Đề thi thử tuyển sinh đại học Vật lý - Đề số 1

1.1.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm?

 A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng, nó có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại.

 B. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng, nó có vận tốc cực đại, gia tốc cực tiểu.

 C. Khi chất điểm qua vị trí biên, nó có vận tốc cực tiểu, gia tốc cực đại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học Vật lý - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI GIAN: 90 PHÚT - MÃ ĐỀ: I - HỌ VÀ TÊN HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm? A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng, nó có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại. B. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng, nó có vận tốc cực đại, gia tốc cực tiểu. C. Khi chất điểm qua vị trí biên, nó có vận tốc cực tiểu, gia tốc cực đại. D. Vận tốc cực tiểu bằng 0, cực đại bằng A; gia tốc cực tiểu bằng 0, cực đại bằng A. 2.1.H Cho con lắc lò xo có k = 100N/m, m = 1kg. Trong quá trình dao động chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo là Lmax = 40 cm và Lmin = 20 cm. Chọn gốc thời gian khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là: A. B. C. D. 3.1.V Một vật m = 100g dao động điều hòa với tần số góc = 10rad/s. Ở thời điểm vật có vận tốc 0,6m/s thì vật có thế năng bằng động năng. Năng lượng và biên độ dao động của vật có giá trị lần lượt là: A. 0,018 J ; 6 cm B. 0,036 J ; 6 cm C. 0,018 J ; 6 cm D. 0,036 J ; 6 cm 4.1.V Một con lắc đơn có độ dài bằng l. Trong khoảng thời gian nó thực hiện 6 dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó 16cm. Cùng trong khoảng thời gian như trước, nó thực hiện 10 dao động. Cho g = 9,8m/s2. Độ dài ban đầu và tần số ban đầu của con lắc là: A. 40 cm; 0,8 Hz B. 25 cm; 1 Hz C. 40 cm; 3,9 Hz D. 25 cm; 0,025 Hz 5.1.B Phát biểu nào trong các phát biểu sau là ĐÚNG khi nói về phương pháp giản đồ vectơ quay? A. Mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng một vectơ quay. B. Dùng để tổng hợp các dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. C. Dùng để tổng hợp các dao động điều hòa cùng đại lượng, cùng tần số. D. Cả A, B, C đều đúng. 6.1.H Một con lắc đơn có độ dài l = 40cm được treo trong một toa tầu, ở phía trên một trục bánh xe. Chiều dài mỗi thanh ray là 12,5m. Cho g = 9,8m/s2. Khi vận tốc đoàn tầu bằng bao nhiêu thì con lắc dao động mạnh nhất? A. 9,84 m/s B. 9,85 m/s C. 0,985 m/s D. Đáp số khác. 7.2.B Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về sóng cơ học? A. Sóng cơ học là sự lan truyền của các phần tử vật chất theo thời gian. B. Sóng cơ học là sự lan truyền của dao động theo thời gian trong một môi trường vật chất. C. Sóng cơ học là sự lan truyền của vật chất trong không gian. D. Sóng cơ học là sự lan truyền của biên độ dao động theo thời gian trong một môi trường vật chất. 8.2.B Chọn phát biểu SAI khi nói về ngưỡng nghe và ngưỡng đau. A. Muốn gây cảm giác âm, cường độ âm phải lớn hơn một giá trị cực tiểu nào đó gọi là ngưỡng nghe. B. Ngưỡng nghe thay đổi tùy theo tần số âm. C. Giá trị cực đại của cường độ âm mà sóng âm gây ra một cảm giác nhức nhối, đau đớn trong tai gọi là ngưỡng đau. D. Ngưỡng đau phụ thuộc vào tần số âm. 9.2.B Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về giao thoa sóng và hai nguồn kết hợp? A. Giao thoa là hiện tượng xãy ra khi hai sóng gặp nhau. B. Hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số gọi là hai nguồn kết hợp. C. Hai nguồn dao động cùng tần số và có độ lệch pha không đổi gọi là hai nguồn kết hợp. D. Hai nguồn dao động cùng phương và có độ lệch pha không đổi gọi là hai nguồn kết hợp. 10.2.H Hai điểm ở cách một nguồn âm những khoảng 6,1m và 6,35m. Tần số âm là 680Hz, vận tốc âm trong không khí là 340m/s . Độ lệch pha của sóng âm tại hai điểm đó là: A. B. C. D. 4 11.3.B Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là: A. Cảm ứng điện từ. B. Tự cảm. C. Ứng dụng dòng điện Phucô. D. Từ trường quay. 12.3.H Giữa hai bản tụ điện C = mF, thiết lập một hiệu điện thế xoay chiều u = 20sin100pt (V). Biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch là: A. i = 0,4sin(100pt-) (A) B. i = 0,4sin(100pt+) (A) C. i = 4sin(100pt+) (A) D. i = 4sin(100pt-) (A) 13.3.H Cho đoạn mạch RLC không phân nhánh. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều: u = 100 sin100t (V). Biết R = 50, L = H, C = F. Biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch là: A. i = 2sin(100pt+) (A) B. i = sin(100pt+) (A) C. i = 2sin(100pt-) (A) D. i = sin(100pt-) (A) 14.3.V Cho đoạn mạch RLC với L = (mH), C =(F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có tần số f = 50Hz. Để dòng điện qua mạch cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, phải ghép thêm tụ điện C0 với tụ điện C của đoạn mạch như thế nào và có giá trị bao nhiêu? A. C0 ghép song song với C; C0 =F. B. C0 ghép song song với C; C0 =F. C. C0 ghép nối tiếp với C; C0 =F. D. C0 ghép nối tiếp với C; C0 =F. 15.3.V Cho đoạn mạch RLC với R = 25W. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện uc = UCsin100pt thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch u = 100sin(100pt + ). Công suất tiêu thụ trên toàn mạch là: A. 50W B. 100W C. 150W D. 200W 16.3.H Phát biểu nào sau đây SAI khi nói đến hoạt động của máy phát điện xoay chiều dùng trong công nghiệp? A. Dựa trên nguyên tắc hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Rôto có thể là phần cảm hoặc phần ứng. C. Khi từ thông qua phần ứng cực đại thì suất điện động sinh ra bằng không. D. Để lấy điện ra mạch ngoài ta phải dùng hai bán khuyên tì vào hai chổi quét cố định. 17.3.B Phát biểu nào sau đây SAI khi nói đến dòng điện xoay chiều ba pha? A. Do máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra. B. Có hai cách mắc: hình sao và hình tam giác. C. là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha lệch pha nhau . D. Có nhiều ưu điểm mà dòng điện một chiều cũng như dòng điện xoay chiều một pha không có. 18.3.B Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây? A. Cảm ứng điện từ. B. Cảm ứng điện từ và không đồng bộ với từ trường quay. C. Cảm ứng điện từ và đồng bộ với từ trường quay. D. Một nguyên tắc khác. 19.3.H Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 1860 vòng, cuộn thứ cấp có 62 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 3000V. Hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn thứ cấp hở là: A. 100 V B. 0 C. 90 kV D. Đáp số khác 20.4.B Chọn câu SAI khi nói về mạch dao động LC. A. Một mạch kín gồm một cuộn thuần cảm L và một tụ điện C tạo thành mạch dao động. B. Điện tích trên hai bản tụ điện biến thiên điều hoà với tần số f = . C. Dao động điện từ của mạch dao động là dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một nguồn điện. D. Dao động điện từ của mạch dao động là dao động tự do với tần số f = . 21.4.B Chọn câu SAI khi nói về điện từ trường. A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy. B. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy. C. Từ trường xoáy là từ trường mà các đường sức của điện trường là những đường cong khép kín bao quanh các đường cảm ứng từ của từ trường. D. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của điện từ trường. 22.4.B Chọn câu SAI khi nói về sóng điện từ. A. Điện trường và từ trường dao động điều hoà cùng tần số và cùng pha. B. Véctơ điện trường và véc tơ từ trường luôn luôn vuông góc với nhau. C. Sóng điện từ thuộc loại sóng ngang. D. Sóng điện từ còn được gọi là sóng vô tuyến. 23.4.V Mạch dao động của một máy vô tuyến điện gồm một cuộn cảm L = 40 mH, điện trở không đáng kể và một tụ điện có điện dung điều chỉnh được. Cho . Điện dung của tụ điện phải có giá trị trong khoảng nào để máy thu bắt được các sóng vô tuyến điện trong phạm vi từ 60m đến 120m. A. 25pF đến 100pF B. 50pF đến 100pF C. 25pF đến 50pF D. Đáp số khác 24.5.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về gương phẳng? A. Gương phẳng là một phần của mặt phẳng nhẵn, phản xạ được hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới nó. B. Gương phẳng không thể cho ảnh thật của mọi vật. C. Mọi tia sáng đến gương phẳng đều bị phản xạ ngược trở lại. D. Qua gương phẳng, vật và ảnh cùng tính chất: Vật thật cho ảnh thật, vật ảo cho ảnh ảo. 25.5.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về gương cầu lõm? A. Gương cầu lõm có mặt phản xạ quay về phía tâm của mặt cầu. B. Gương cầu lõm có tiêu cự âm. C. Gương cầu lõm có thể cho ánh sáng truyền qua. D. Gương cầu lõm có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua đỉnh gương. 26.5.V Một người quan sát một hòn sỏi coi như một điểm sáng A ở dưới đáy một bể nước độ cao h, theo phương vuông góc với mặt nước. Người ấy thấy hình như hòn sỏi được nâng lên gần mặt nước theo phương thẳng đứng, đến điểm A’. Chiết suất của nước là n. Công thức nào cho phép tính khoảng cách AA’? A. AA’= B. AA’= C. AA’= D. AA’ = h(n-1) 27.5.B Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là: A. Các ảo tượng. B. Sợi quang học. C. Các lăng kính dùng trong ống nhòm, kính tiềm vọng. D. A, B và C đều đúng. 28.5.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính? A. Mặt đáy của lăng kính có thể không dùng đến, nên có khi nó được mài nhám hoặc bôi đen. B. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác. C. Mọi tia sáng qua lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính. D. Sau khi qua lăng kính, hướng của tia ló luôn bị lệch về phía đáy của lăng kính so với hướng của tia tới. 29.5.V Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước một thấu kính phân kì thu được ảnh A’B’. Nếu dịch chuyển vật ra xa thấu kính thêm 30cm thì ảnh dịch chuyển 1cm. Ảnh lúc đầu cao bằng 1,2 lần ảnh lúc sau. Tiêu cự của thấu kính là: A. f = -36cm B. f = -25cm C. f = -30cm D. Một giá trị khác 30.6.H Một máy ảnh có vật kính là thấu kính hội tụ tiêu cự f = 8cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi từ 8cm đến 8,5cm. Máy ảnh trên có thể chụp được ảnh gần nhất cách máy một khoảng là: A. 25cm. B. 136cm. C. 8,5cm. D. 8cm. 31.6.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về kính sửa tật cận thị? A. Mắt cận đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật. B. Mắt cận đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật. C. Mắt cận đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật. D. Mắt cận đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật. 32.6.V Một người cận thị có OCC = 12cm và khoảng nhìn rõ của mắt là 68cm. Người đó dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ, mắt đặt sát kính. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính lúp? A. 5,64cm đến 8,69cm B. 5,46cm đến 8,96cm C. 6,46cm đến 9,69cm D. 5,45cm đến 8,89cm 33.6.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về cấu tạo của kính hiển vi? A, Kính hiển vi là hệ hai thấu kính có cùng trục chính. B. Kính hiển vi có vật kính là thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn, thị kính là một kính lúp. C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi khi ngắm chừng. D. Bộ phận tụ sáng dùng để chiếu sáng vật cần quan sát, thường là một gương cầu lõm. 34.7.H Chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính bị phân tích thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau vì: A. mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định. B. trong chùm sáng trắng có vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau. C. trong quang phổ của ánh sáng trắng có 7 màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. D. trong chùm sáng trắng có vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau, mỗi ánh sáng đơn sắc lại ứng với một chiết suất nhất định của lăng kính. 35.7.B Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn quan sát thu được hình ảnh như thế nào? A. Vân trung tâm là vân sáng trắng, Hai bên có những dải màu như cầu vồng. B. Một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím. C. Các vạch màu khác nhau riêng biệt hiện trên một nền tối. D. Không có các vân màu trên màn. 36.7.V Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5m, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ màn đến hai khe bằng 2m. Cho biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn ảnh là L=15mm. Số vân sáng trên màn ảnh là: A. 8. B. 7. C. 6. D. Một đáp số khác. 37.7.V Dùng ánh sáng trắng có bước sóng từ đến trong thí nghiệm young về giao thoa ánh sáng. Cho khoảng cách giữa hai khe a = 0,8mm; khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1,6m. Tính bước sóng của các ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại vị trí trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3mm. A. 0,6m; 0,4m. B. 0,75m; 0,4m. C. 0,75m; 0,5m. D. Một đáp số khác. 38.7.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về quang phổ liên tục? A. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra. B. Quang phổ liên tục chỉ do các vật rắn phát ra. C. Quang phổ liên tục chỉ do các vật lỏng và khí phát ra. D. Quang phổ liên tục chỉ do các vật rắn và lỏng phát ra. 39.7.B Điều nào sau đây là SAI khi so sánh tia Rơnghen và tia tử ngoại? A. Tia Rơnghen có bước sóng dài hơn so với tia tử ngoại. B. Cùng bản chất là sóng điện từ. C. Đều có khả năng gây phát quang một số chất. D. Đều có tác dụng lên kính ảnh. 40.8.B Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng quang điện? A. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó. B. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi nó bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao. C. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi nó bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác. D. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kì nguyên nhân nào khác. 41.8.H Chiếu chùm bức xạ có bước sóng l = 0,3mm vào một tấm kim loại có công thoát A = 3eV thì có hiện tượng quang điện xảy ra không? Nếu có, hãy tính động năng ban đầu cực đại của electron thoát ra khỏi tấm kim loại đó? A. Không. B. Có; 1,655.10-19J. C. Có; 2,825.10-19J. D. Có; 1,825.10-19J. 42.8.V Chiếu chùm ánh sáng có bước sóng l = 0,497mm và có công suất P = 0,5mW vào katôt kim loại của một tế bào quang điện. Dòng quang điện triệt tiêu khi hiệu điện thế giữa anôt và katôt là UAK. ≤ -0,4V. Cho c = 3.108m/s ; h = 6,625.10-34Js ; e = 1,6.10-19C. Biết rằng cứ 1.000 photon đập vào katôt trong một giây sẽ làm thoát ra một electron. Cường độ dòng quang điện bão hòa Ibh là: A. Ibh = 0,7(mA). B. Ibh = 0,2(mA). C. Ibh = 1,2(mA). D. Ibh = 0,42(mA). 43.8.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về quang trở? A. Bộ phận quan trọng của quang trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực. B. Quang trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó có thể thay đổi theo nhiệt độ. C. Quang trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện. D. Quang trở là điện trở phụ thuộc ánh sáng. 44.8.V Các bước sóng dài nhất của vạch quang phổ thuộc dãy Lyman và dãy Balmer trong quang phổ vạch của hyđrô tương ứng là l21 = 0,1218mm và l32 = 0,6563mm. Tính năng lượng của photon được phát ra khi electron chuyển từ qũy đạo M về qũy đạo K. A. 1,9.10-18(J). B. 1,9.10-17(J). C. 1,9.10-19(J). D. 1,9.10-16(J). 45.9.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về cấu tạo hạt nhân nguyên tử? A. Prôtôn trong hạt nhân mang điện tích dương +e. B. Nơtrôn trong hạt nhân mang điện tích âm –e. C. Tổng số các prôtôn và nơtrôn gọi là số khối. D. Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclon. 46.9.H Lượng chất phóng xạ lúc đầu có khối lượng m0, sau 15 giờ phân rã còn lại m = m0/8. Chu kỳ bán rã T là: A. 4 giờ; B. 3.5 giờ. C. 5 giờ. D. 6 giờ. 47.9.H Pôlôni (Po) phóng xạ a và biến thành chì (Pb). Lúc đầu có 0,4g Po. Khối lượng Po đã phóng xạ sau thời gian bằng 3 lần chu kỳ bán rã của nó là: A. 0,5g. B. 1,5g. C. 0,35g. D. 0,05 g. 48.9.V Cho phản ứng: H + X ® He + n + 17,6 MeV. Cho NA = 6,022.1023 mol-1. Năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 1,5g hêli là: A. 54,12.1010J. B. 63,59.1010J. C.67,43.1010J. D. 45,62.1010J. 49.9.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng? A. Phản ứng hạt nhân sẽ toả năng lượng nếu tổng khối lượng các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng. B. Phản ứng hạt nhân sẽ tỏa năng lượng nếu tổng khối lượng các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng. C. Năng lượng tỏa ra của một phản ứng luôn tồn tại dưới dạng nhiệt. D. A, B và C đều đúng. 50.9.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về phản ứng nhiệt hạch? A. Là loại phản ứng tỏa năng lượng. B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao. C. Hiện nay, các phản ứng nhiệt hạch xảy ra dưới dạng không kiểm soát được. D. A, B và C đều đúng.

File đính kèm:

  • docde thi thu dai hoc 1.doc
Giáo án liên quan