Đề thi trắc nghiệm môn Văn hoc - Mã đề thi 362
Câu 1: “ Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, hàm răng khểnh của người luôn luôn ưa đùa cợt ” (Mùa lạc – Nguyễn Khải).
Đoạn miêu tả trên nhằm khắc họa nhân vật nào?
A. Duệ. B. Huân. C. Đào. D. Dịu.
Câu 2: “Sáng tác của ông thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, sức mạnh của lí trí tỉnh táo ” (SGK Văn học 12, tập 1, trang 128).
Ông là ai trong số các tác giả sau?
A. Nguyễn Khải. B. Kim Lân. C. Tô Hoài. D. Chế Lan Viên.
Câu 3: Trong truyện ngắn “Mùa lạc” – Nguyễn Khải, khi nhận được lá thư tỏ tình của Dịu – ông trung đội trưởng già phụ trách lò gạch, tâm trạng của Đào diễn biến như thế nào?
A. Giận dữ --> Êm đềm --> Vui sướng --> Thức tỉnh nỗi khao khát yêu đương, hạnh phúc.
B. Vui sướng --> Giận dữ --> Khóc --> Khao khát hạnh phúc.
C. Khóc --> Vui sướng --> Giận dữ --> Thức tỉnh khao khát hạnh phúc.
D. Thức tỉnh khao khát hạnh phúc --> Vui sướng --> Khóc.
Câu 4: Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” thể hiện nội dung gì?
A. Cái nhìn của tác giả về quá khứ lịch sử.
B. Thái độ của tác giả đối với hiện thực tươi đẹp của đất nước.
C. Cái nhìn và thái độ của tác giả đối với quá khứ lịch sử và hiện tại tươi đẹp của đất nước.
D. Sự hoài niệm của tác giả về quá khứ.
Câu 5: Truyện ngắn “Mùa lạc” được Nguyễn Khải sáng tác vào thời gian nào?
A. Năm 1958. B. Năm 1960. C. Năm 1965. D. Năm 1975.
Câu 6: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ” (“Vợ nhặt” – Kim Lân).
Bà cụ Tứ - mẹ Tràng nghĩ như vậy vào thời điểm nào?
A. Khi vừa nhìn thấy người đàn bà lạ trong nhà.
B. Khi đã được nghe Tràng thưa chuyện và hiểu rõ sự việc.
C. Khi nghe thấy tiếng chào của nhân vật “thị” – vợ Tràng.
D. Trong bữa cơm, vào buổi sáng hôm sau.
Câu 7: Truyện ngắn “Mùa lạc” – Nguyễn Khải được rút từ tập truyện nào?
A. Mùa lạc. B. Gặp gỡ cuối năm.
C. Thời gian của người. D. Một thời gió bụi.
Câu 8: Nhân vật “thị” trong “Vợ nhặt”- Kim Lân đồng ý theo không Tràng về làm vợ với mục đích đầu tiên là:
A. Tìm nơi nương tựa.
B. Tìm kiếm một tình yêu đích thực.
C. Muốn cùng Tràng gánh vác gánh nặng gia đình.
D. Để thực hiện ước mơ hạnh phúc gia đình.
File đính kèm:
- SAMPLE_VAN HOC_362.doc