Câu 1: Yếu tố nào sau đây làm thay đổi đột ngột tần số alen của một gen trong quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. di - nhập gen.
C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 2: Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể được ứng dụng trong công nghệ:
A. tạo đột biến gen. B. tạo gen mới.
C. tạo giống cây không hạt. D. chuyển gen.
Câu 3: Vì sao C là nguyên tố hóa học quan trọng nhất trong cơ thể sinh vật?
A. Vì C có trong CO2 làm nguyên liệu cho quang hợp.
B. Vì C có nhiều trong môi trường, làm nguồn thức ăn cho mọi sinh vật.
C. Vì C chiếm tỉ lệ lớn và tạo khung cho các hợp chất hữu cơ trong cơ thể.
D. Vì C là thành phần cấu trúc nên khung xương của động vật.
Câu 4: Trong chọn giống hiện đại, để tạo giống mới phải kết hợp:
A. sử dụng đột biến tự nhiên, lai tạo, chọn lọc. B. gây đột biến gen, lai tạo, chọn lọc.
C. gây đột biến nhiễm sắc thể, lai tạo, chọn lọc. D. gây đột biến, lai tạo, chọn lọc.
Câu 5: Ở một loài động vật, da đen trội so với da trắng, lông quăn trội so lông thẳng. Tần số hoán vị gen giữa hai cặp gen trên là 20%. Cho các cá thể dị hợp cân giao phối với nhau. Xác định tỷ lệ các loại kiểu hình ở thế hệ lai. Biết hoạt động của nhiễm sắc thể ở hai giới giống nhau.
A. 66% da đen, quăn: 9% da đen, thẳng: 9% da trắng, quăn: 16% da trắng, thẳng.
B. 25% da đen, quăn: 50% da đen, thẳng: 25% da trắng, quăn.
C. 9/ da đen, quăn: 3 da đen, thẳng: 3 da trắng, quăn: 1 da trắng, thẳng.
D. 25% da đen, thẳng: 50% da đen, quăn: 25% da trắng, quăn.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học Sinh học - Mã đề: 136 - Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2010-2011
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 136
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Yếu tố nào sau đây làm thay đổi đột ngột tần số alen của một gen trong quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. di - nhập gen.
C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 2: Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể được ứng dụng trong công nghệ:
A. tạo đột biến gen. B. tạo gen mới.
C. tạo giống cây không hạt. D. chuyển gen.
Câu 3: Vì sao C là nguyên tố hóa học quan trọng nhất trong cơ thể sinh vật?
A. Vì C có trong CO2 làm nguyên liệu cho quang hợp.
B. Vì C có nhiều trong môi trường, làm nguồn thức ăn cho mọi sinh vật.
C. Vì C chiếm tỉ lệ lớn và tạo khung cho các hợp chất hữu cơ trong cơ thể.
D. Vì C là thành phần cấu trúc nên khung xương của động vật.
Câu 4: Trong chọn giống hiện đại, để tạo giống mới phải kết hợp:
A. sử dụng đột biến tự nhiên, lai tạo, chọn lọc. B. gây đột biến gen, lai tạo, chọn lọc.
C. gây đột biến nhiễm sắc thể, lai tạo, chọn lọc. D. gây đột biến, lai tạo, chọn lọc.
Câu 5: Ở một loài động vật, da đen trội so với da trắng, lông quăn trội so lông thẳng. Tần số hoán vị gen giữa hai cặp gen trên là 20%. Cho các cá thể dị hợp cân giao phối với nhau. Xác định tỷ lệ các loại kiểu hình ở thế hệ lai. Biết hoạt động của nhiễm sắc thể ở hai giới giống nhau.
A. 66% da đen, quăn: 9% da đen, thẳng: 9% da trắng, quăn: 16% da trắng, thẳng.
B. 25% da đen, quăn: 50% da đen, thẳng: 25% da trắng, quăn.
C. 9/ da đen, quăn: 3 da đen, thẳng: 3 da trắng, quăn: 1 da trắng, thẳng.
D. 25% da đen, thẳng: 50% da đen, quăn: 25% da trắng, quăn.
Câu 6: Ở thực vật, thể tam bội thường
A. hữu thụ. B. có tế bào sinh dưỡng rất nhỏ.
C. có hạt to. D. bất thụ.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là thường biến?
A. Trong khóm hoa xuất hiện một bông hoa có cánh to và nhiều cánh hơn các bông khác.
B. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc vân hoa theo nền môi trường.
C. Bọ lá có cánh giống lá cây.
D. Lá cây xương rồng biến thành gai.
Câu 8: Từ đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa đã chứng tỏ điều gì?
A. Đặc điểm của hệ động, thực vật của các vùng địa lí là do môi trường sống của vùng đó quyết định.
B. Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lý của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.
C. Đặc điểm của hệ động, thực vật của các vùng địa lí là do nguồn gốc của các loài quyết định.
D. Đặc điểm của hệ động, thực vật của các vùng địa lí là do quan hệ của các loài quyết định.
Câu 9: Hiện tượng tự tỉa thưa là
A. quan hệ cạnh tranh cùng loài. B. quan hệ hỗ trợ cùng loài.
C. quan hệ cạnh tranh khác loài. D. quan hệ hỗ trợ khác loài.
Câu 10: Khi chuyển gen vào vi khuẩn E.Côli người ta thường dùng thể truyền là
A. thực khuẩn thể. B. plasmit.
C. ADN vòng trong vùng nhân tế bào vi khuẩn. D. súng bắn gen.
Câu 11: Ở gà, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Cho các con gà lông đen lai với nhau, được thế hệ lai phân ly theo tỷ lệ: 15 đen: 1 trắng. Với kết quả trên ta có thể kết luận:
A. Đó là kết quả của nhiều công thức lai.
B. Đó là kết quả của quy luật tương tác gen kiểu cộng gộp.
C. Đó là kết quả của quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
D. Đó là kết quả của quy luật tương tác gen kiểu át chế.
Câu 12: Gen cấu trúc của sinh vật nhân thực gồm có:
A. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục- vùng kết thúc.
B. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục.
C. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục.
D. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục- vùng kết thúc.
Câu 13: Vì sao một số loài có quan hệ họ hàng gần nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau?
A. Vì các loài đó tiến hóa theo hướng phân ly tính trạng.
B. Vì các loài đó không biết bắt chước nhau.
C. Vì các loài đó tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng.
D. Vì các loài đó có phản ứng không giống nhau trong cùng điều kiện sống.
Câu 14: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y quy định. Kết luận nào sau đây không đúng về đặc điểm di truyền của bệnh?
A. Bệnh chỉ biểu hiện ở nam giới. B. Bệnh phân bố không đồng đều ở hai giới.
C. Bệnh có biểu hiện di truyền chéo. D. Bệnh biểu hiện chủ yếu ở nam giới.
Câu 15: Nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi kích thước của quần thể là
A. mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư, mức xuất cư.
B. cạnh tranh khi môi trường bất lợi.
C. do vật ăn thịt tăng quá nhanh.
D. sự thay đổi của ngoại cảnh.
Câu 16: Hãy xắp xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) nhỏ dần của các loài sau đây: sơn dương, chuột cống, bọ dừa, nhái bén, voi, thỏ.
A. Voi, sơn dương, thỏ, nhái bén, chuột cống, bọ dừa.
B. Voi, sơn dương, thỏ, chuột cống, bọ dừa, nhái bén.
C. Voi, sơn dương, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa.
D. Bọ dừa, nhái bén, chuột cống, thỏ, sơn dương, voi.
Câu 17: Những loại đột biến gen nào sau đây không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình?
A. Đột biến giao tử, đột biến tiền phôi.
B. Đột biến gây chết, đột biến rơi vào mã thoái hóa.
C. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma, đột biến rơi vào mã thoái hóa.
D. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma, đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Câu 18: Ông tổ của tiến hóa là
A. Menđen. B. Lamac. C. Kimura. D. Đacuyn.
Câu 19: Bản chất của quy luật phân ly độc lập?
A. Các gen alen phân ly độc lập nhau trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Các cặp gen phân ly độc lập nhau trong quá trình giảm phân.
C. Các cặp tính trạng phân ly độc lập nhau.
D. Các cặp tính trạng phân ly theo tỷ lệ 3 trội: 1 lặn.
Câu 20: Trong lai kinh tế, người ta dùng con lai F1 để làm sản phẩm vì:
A. F1 có nhiều cặp gen đồng hợp lặn. B. F1 có nhiều cặp gen đồng hợp trội.
C. F1 biểu hiện ưu thế lai cao nhất. D. F1 có tất cả các cặp gen ở trạng thái dị hợp.
Câu 21: Theo quan niệm của Lamac:
A. Những biến dị cá thể mới có ý nghĩa đối với tiến hóa.
B. Những biến dị nào có lợi thì được giữ lại, những biến dị không có lợi thì bị đào thải.
C. Trong quá trình tiến hóa không có loài nào bị đào thải.
D. Trong quá trình tiến hóa loài nào thích nghi thì tồn tại.
Câu 22: Hình thức chọn lọc nào sau đây tạo ra các dòng thuần chủng trong quần thể?
A. Chọn lọc chống lại gen xấu. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. Chọn lọc loại bỏ đột biến có hại. D. Chọn lọc chống lại alen lặn.
Câu 23: Theo quan niệm của Menđen:
A. Mỗi tính trạng do một gen quy định.
B. Mỗi tính trạng do một cặp gen quy định.
C. Mỗi tính trạng do một nhân tố di truyền quy định.
D. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 24: Theo Đacuyn:
A. biến dị phát sinh do các tác nhân gây đột biến.
B. biến dị phát sinh do tác động của các nhân tố đột biến và tập quán hoạt động.
C. biến dị phát sinh do sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
D. biến dị phát sinh do tác động của nhân tố đột biến và sự thay đổi của ngoại cảnh.
Câu 25: Hình tháp tuổi của quần thể cho biết:
A. tỉ lệ các nhóm tuổi, khả năng bảo vệ trứng và con của loài.
B. tỉ lệ các nhóm tuổi, khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
C. tỉ lệ các nhóm tuổi, tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
D. tỉ lệ các nhóm tuổi, tương quan giữa mức sinh và mức tử.
Câu 26: Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng, F1 toàn hoa trắng. Cho F1 lai với nhau, thu được thế hệ lai có tỷ lệ 9 hoa trắng: 3 hoa hồng: 4 hoa đỏ. Nếu cho F1 lai phân tích thì thế hệ lai có tỷ lệ là:
A. 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ. B. 1 hoa trắng: 1 hoa hồng: 2 hoa đỏ.
C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng: 2 hoa hồng.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Mọi cấp độ tổ chức sống đều thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được cấu tạo bởi các đại phân tử prôtêin và axitnuclêic .
C. Tất cả các cấp độ tổ chức sống trên quả đất đều là những hệ thống mở.
D. Tất cả các cấp độ tổ chức sống trên quả đất đều là những hệ thống kín.
Câu 28: Trong một quần thể có 3 cặp gen, mỗi gen có hai alen, trong đó hai cặp gen liên kết trên một cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y. Khi quần thể giao phối tự do thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen trong quần thể?
A. 15. B. 45. C. 27. D. 50.
Câu 29: Khi lai hai cơ thể dị hợp lệch về hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số f(0<f<0,5) thì ở thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là bao nhiêu?
A. Không xác định được. B. 1(A-bb): 2(A-B-): 1(aaB-).
C. 1(A-B-): 2(aaB-): 1(A-bb). D. 1(A-B-): 2(A-bb): 1(aaB-).
Câu 30: Có 4 cặp gen dị hợp phân bố trên hai cặp nhiễm sắc thể thường. Có bao nhiêu kiểu xắp xếp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể đó?
A. 100 kiểu. B. 81 kiểu. C. 4 kiểu. D. 10 kiểu.
Câu 31: Ở lúa tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Những quần thể lúa nào sau đây chắc chắn có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng?
A. Quần thể lúa có cả thân cao, thân thấp và quần thể lúa thân cao thuần chủng.
B. Quần thể lúa có cả thân cao, thân thấp và quần thể lúa cây thân thấp.
C. Quần thể lúa cây thân thấp và quần thể lúa cây thân cao thuần chủng.
D. Quần thể lúa cây thân cao và quần thể lúa cây thân thấp.
Câu 32: Vì sao nhiều loài chim cùng sống trên một cây gỗ lớn nhưng không xảy ra cạnh tranh?
A. Vì chúng có ổ sinh thái khác nhau. B. Vì chúng có tổ khác nhau.
C. Vì chúng ăn thức ăn khác nhau. D. Vì trên cây có đủ thức ăn cho chúng.
Câu 33: Đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh. Cho hai dòng thuần chủng hạt vàng lai với hạt xanh, được F1, cho F1 lai phân tích được kết quả:
A. 75% vàng: 25% xanh. B. 50% vàng: 50% xanh.
C. 3 vàng: 1 xanh. D. 25% vàng: 75% xanh
Câu 34: Nhiệt- ẩm tạo ra vùng sống của sinh vật được gọi là:
A. thủy nhiệt đồ. B. thủy đồ. C. nhiệt đồ. D. cả A,B,C đều đúng.
Câu 35: Bản chất của lai tế bào là:
A. Sự hòa hợp nhân của giao tử đực và giao tử cái.
B. Sự kết dính của hai tế bào sinh dưỡng trần của hai loài thành một tế bào có hai nhân.
C. Sự hòa hợp nhân và tế bào chất của hai tế bào sinh dưỡng trần của hai loài thành một tế bào lai.
D. Sự hòa hợp nhân của trứng và tinh trùng.
Câu 36: Vì sao giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa?
A. Nó làm cho thể dị hợp giảm dần, thể đồng hợp tăng dần.
B. Nó làm thay đổi tần số các kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.
C. Nó đưa các gen lặn có hại về trạng thái dị hợp.
D. Nó không làm thay đổi vốn gen, tần số alen của một gen, tần số kiểu gen.
Câu 37: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Bố, mẹ bình thường có kiểu gen dị hợp. Xác suất để họ sinh một đứa con trai bình thường là bao nhiêu?
A. 1/8. B. 1/4. C. 3/8. D. 3/4.
Câu 38: Thực vật có hạt xuất hiện vào thời điểm nào trong quá trình tiến hóa ?
A. Kỉ than đá của đại tân sinh. B. Kỉ than đá của đại trung sinh.
C. Kỉ tam điệp của đại trung sinh. D. Kỉ giura của đại trung sinh.
Câu 39: Loại đột biến gen làm ảnh hưởng lớn đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật là
A. đột biến thay thế và thêm cặp nuclêôtit. B. đột biến mất và thêm cặp nuclêôtit.
C. đột biến thay thế và mất cặp nuclêôtit. D. đột biến thay thế và đảo vị trí cặp nuclêôtit.
Câu 40: Khi làm tiêu bản về nhiễm sắc thể ở một loài côn trùng thì thấy có 50% số cá thể có bộ nhiễm sắc thể ở dạng 2n và 50% có số lượng nhiễm sắc thể là 2n-1. Hiện tượng trên được giải thích như thế nào?
A. Đột biến dạng không nhiễm.
B. Đột biến dạng đơn nhiễm.
C. Loài có nhiễm sắc thể giới tính dạng XX và XO.
D. đột biến làm mất một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 41: Lai hai thứ ngô thuần chủng thân cao, hạt vàng với thân thấp, hạt trắng, được F1 toàn thân cao, hạt vàng. Cho F1 tạp giao, F2 thu được 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình thân thấp, hạt trắng chiếm 15%. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng.
A. Hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số 20%.
B. Hoán vị gen ở hai giới với tần số 15%.
C. Hoán vị gen ở một giới với tần số 15%.
D. Hoán vị gen ở hai giới với tần số 30%.
Câu 42: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Các con ốc bưu vàng trong ruộng lúa. B. Các con tôm sú trong ao.
C. Tập hợp các con cá trong ao. D. Các cây lim trong rừng Cúc phương.
Câu 43: Ở chuồn chuồn, tính trạng cánh dài trội so với cánh ngắn, tính trạng thân xám trội so thân đen. Lai con cái cánh ngắn, thân đen với con đực cánh dài, thân xám, được F1 toàn cánh dài, thân xám. Cho F1 giao phối với nhau, F2 có kiểu hình cánh ngắn, thân xám chiếm 16%. Xác định tỷ lệ kiểu hình cánh dài, thân xám ở F2.
A. 59%. B. 9%. C. 56,75%. D. 56%.
Câu 44: Quần thể ban đầu có 25% AA: 50% Aa: 25% aa, thì sau 2 thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn là bao nhiêu?
A. 75%. B. 50%. C. 12,5%. D. 37,5%.
Câu 45: Trên một phân tử mARN có 30% A và 10% U. Xác định tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trên gen tổng hợp nên mARN đó (không tính đoạn intrôn).
A. A= T= 40%; G= X= 10%. B. A= T= 20%; G= X= 30%.
C. A= T= 10%; G= X= 30%. D. A= T= 30%; G= X= 20%.
Câu 46: Hai cặp gen Aa, Bb liên kết không hoàn trên cặp nhiễm sắc thể thường. Khi lai hai cơ thể dị hợp hai cặp gen trên, thế hệ lai có kiểu gen ab/ab chiếm 16%. Xác định kiểu gen của hai cây đem lai và tần số hoán vị gen. Biết rằng hoạt động của các nhiễm sắc thể ở hai giới giống nhau.
A. AB/ab, tần số hoán vị gen là 20%. B. Ab/aB, tần số hoán vị gen là 20%.
C. AB/ab tần số hoán vị gen là 10%. D. Ab/aB, tần số hoán vị gen là 10%.
Câu 47: Một polinuclêôxôm trong nhiễm sắc thể có
A. một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit và 8 phân tử prôtêin.
B. một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit và 8 phân tử prôtêin histôn.
C. một phân tử ADN và nhiều phân tử prôtêin histôn.
D. một phân tử ARN và nhiều phân tử prôtêin histôn.
Câu 48: Để xác định tần số hoán vị gen trong xây dựng bản đồ di truyền các nhà khoa học thường sử dụng
A. lai thuận nghịch với phép lai ba cặp tính trạng.
B. phép lai phân tích với ba cặp tính trạng.
C. lai thuận nghịch với phép lai hai cặp tính trạng..
D. phép lai phân tích với hai cặp tính trạng.
Câu 49: Loại đột biến nào dưới đây không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?
A. Đột biến đảo đoạn có tâm động.
B. Đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
C. Đột biến mất đoạn.
D. Đột biến đảo đoạn không mang tâm động.
Câu 50: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Gai xương rồng với gai bồ kết B. Gai xương rồng với gai bưởi.
C. Gai xương rồng với gai hoa hồng. D. Gai xương rồng với tua cuốn của bầu bí.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de_thi_thu_dai_hoc_sinh_hoc_ma_de_136_truong_thpt_chuyen_luo.doc