu 37. Trong các dạng biến đổi gen cấu trúc, dạng gây hậu quả lớn nhất là: A. Mất cặp nucleotít đầu tiên B. Thay một cặp nucleotit ở đoạn giữa C. Mất 3 cặp nucleotit trước mã kết thúc D. Thêm một cặp nucleotit ở đoạn cuối Câu 38. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng: A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi luôn dẫn đến sự hình thành loài mới. B. Con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường lai xa và đa bội hoá . C. Hình thành loài mới là cơ sở để hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. Sự xuất hiện loài mới luôn kèm theo các đặc điểm thích nghi mới. Câu 39. Điểm khác biệt nhất của phương pháp lai tế bào so với các phương pháp lai khác là: A. Lai giữa hai dòng tế bào sinh dưỡng B. Lai giữa hai dòng tế bào sinh dục C. Tạo ra được giống mới mang nhiều đặc điểm quý. D. Giao phối giữa các cơ thể thuộc các loài xa nhau Câu 40. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung. Đó là kết quả của quá trình: A. Đồng quy tính trạng. B. Phân ly tính trạng. C. Tiến hoá D. Hình thành các đặc điểm thích nghi. Câu 41. Hệ sinh thái có cấu trúc hoàn chỉnh và tương đối ổn định, là do: A. Có chu trình tuần hoàn vật chất B. Luôn giữ cân bằng C. Có cấu trúc lớn nhất D. Có nhiều mắt xích liên quan đến nhau, nhiều chuỗi và lưới thức ăn hoàn thiện. Câu 42. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào không phải là ví dụ về thích nghi sinh thái: 1-con bọ rùa có đốm trên lưng, mang màu tương phản. 2- Con bọ que có thể chuyển sang màu nâu. 3-con bọ lá giống chiếc lá. 4-con tắc kè tự đổi màu. 5- Người đồng bằng lên miền núi, số lượng hồng cầu tăng. A. 3,5 B. 1,2,3,4 C. 1,2,4 D. 1,3 Câu 43. Việc gây đột biến nhân tạo ở vi sinh vật nhằm mục đích: A. Tạo ra các dòng thuần chủng. B. Tạo ra các chủng, loài vi sinh vật mới. C. Tạo ra các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất sinh khối mạnh. D. Tăng sức đề kháng cho vi sinh vật. Câu 44. Nhân tố tiến hoá làm biến đổi tần số tương đối của các alen trong mỗi gen theo hướng xác định là: A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối. C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình cách ly. Câu 45. Khi gen trong tế bào chất bị đột biến thì: A. Gen đột biến phân bố thường không đều ở tế bào con B. Không làm thay đổi kiểu hình do gen đó quy định C. Luôn được di truyền thông qua sinh sản hữu tính D. Không được di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. Câu 46. Những mầm mống đầu tiên của sự sống được hình thành trong giai đoạn tiến hoá: A. Hoá học B. Tiền sinh học C. Lý học D. Sinh học Câu 47. Phương pháp lai ban đầu làm tăng tỷ lệ thể dị hợp sau đó tăng dần tỷ lệ thể đồng hợp là: A. Lai khác thứ B. Lai cải tiến giống C. Lai kinh tế D. Lai cận huyết Câu 48. Sự giao phối không ngẫu nhiên trong quần thể sẽ: A. Làm thay đổi tần số tương đối của các alen nhưng không làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể B. Không làm thay đổi tần số tương đối các alen nhưng làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể. C. Không làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể. D. Làm thay đổi tần số tương đối của các alen. Câu 49. Nếu trong quá trình tái bản ADN một phân tử Acridin chèn vào sợi mới thì sẽ xảy dạng đột biến: A. Thay một cặp nu trong gen B. Đảo vị trí các nu trong gen C. Mất một cặp nu trong gen D. Thêm một cặp nu trong gen Câu 50. Gen đột biến hơn gen bình thường 1 liên kết hidro, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Hoá chất nào gây ra đột biến này là: A. EMS (etylmetal sunfonat) B. NMU (nitrôzô mêtyl urê) C. 5-BU(5- brom uraxin) D. Acridin.

File đính kèm:

  • docTHI THU DAI HOC.doc