Đề thi trắc nghiệm môn Văn hoc - Mã đề thi 325
Câu 1: Trong tác phẩm Mùa lạc - Nguyễn Khải, trước khi lên nông trường Điện Biên Đào đã sống như thế nào?
A. Hết mình với mọi người. B. Tha thiết với cuộc sống.
C. Hờn giận cho thân mình. D. Táo bạo và liều lĩnh.
Câu 2: “ Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, hàm răng khểnh của người luôn luôn ưa đùa cợt ” (Mùa lạc – Nguyễn Khải).
Đoạn miêu tả trên nhằm khắc họa nhân vật nào?
A. Duệ. B. Huân. C. Đào. D. Dịu.
Câu 3: Hình ảnh nào khép lại tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân?
A. Lá cờ đỏ bay phấp phới. B. Bữa cơm đầm ấm của gia đình Tràng.
C. Đám người đói. D. Bà cụ Tứ đang nói chuyện tương lai.
Câu 4: Câu thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Được trích từ văn bản tác phẩm nào?
A. Bên kia sông Đuống. B. Tiếng hát con tàu.
C. Các vị La Hán chùa Tây Phương. D. Tây Tiến.
Câu 5: Đọc khổ thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(“Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên)
Cho biết tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật độc đáo nào?
A. Liên tưởng. B. Cường điệu. C. Nhân hóa. D. So sánh tầng bậc.
File đính kèm:
- SAMPLE_VAN HOC 12B_325.doc