Câu 1: Có một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được hai người con gái
đều có dạng XO, trong đó một ngưòi biểu hiện bệnh mù màu, còn người kia không biểu hiện bệnh mù
màu, cho biết không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST xảy ra. Có thể giải thích hiện tượng trên
bằng cơ chế nào sau đây?
A. Có sự rối loạn phân bào giảm phân ở bố và có thể ở cả mẹ.
B. Có sự rối loạn phân bàp giảm phân I ở mẹ
C. Có sự rối loạn phân bào giảm phân II của mẹ
D. Có sự rối loạn phânbào giảm phân I và II ở mẹ
Câu 2: Loại đột biến nào sau đây tạo nên ”thể khảm”trên cơ thể?
A. đột biến gen xảy ra trong tế bào sinh dưỡng của một mô nào đó
B. đột biến trong giảm phân tạo giao tử
C. đột biến trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
D. đột biến trong gen trội xảy ra trong nguyên phân của tế bào đỉnh sinh trưởng.
Câu 3: Ở một loài sinh vật có số nhóm gen liên kết bằng 10. Do đột biến NST bộ nhiễm sắc thể có 22
chiếc. Đây là đột biến :
A. thể tứ nhiễm B. thể tứ bội
C. thể tam nhiễm D. thể tứ nhiễm hoặc tam nhiễm kép
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học Sinh học - Lần thứ 1 - Mã đề: 302, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.VIETMATHS.com
Mã đề 302 1/6
KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ I
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn : SINH
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh:........................................ MÃ ĐỂ 302
Số báo danh:.................................................
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Có một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được hai người con gái
đều có dạng XO, trong đó một ngưòi biểu hiện bệnh mù màu, còn người kia không biểu hiện bệnh mù
màu, cho biết không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST xảy ra. Có thể giải thích hiện tượng trên
bằng cơ chế nào sau đây?
A. Có sự rối loạn phân bào giảm phân ở bố và có thể ở cả mẹ.
B. Có sự rối loạn phân bàp giảm phân I ở mẹ
C. Có sự rối loạn phân bào giảm phân II của mẹ
D. Có sự rối loạn phânbào giảm phân I và II ở mẹ
Câu 2: Loại đột biến nào sau đây tạo nên ”thể khảm”trên cơ thể?
A. đột biến gen xảy ra trong tế bào sinh dưỡng của một mô nào đó
B. đột biến trong giảm phân tạo giao tử
C. đột biến trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
D. đột biến trong gen trội xảy ra trong nguyên phân của tế bào đỉnh sinh trưởng.
Câu 3: Ở một loài sinh vật có số nhóm gen liên kết bằng 10. Do đột biến NST bộ nhiễm sắc thể có 22
chiếc. Đây là đột biến :
A. thể tứ nhiễm B. thể tứ bội
C. thể tam nhiễm D. thể tứ nhiễm hoặc tam nhiễm kép
Câu 4: Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu
nào dưới đây không chính xác?
A. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT.
B. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã
qua chọn lọc.
C. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu
gen aabbccdd.
D. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước
một cách ngẫu nhiên.
Câu 5: Vai trò của ĐB đảo đoạn NST là ?
A. Có ý nghĩa với sự tiến hoá của hệ gen vì vật chất DT được bổ sung.
B. Dùng xác định vị trí của gen trên NST.
C.Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
D. Vai trò quan trọng trong hình thành loài mới
Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên xảy ra ở các cấp độ nào sau đây:
A. Cá thể, quần thể, quần xã. B. Giao tử, phân tử, NST.
C. Cá thể, quần thể. D .Dưới cá thể, cá thể, trên cá thể.
Câu 7: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì:
www.VIETMATHS.com
Mã đề 302 2/6
A. Không là thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
B. Không làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể
C. Làm cho đột biến lặn đi và các tổ hợp dị hợp và không được biểu hiện thành kiểu hình
D. Không tạo nên sự đa hình của quần thể
Câu 8: Ở một loài thực vật kiểu gen aa làm cho cây bất thụ,một quần thể của loài thực vật này ở
thế hệ xuất phát (P1) có thành phần kiểu gen 100% Aa nếu xảy ra quá trình tự thụ phấn liên tục thì tần
số các alen A,a ở thế hệ (P4) lần lượt là?
A. 0,8- 0,2 B. 0,5 -0,5 C. 0,166 – 0,834 D. 0.875 – 0.125
Câu 9: Thực vật có hạt và bò sát xuất hiện ở giai đoạn:
A. Đại cổ sinh B. Kỷ các bon C. Kỷ krêta D. Kỷ Odovic
Câu 10: Bệnh hói đầu ở người do 1 gen trên nhiễm sắc thể thường quy định, gen này trội ở nam , lặn
ở nữ. Xác suất để một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp về tính trạng này sinh 1 đứa con trai đầu
lòng bị hói, 1 đứa con gái sau không hói là:
A. 0,0469 B. 0,0938 C. 0,1406 D. 0,2813
Câu 11: Giả sử trên một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản
giống nhau, trên một chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 4 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN
mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN tính đến thời điểm quan sát là
A. 32. B. 40. C. 76. D. 80.
Câu 12: Ở người bệnh mù màu do một gen lặn nằm trên NST giới tính X( không có alen trên Y) qui
định. Xét 1 quần thể người trên một hòn đảo có 10000 cá thể gồm 5000 đàn ông và 5000 phụ nữ, thấy
có tám người phụ nữ bị mù màu. Nếu quần thể cân bằng di truyền thì tỷ lệ người đàn ông bị bệnh mù
màu là bao nhiêu?
A. 9,984% B. 9,6% C. 7,68% D. 4%
Câu 13: Kiểu tác động nào sau đây giữa các gen thường được chú ý trong việc nâng cao năng suất của
nhiều giống cây trồng, vật nuôi ?
A. tương tac bổ sung giữa các gen không alen.
B. tương tác át chế giữa các gen trội không alen.
C. tương tác cộng gộp giữa các gen trội không alen.
D. tương tác trội không hoàn toàn.
Câu 14: Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại ?
A. Bệnh Đao. B. Bệnh Tơcnơ. C. Bệnh Patau. D. Bệnh Claifentơ.
Câu 15: Ở một loài động vật xét 2 tính trạng, 1gen qui định 1 tính trạng,trong phép lai AaBb x
AaBb, nếu tỷ lệ phân li đời con là: 2 : 4 : 2 :1 : 2 : 1, điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. 2 tính trạng đều di truyền theo qui luật trội không hoàn toàn.
B. 1 Tính trạng di truyền theo qui luật trội không hoàn toàn, tính trạng kia trội hoàn toàn
C. 1 tính trạng di truyền theo qui luật trội không hoàn toàn, còn tính kia gây chết ở trạng thái đồng hợp trội
D. 1 tính trạng gây chết ở trạng thái đồng hợp còn tính trạng kia di tuyền theo qui luật trội hoàn toàn
Câu 16: Trong tự nhân đôi AND, chiều tổng hợp của mạch mới là chiều nào ?
A. Chiều 5’ 3’ cùng chiều tổng hợp với các đoạn Okazaki trên mạch sau
B. Chiều 5’ 3’ cùng chiều di chuyển của enzim AND polymeraza
C. Chiều 5’ 3’ cùng chiều với chiều di chuyển của enzim tháo xoắn
D. Chiều 3’ 5’ ngược chiều tổng hợp với các đoạn Okazaki trên mạch sau
Câu 17: Chu trình cacbon trong sinh quyển :
A. là quá trình tái sinh toàn bộ năng lượng trong hệ sinh thái
B. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
Câu 18: Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8) có khoảng 4x 108 cặp nucleotit. Nếu chiều dài trung
bình của NST ruồi ở kỳ giữa dài khoảng 4 mm thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần?
www.VIETMATHS.com
Mã đề 302 3/6
A. 6000 B.3000 C.4250 D. 2150
Câu 19: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ
lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên
bằng
A. 3 thế hệ. B. 4 thế hệ. C. 5 thế hệ. D. 6 thế
hệ.
Câu 20: Ở tằm gen A – tạo trứng màu sẫm trội hoàn toàn so với a – tạo trứng tằm trắng. Các gen này
chỉ có trên X không có alen trên Y.Dùng ngài đực và ngài cái có kiểu gen thế nào để chọn được tằm đực
ở thế hệ sau ngay từ trứng?
A. Xa Xa x XAY B. XAXa x XaY C. XAXa x XaY D. XAXA x XaY
Câu 21: Những nhận xét nào dưới đây qua lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng?
A. Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp
lý
B. Sự chuyển biến từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn là một bước quan trọng trong quá trình tiến
hoá
C. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu dẫn tới sự biến đổi trước hết ở động vật và qua đó ảnh hưởng tới
thực vật
D. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn lịch với lịch sử phát triển của quả đất
Câu 22: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định
quả bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích F1 dị hợp , F2
thu được: 800 thân cao, quả bầu dục; 800 thân thấp, quả tròn; 200 thân cao, quả tròn; 200 thân thấp,
quả bầu dục. F1 có kiểu gen và tần số hoán vị gen là
A.
aB
Ab , 10 % B.
ab
AB , 10 % C.
ab
AB , 20 % D.
aB
Ab , 20 %
Câu 23: Cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm liên quan đến sự không phân li của:
A. 1 cặp NST ở thể 1 nhiễm và 3 cặp NST ở thể 3 nhiễm B. 1 cặp NST
C. 2 cặp NST D. 3 cặp NST
Câu 24: Cho lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen Ab // aB, nếu đời con có 5000 cá thể thì khả năng
có bao nhiêu cá thể mang kiểu hình biến dị tổ hợp? Biết rằng một gen qui định một tính trạng, các tính
trạng trội là trội hoàn toàn và xảy ra hoán vị với tần số bằng 20%
A. 1000 B. 2000 C. 3000 D. 4000
Câu 25: Để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen ta dùng phương pháp
nào?
A. Nuôi cấy hạt phấn hoặc tự thụ phấn B. Nuôi cấy hạt phấn
C. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo D. Dung hợp tế bào trần
Câu 26: Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là:
A. Sư thay đổi điều kiện địa chất ở kỉ thứ Ba
B. Lao động, tiếng nói và tư duy
C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên
Câu 27: Một quần thể thực vật ban đầu có 345AA + 567Aa + 123aa. Nếu quần thể thực vật đó tự thụ
phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì tần số kiểu gen aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu ?
A. ≈ 0,57. B. ≈ 0,36. C. ≈ 0,07. D. ≈ 0,09.
Câu 28: Trên mARN axitamin Xêrin được mã hóa bởi bộ ba UXA. Vậy tARN mang axitamin này có bộ
ba đối mã là
A. 5’ AGU 3’ B. 3’ AGT 5’ C. 5’ UGA 3’ D. 3’ TGA 5’
Câu 29: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu
xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu hoạch được
900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, khi thu
www.VIETMATHS.com
Mã đề 302 4/6
hoạch sẽ có tỉ lệ hạt vàng (theo lí thuyết) là:
A. 3/4. B. 2/8. C. 3/8. D. 1/2.
Câu30: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi thì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò
A. Cung cấp biến dị di truyền cho tiến hóa. B. Thúc đẩy đấu tranh sinh tồn
C. Tạo ra các kiểu gen thích nghi. D. Sàng lọc và giữ lại những kiểu gen thích nghi.
Câu 31: Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan giao phối thuộc dạng cách li nào?
A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí.
C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học.
Câu 32: Điểm giống nhau giữa đột biến gen trong tế bào chất và đột biến gen trong nhân là:
A. đều xảy ra trên ADN trong nhân tế bào.
B. phát sinh trên ADN dạng vòng.
C. phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định.
D. không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
Câu 33: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd với mỗi gen qui định một tính trạng. Kết quả ít được
nghiệm đúng trong thực tế là:
A. F1 có 27 kiểu gen. B. số loại giao tử của P là 8.
C. F1 có 8 kiểu hình. D. F1 có tỉ lệ kiểu gen bằng (1 : 2 : 1)3
Câu 34: Vai trò của chuỗi và lưới thức ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất là đảm bảo :
A. quá trình trao đổi chất bên trong B. mối quan hệ dinh dưỡng
C. tính khép kín D. tính bền vững
Câu 35: Mức đa dạng của q.xã không phụ thuộc vào:
A. sự cạnh tranh giữa các loài B. kích thước cá thể trong q.thể
C. mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt D. mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh
Câu 36: Bố (1), mẹ (2) đều bình thường. Con gái (3) bình thường, con trai (4) bị bệnh Z, con trai (5)
bình thường. Con trai (5) lấy vợ (6) bình thường sinh con gái (7) bị bệnh Z. Có thể kết luận bệnh này
nhiều khả năng bị chi phối bởi
A. gen trội trên NST thường qui định. B. gen lặn trên NST giới X qui định.
C. gen lặn trên NST thường qui định. D. gen trội trên NST giới tính qui định.
Câu 37: Ở một loài thú, tính trạng màu sắc lông do một dãy alen quy định:HV : lông vàng; HN:
lông nâu; HĐ : lông đen; HT : lông trắng.
Phép lai 1: lông vàng x lông trắng 100% lông vàng.
Phép lai 2: lông đen x lông đen 3 lông đen : 1 lông nâu.
Phép lai 3: lông nâu x lông vàng 1 lông vàng : 2 lông nâu : 1 lông trắng. Dựa vào kết quả các
phép lai trên. Hãy xác định tương quan trội lặn giữa các alen:
A. HT >HĐ >HV >HN B. HĐ >HN >HV >HT
C. HV >HĐ >HN >HT D. HN >HĐ >HV >HT
Câu 38: Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A= 3/7 G. Sau ĐB, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ: A/ G ≈
42,18%.Số LK hiđrô của gen ĐB là:
A. 2070. B. 2433. C. 2430. D. 2427.
Câu 39: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là:
A. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST trong thụ tinh.
B.sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo ra
các loại giao tử và và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
C. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm
phân.
D. các gen nằm trên các NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
Câu 40: Thành tựu nổi bật của phương pháp dung hợp tế bào trần là:
A.Chuyển gen của loài này sang loài khác.
B.Tạo giống mới từ các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại, mà lai hữu tính không thực hiện được.
www.VIETMATHS.com
Mã đề 302 5/6
C.Trao đổi gen giữa hai loài khác nhau, làm hai loài đều cho năng suất cao.
D. Tạo loài mới từ các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại, mà lai hữu tính không thực hiện được
PhÇn riªng – ThÝ sinh chØ ®îc lµm mét trong hai phÇn ( phÇn A hoÆc B)
A. Theo ch¬ng tr×nh n©ng cao (10 c©u, tõ c©u 41 ®Õn c©u 50)
Câu 41: Qúa trình tiến hóa bắt đầu bằng những biến đổi di truyền trong đơn vị tiến hóa cơ sở :
A.Cá thể, quần thể. B. Quần thể C. Quần thể, loài D. Cá thể, quần thể, loài
Câu 42: Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện alen mới trong quần thể?
A.Đột biến B.Đột biến, chọn lọc, di nhập gen
C. Đột biến, di nhập gen D. Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên
Câu 43: Câu nói nào sau đây là chính xác nhất ?
A. Quá trình hình thành đặc điểm mới thích nghi tất yếu dẫn đến hình thành loài mới.
B. Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới.
C. Quá trình hình thành đặc điểm mới thích nghi là cơ sở dẫn đến hình thành loài mới.
D. Đặc điểm mới thích nghi là kết quả của các đột biến phát sinh trong môi trường mới.
Câu 44: Việc sử dụng acrridin gây đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit có ý nghĩa gì ?
A. Biết được công thức phân tử của acridin.
B. Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba, có tính chất liên tục, không gối.
C. Gây đột biến gen tạo giống vật nuôi mới .
D. Cho thấy quá trình tái bản của ADN có thể không theo đúng mẫu.
Câu 45: Thực vật sử dụng 30 - 40% lượng chất hữu cơ quang hợp được cho các hoạt động sống,
khoảng 60 - 70% lượng chất hữu cơ được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. Phần chất hữu cơ
được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng được gọi là:
A. sản lượng sinh vật sơ cấp thô. B. sản lượng sinh vật sơ cấp tinh.
C. sản lượng sinh vật thứ cấp. D. sản lượng còn lại của sinh vật.
Câu 46: Màu lông ở thú do gen gồm 4 alen quy định. Trong quần thể này có tối đa bao nhiêu kiểu gen
của 4 alen này ?
A. 10. B. 8. C.10 hoặc 14. D. 24.
Câu 47: Sự đa hình cân bằng trong quần thể giao phối ví dụ như tỉ lệ các nhóm máu A, B, O và AB ở
quần thể người ta là một minh chứng cho:
A.Vai trò của đột biến gen và giao phối đối với quá trình tiến hoá
B.Trạng thái cân bằng trong quần thể giao phối
C.Quá trình củng cố các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên không liên quan đến tác dụng của chọn
lọc
D.Chọn lọc ổn định
Câu 48: Trong quần xã, những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn vẫn có thể chung sống hòa bình
với nhau trong một sinh cảnh. Đó là nhờ :
A. chúng kiếm ăn ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
B. chúng kiếm ăn ở những tầng không gian khác nhau trong sinh cảnh.
C. có sự phân li về kích thước mỏ, mồm dẫn đến sử dụng thức ăn có kích thước khác nhau.
D. có sự phân li ổ sinh thái giữa các loài đó.
Câu 49: Ở một loài sinh sản hữu tính, quan sát một tế bào đang ở kỳ giữa lần phân bào II của giảm
phân ta thấy có 14 cromatit, cho biết giảm phân diễn ra bình thường. Loài này có khả năng tạo ra bao
nhiêu loại thể 3 nhiễm kép?
A. 42 B. 21 C. 24 D. 28
Câu 50: Gen mã hóa cho một phân tử prôtêin hoàn toàn chính có 298 axit amin, một đột biến xảy ra
làm cho gen mất 3 cặp nuclêôtit ở những vị trí khác nhau trong cấu trúc của gen nhưng không liên
www.VIETMATHS.com
Mã đề 302 6/6
quan đến bộ ba mã khởi đầu và bộ ba mã kết thúc. Trong quá trình sao mã môi trường nội bào đã cung
cấp 5382 ribônuclêôtit tự do. Hãy cho biết đã có bao nhiêu phân tử mARN được tổng hợp?
A. 4 mARN B. 6mARN C. 8mARN D. 5mARN
B. Theo ch¬ng tr×nh chuÈn (10 c©u, tõ c©u 51 ®Õn c©u 60)
Câu 51: Trong chọn cây trồng và vật nuôi giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra
các biến dị tổ hợp là :
A. Gây đột biến gen B. Gây đột biến NST C. Lai hữu tính D. Nhân bản vô tính
Câu 52: Phát biểu nào không đúng?
Trong mô hình cấu trúc của Opêron Lac
A. Vùng khởi động là vị trí gắn của ARN polimeraza khởi đầu quá trình phiên mã.
B. Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó chất cảm ứng bám vào và điều hoà phiên mã
C. Vùng Z,Y, A là các gen cấu trúc quy định tổng hợp enzim tham gia phân giải đường Lactozơ.
D. Gen điều hoà (R) không thuộc Opêron có vai trò tổng hợp prôtêin điều hòa.
Câu 53: Ruột thừa ở người:
A. Tương tự manh tràng ở động vật có vú
B. Là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ
C. Có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật có vú
D. Là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật có vú
Câu 54: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao
B. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thẻ trong quần thể trở nên đối kháng
C. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể
D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể
Câu 55: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
A. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
B. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường cạn.
C. Môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.
D. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn.
Câu 56: Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc
là:
1.Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
2. Đều sử dụng hơn 20 loại aa để cấu tạo nên protein.
3. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các aa và trình tự các nucleotit càng giống nhau.
4. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào.
Phương án đúng là:
A. 1,2, và 4. B. 1,3 và 4. C. 1,2,3 và 4. D. 1,2 và 3.
Câu 57: Nếu P dị hợp 2 cặp gen, hoạt động của các NST trong giảm phân là như nhau thì trong số
các quy luật di truyền sau đây, quy luật nào cho số loại kiểu gen nhiều nhất ở thế hệ lai ?
A. tương tác gen. B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D.liên kết gen.
Câu 58: Nguồn biến dị di truyền của quần thể không được tạo ra từ yếu tố nào sau đây ?
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di chuyển các giao tử từ các quần thể khác vào. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 59: Tác động của loại tác nhân nào làm cho hai bazơ timin trên cùng mạch liên kết với nhau
(dimetin hoá) gây ra đột biến gen?
A. 5 - Brôm uraxin. B. Acridin. C. Guanin dạng hiếm (G*). D. Tia tử ngoại (UV).
Câu 60: Thực hiện phép lai: P. AaBbDdEe x aaBBDdEe. tỉ lệ kiểu gen AaBbddee ở F1 là:
www.VIETMATHS.com
Mã đề 302 7/6
A. 1/16. B. 1/32. C. 1/64. D. 1/128.
--------------HẾT----------
File đính kèm:
- de_thi_thu_dai_hoc_sinh_hoc_lan_thu_1_ma_de_302.pdf