Trắc nghiệm bài 21 + 22: Di truyền học người

BÀI 21 & 22. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

1. Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra

A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của người mẹ.

C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. cả A và B.

2. Những biện pháp để bảo vệ vốn gen của loài người là

A. tạo môi trường sạch, tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

B. sử dụng liệu pháp gen.

C. sử dụng tư vấn di truyền y học.

D. cả A, B và C.

3. Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp

A. phả hệ. B. di truyền phân tử. C. di truyền tế bào. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh.

4. Bệnh sau đây do lệch bội NST thường gây nên:

A. Đao. B. Claiphentơ. C. ung thư máu. D. Tơcnơ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm bài 21 + 22: Di truyền học người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21 & 22. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI 1. Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của người mẹ. C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. cả A và B. 2. Những biện pháp để bảo vệ vốn gen của loài người là A. tạo môi trường sạch, tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến. B. sử dụng liệu pháp gen. C. sử dụng tư vấn di truyền y học. D. cả A, B và C. 3. Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp A. phả hệ. B. di truyền phân tử. C. di truyền tế bào. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh. 4. Bệnh sau đây do lệch bội NST thường gây nên: A. Đao. B. Claiphentơ. C. ung thư máu. D. Tơcnơ. 5. Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là xác định được A. số lượng NST đặc trưng ở người. B. số lượng gen trong tế bào. C. thời gian của các đợt nhân đôi NST. D. nhiều dị tật và bệnh di truyền liên quan đến đột biến cấu trúc NST. 6. Việc ứng dụng di truyền học vào y học đã có tác dụng A. giúp tìm hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền. B. giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, dự đoán khả năng xuất hiện các dị tật trong những gia đình có phát sinh đột biến. C. đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa một số bệnh di truyền ở người. D. cả A, B và C. 7. Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X qui định, gen A máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác xuất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là A. 50%. B. 25%. C. 12,5%. D. 6,25%. 8. Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m trên NST giới tính X qui định, alen trội tương ứng M qui định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh được cô con gái mang dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là A. XMXM x XMY. B. XMXm x XmY. C. XMXM x XmY. D. XMXm x XMY. 9. Trong nghiên cứu di truyền học người, phương pháp di truyền tế bào là A. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen. B. phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST. C. tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và dịch mã. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ một tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau. 10. Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X qui định, gen A máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 100%. 11. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế gây A. đột biến ở mức độ phân tử. B. bệnh ở mức độ phân tử. C. đột biến ở mức độ tế bào. D. bệnh ở mức độ tế bào. 12. Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, con đầu lòng mắc hội chứng Đao, con thứ 2 của họ A. chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền. B. không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xảy ra. C. có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp. D. không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến. 13. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X gây nên là bệnh A. tiểu đường. B. Đao. C. máu khó đông. D. Tơcnơ. 14. Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường qui định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp thì xác suất sinh con ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ A. 0%. B. 25%. C. 50%. D. 75%. 15. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do lệch bội NST thường là bệnh A. mù màu. B. Đao. C. máu khó đông. D. ung thư máu. * Dùng cho câu 16 và 17: Ở người bệnh mù màu là do gen lặn m nằm trên NST X qui định, gen này không có alen tương ứng trên NST Y. 16. Người vợ có bố bị bệnh mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào? A. tất cả con trai, con gái không bị bệnh. B. tất cả con trai đều bị bệnh, tất cả con gái đều không bị bệnh. C. con gái mù màu: con gái không mù màu: con trai mù màu: con trai không mù màu. D. tất cả con gái không mù màu: con trai mù màu: con trai bình thường. 17. Người vợ có bố, mẹ đều bị bệnh mù màu. Người chồng có bố mù màu và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào? A. tất cả con trai, con gái đều bị bệnh. B. tất cả con trai đều bị bệnh, tất cả con gái đều không bị bệnh. C. con gái mù màu: con gái không mù màu: con trai mù màu: con trai không mù màu. D. tất cả con trai mù màu: con gái mù màu: con gái không mù màu.

File đính kèm:

  • docTrac nghiem bai 5 Phan Di Truyen Hoc 12CB.doc