Đề thi thử số 4 môn thi: Vật lý

Bài 1 (2.5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ 1. R1= 3Ω; R2 = 9Ω; R3 = 6Ω.

Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối.

a. Tính điện trở tương đương của mạch AB.

Hình 1

b. Nối A, B với một nguồn điện U không đổi thì ampe kế chỉ giá trị 3A. Tính hiệu điện thế UAB và hiệu điện thế giữa hai điểm C, B.

c. Giữ nguyên UAB, đổi chỗ R2 và R3 thì số chỉ của ampe kế có thay đổi không? Nếu có hãy tính giá trị mới đó.

Bài 2 (1,5điểm): Một dây dẫn bằng nikêlin dài có tiết diện 0,5 và điện trở suất thì có điện trở là 80Ω. Tính chiều dài của dây.

Bài 3 (2,0 điểm): Dùng một ấm điện để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là .

a. Tính nhiệt lượng mà ấm tỏa ra. Nếu hiệu suất của ấm là 80%, khối lượng riêng của nước là 1000kg/ , nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

b.Nếu mỗi ngày dùng ấm một lần thì trong 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền điện? Biết giá điện là 1000đ/kWh

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử số 4 môn thi: Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ SỐ 4 MÔN THI: VẬT LÝ Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian giao đề ) Bài 1 (2.5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ 1. R1= 3Ω; R2 = 9Ω; R3 = 6Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối. a. Tính điện trở tương đương của mạch AB. Hình 1 b. Nối A, B với một nguồn điện U không đổi thì ampe kế chỉ giá trị 3A. Tính hiệu điện thế UAB và hiệu điện thế giữa hai điểm C, B. c. Giữ nguyên UAB, đổi chỗ R2 và R3 thì số chỉ của ampe kế có thay đổi không? Nếu có hãy tính giá trị mới đó. Bài 2 (1,5điểm): Một dây dẫn bằng nikêlin dài có tiết diện 0,5 và điện trở suất thì có điện trở là 80Ω. Tính chiều dài của dây. Bài 3 (2,0 điểm): Dùng một ấm điện để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là . a. Tính nhiệt lượng mà ấm tỏa ra. Nếu hiệu suất của ấm là 80%, khối lượng riêng của nước là 1000kg/, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. b.Nếu mỗi ngày dùng ấm một lần thì trong 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền điện? Biết giá điện là 1000đ/kWh. Bài 4 (2,5 điểm): Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính như hình vẽ 2. a. Dựng ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ. b. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Hình 2 Bài 5 (1,5 điểm): Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ Bóng đèn loại 12V- 0,6A, trên biến trở có ghi (110Ω- 2A). UAB=15V. a. Khi con chạy C ở vị trí chính giữa của biến trở, độ sáng của đèn như thế nào? Tại sao? b. Muốn đèn sáng bình thường ta di chuyển con chạy C về phía nào của biến trở. Tính giá trị của phần biến trở tham gia vào mạch điện khi đó. ---------- Hết --------- Họ tên thí sinh: Số báo danh Chữ kí của giám thị 1.. Chữ kí của giám thị 2... HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 4 Câu Ý Nội dung Điểm 1. (2,5) Tóm tắt 0.25 a. (0,75) Do đoạn mạch gồm R1; R2 mắc nối tiếp Áp dụng định luật Ôm mạch mắc nối tiếp : Gọi R12 là điện trở tương đương của điện trở R1, R2 ta có: R12=R1+R2=3+9=12 Do R12 //R3 Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song ta có điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: RAB=== 4 0,25 0,5 b. (1,0 đ) Ta có UAB=Ia.RAB= 3.4=12V UCB=U2=I2.R2=1.9 = 9V 0,5 0,25 0,25 c. (0,5 đ) Giữ nguyên UAB, đổi chỗ R2 và R3 thì số chỉ của ampe kế có thay đổi. Sơ đồ mạch (R1 nt R3)// R2. = Giá trị mới của ampe kế: 0,25 0,25 2. (1,5) Tóm tắt Áp dụng công thức Thay số ta được 0.25 0,5 0,75 3. (2,0đ) a. (1 đ) Khối lượng nước cần đun sôi: m = DV= 2kg Nhiệt lượng Q1 cần cung cấp để đun sôi nước: Q1=mct Thay số:Q1=2.4 200(100-25)= 630 000J Nhiệt lượng Q mà ấm toả ra: Q= Thay số Q= 0,5 0,5 b. (1,0đ) Điện năng mà ấm điện tiêu thụ trong 30 ngày là: A=30. 787 500=23 625 000 J=6,5625 kWh Vậy số tiền phải trả là: 6,5625.1000=6562,5 đồng. 0,5 0,5 4. (2,5đ) a. (1,75đ) Dựng ảnh: -Vẽ tia tới BI song song với trục chính cho tia ló IF.' -Vẽ tia tới BO đi qua quang tâm, tia ló truyền thẳng. - Hai tia ló cắt nhau tại B', B' là ảnh của điểm sáng B. -Từ B' hạ đường thẳng vuông góc với trục chính, cắt trục chính tại A', A' là ảnh của điểm sáng A. Vậy A'B' là ảnh của AB. (Thí sinh trình bày được cách dựng hình được 1,0điểm, vẽ được hình đầy đủ và chính xác được 0,75 điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 b. (0,75 điểm) A'B' là ảnh thật vì chùm tia ló là chùm hội tụ (hoặc vì A'B' là ảnh ngược chiều với vật; hoặc vì ảnh và vật ở hai bên thấu kính). 0,75 5. (1,5đ) a. (0,75điểm) Khi con chạy C ở chính giữa thì Điện trở của đèn Rđ Rtđ=RCN+Rđ= 55+20=75Ω Cường độ dòng điện qua đèn lúc này: I’đ= Nhận xét I’đ=0,2A < Iđ= 0,6A nên đèn sáng yếu hơn bình thường. 0,25 0,5 b. (0,75điểm) Để đèn sáng bình thường di chuyển C về phía N. Uđ=12V, Iđ=0,6A Suy ra Ib=Iđ= 0,6A. Ub=UAB-Uđ= 15- 12=3V Vậy giá trị điện trở tham gia vào mạch khi đó: 0,25 0,5 Lưu ý: - Thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong nhóm giám khảo khi chấm mẫu. - Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm để lẻ đến 0,25 điểm.

File đính kèm:

  • docDe 4.doc