PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:
Câu I(2 điểm)
Anh (chị) hãy ghi lại bài thơ“Mới ra tù tập leo núi”(ghi phần nguyên âm hoặc phần dịch
thơ) của nhà thơHồChí Minh. Qua đó nêu lên nguyên nhân và mục đích của tác giảkhi viết bài thơ
này.
Câu II(4 điểm)
Phân tích đoạn thơtrong bài “Tâm tưtrong tù”của nhà thơTốHữu đểthấy rõ khát vọng tự
do của người chiến sĩtrẻtrong ngục tối.
“ Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mởrộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăng náo nức
Ởngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về ”
(Sách Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2007, trang 26)
PHẦN TỰCHỌN: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b
Câu III.a.Theo chương trình THPT không phân ban(4 điểm)
Qua tác phẩm “Vợchồng A Phủ”của nhà văn Tô Hoài, Anh (chị) hãy phân tích diễn biến
tânm trạng của nhân vật Mịtrong đêm cởi trói cho A Phủ
Câu III.b(Theo chương trình THPT phân ban thí điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”của nhà văn
Nguyễn Thi đểthấy được vẻ đẹp của tuổi trẻViệt Nam thời chống Mỹ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2007 môn văn, Khối D trường CĐ kinh tế đối ngoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2007
Môn : VĂN, khối D
Trường CĐ Kinh tế đối ngoại
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:
Câu I (2 điểm)
Anh (chị) hãy ghi lại bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” (ghi phần nguyên âm hoặc phần dịch
thơ) của nhà thơ Hồ Chí Minh. Qua đó nêu lên nguyên nhân và mục đích của tác giả khi viết bài thơ
này.
Câu II (4 điểm)
Phân tích đoạn thơ trong bài “Tâm tư trong tù” của nhà thơ Tố Hữu để thấy rõ khát vọng tự
do của người chiến sĩ trẻ trong ngục tối.
“… Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăng náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…”
(Sách Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2007, trang 26)
PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b
Câu III.a.Theo chương trình THPT không phân ban (4 điểm)
Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, Anh (chị) hãy phân tích diễn biến
tânm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
Câu III.b (Theo chương trình THPT phân ban thí điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn
Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I:
1. Ghi lại bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh
“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa”
2. Nguyên nhân và mục đích của tác giả sáng tác bài thơ:
Nguyên nhân: Hồ Chí Minh viết bài này khi đã được thoát khỏi cảnh tù đày. Bài thơ được
viết bên rìa tờ báo cùng với mấy hàng chữ “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác.
Ở bên này bình yên” và gửi về cho các đồng chí ở nhà đang ngày ngày chờ mong tin tức Bác và lại
được tin Bác đã mất trong ngục. Bài thơ đã mang lại cho các đồng chí niềm vui lớn: Người vẫn còn
sống, đã ra tù và lại chuẩn bị bước vào chặng đường hoạt động mới.
Sau khi ở tù ra sức khỏe của Người bị giảm sút hẳn. Tác giả vừa đi đường vừa kể chuyện đã
viết: “Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được, Bác quyết tâm tập đi mỗi ngày
mười bước dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải mười bước mới thôi. Cuối cùng, Bác chẳng những
đi vững, mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán”.
Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi được làm trong hoàn cảnh đó.
Mục đích: Chuyện leo núi của Bác nhằm mục đích rèn luyện ý chí và thân thể để tiếp tục
hoạt động. Chủ đề của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi không nhằm hướng vào chủ đề vượt khó như
một số bài thơ đi đường khác mà chủ yếu là bộc lộ tình cảm nhớ thương với đất nước, với đồng chí.
Tình cảm của Người vẫn trước sau một lòng một dạ trung thành với cách mạng, với nhân dân.
Câu II:
1) Bài thơ “Tâm tư trong tù” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1939, trong những ngày
đầu tiên vào chốn lao tù. Đây là một khúc ca tâm trạng của người thanh niên trẻ - một cánh chim tự
do bị giam cầm khát khao được sổ lồng tung cánh.
2) Cuộc đời hoạt động cách mạng bị ngắt quãng. Tố Hữu chìm vào thế bị động, cô đơn, u
uẩn. Cuộc sống của người thanh niên trẻ giờ đây chỉ còn là những chuỗi ngày vô nghĩa. Chí hướng
không thể thực hiện được. Tố Hữu thốt lên từ tận đáy lòng lời bộc bạch của một tù nhân.
Cô đơn thay là cảnh thân tù !
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực.
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức.
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !
Lòng Tố Hữu rối như tơ vò. Cuộc sống bao trùm là những chuỗi ngày cô đơn. Sự cô độc -
sự bơ vơ làm cho người ta rơi vào khủng hoảng. Bởi vì “con người ta tổng hòa các mối quan hệ xã
hội”. Còn nhà tù là nơi bọn thực dân cầm dao cắt đứt tất cả các quan hệ với xã hội, với anh em đồng
chí của tù nhân. Thể xác bị dằn vặt, tinh thần thì lạc lõng. Chính trong sự cô đơn đáng sợ ấy, người
chiến sĩ cách mạng cố để cho tâm tưởng của mình giao tiếp với bên ngoài. Phải chăng chính sự giao
cảm ấy sẽ làm cho con người ta đỡ phần nào hiu quạnh? Sự tự do đã mất. Tố Hữu mở rộng đôi tai,
giang rộng cửa lòng để tìm nghe những âm thanh của cuộc sống bên ngoài. Cuộc sống ấy, đối với
anh ta và những chiến sĩ cách mạng khác bị giam cầm bây giờ không còn được tận hưởng sự đa
dạng, cái phong phú, mọi sự biến đổi của nó. Làm sao ta có thể hiểu hết được tâm hồn của người tù
khi bị giam trong tù ngục? Chỉ có những ai đồng cảnh ngộ mới có thể hiểu hết nỗi đau của họ.
Cả khổ thơ được lập lại như một điệp khúc thể hiện khát vọng tự do của người chiến sĩ trẻ
trong ngục tối. Âm thanh của cuộc sống tự do bên ngoài trở thành một ngọn sóng lòng dào dạt, thôi
thúc nhà thơ bằng tất cả mọi giác quan, nhưng chủ yếu có lẽ là đôi tai, nhà thơ đang lắng nghe và
cảm nhận cuộc sống bên ngoài tù ngục. Thiên nhiên mà tác giả cảm nhận được không buồn bã mà
là:
“Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa, nghe tiếng guốc đi về…”
Sự cảm nhận ấy thật tinh tế và sâu sắc. Ta cảm thấy thiên nhiên có chút gì phẫn nộ, có một
sự nổi dậy, một sự phản công hay giận dữ. Tiếng chim cô đơn trong thiên nhiên sắp nổi cơn thịnh
nộ, làm cho ta cảm thấy có một sự cầu cứu, một lời khẩn thiết báo hiệu một điều gì. Tiếng chim báo
hiệu bão tới, hay tiếng chim lạc bầy trong gió cuốn? Trước sự cô đơn của mình chim cất lên tiếng
kêu thảm thiết. Tâm trạng của nhà thơ hay chính hoàn cảnh của chim? Nhà thơ cảm nhận được điều
ấy hay chính nhà thơ đang cảm nhận lòng mình? Có lẽ trong sự cô đơn, Tố Hữu đã cảm nhận như
thế. Tâm trạng của nhà thơ lại trở về với sự buồn bã của tiếng dơi chiều đập cánh. Màu buồn vẫn
nổi lên làm cho cảnh vật hiu hắt. Đâu đâu văng vẳng tiếng lạc ngựa của một người hành khách
đường xa. Bên giếng lạnh ngựa dừng lại, chắc có lẽ uống nước. Tiếng chuông vang lên xa gần và
người chiến sĩ nghe được. Tiếng động như xoáy vào lòng nhà thơ, khơi lên một niềm khát vọng tự
do. Nhà thơ nghĩ mình có thể như chú ngựa kia, tự do, tung vó. Mỗi tiếng lạc là mỗi hồi chuông dội
vào lòng nhà thơ, nghe thúc giục, réo gọi. Chính trong lúc này, nhà thơ mới cảm nhận hết sự bưng
bít của nhà tù. Sự cảm nhận ấy liên tục cho đến khi tác giả nghe văng vẳng tiếng guốc trên đường
xa. Tiếng guốc – một hình ảnh giản dị – mộc mạc, đáng yêu biểu tượng cho người con gái. Cô gái
Huế xinh xinh trên đường xa, tiếng guốc biểu hiện cho sự hòa bình, cho sự hạnh phúc bởi vì nó là
âm thanh của đời thường đối lập với cái im lặng ghê rợn chốn tù ngục giam hãm con người. Tiếng
guốc vang vang, nhỏ dần làm lòng người trong ngục nao nao. Thế là nhà thơ đã cảm nhận ra sự có
mặt của con người. Tất cả sự cô đơn dàn trải trong lòng nhà thơ, như được tiếng guốc xoá sạch.
Tiếng guốc đưa vào lòng người chiến sĩ một sức mạnh, một tình cảm được phục sinh, một niềm an
ủi xoá đi bao chuỗi ngày cô đơn buồn tẻ. Những âm thanh và hình ảnh mà nhà thơ trẻ cảm nhận
được đều mang phẩm chất vui tươi, mạnh mẽ và thân thương, biểu hiện khát vọng sống tự do của
tác giả thật cảm động, nhất là câu:”Ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu”
3) Đoạn thơ là một bức tranh tâm trạng của người thi sĩ – chiến sĩ trẻ trong những ngày đầu
nơi lao tù cô đơn. Người thanh niên bước đầu bị vùi thân nơi tù ngục không thể tránh khỏi những
cảm giác khao khát tự do.
Câu III.a:
Thực ra Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ bị trói từ mấy đêm trước. “Nhưng Mị vẫn thản nhiên
thổi lửa hơ tay”. Thậm chí, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị không biết gì,
trừ ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mị ngã xuống cửa bếp.
Nhưng đêm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Điều đó chứng tỏ tâm hồn của Mị đã bị chai sạn, đã
trở thành vô cảm, Mị sống vô ý thức, sống mà như đã chết.
Nhưng đêm nay, bỗng Mị nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hòm má đã
nám đen lại” của A Phủ. Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A sử trói Mị, Mị cũng phải bị trói đứng
thế kia. Như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị có sự tự ý thức “Trông người lại ngẫm
đến ta”, Mị xót thương cho chính mình. Điều này chứng tỏ tâm hồn người phụ nữ khốn khổ này đã
hồi sinh.
Từ thương mình, Mị thương cho A Phủ. Mị đã từng chứng kiến ngày trước một người đàn
bà cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ chỉ đêm mai là A Phủ chết. Mị thấy việc anh ta phải
chết là điều vô lí.
Tuy vậy, cô vẫn run sợ khi nghĩ đến việc nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ bị cha con Pá Tra trói
thay vào chỗ A Phủ, vì nghi cô giải thoát cho anh ta.
Nhưng tình thương lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết. Cuối cùng, Mị đã cởi trói cho
A Phủ và chạy theo anh, vì tình thế khiến cho Mị không thể chọn con đường nào khác. Ở đây có sự
thúc bách của tình cảm, của quyết tâm, nhưng cũng có sự thúc bách hoàn cảnh. Mị biết ở đây thì
chết mất. Muốn sống, Mị chỉ có con đường duy nhất là chạy trốn cùng A Phủ. Như vậy, lòng
thương người giúp Mị cứu A Phủ, lòng thương mình giúp cô giải thoát được cho chính bản thân mà
trước đó, điều này cô chưa hề nghĩ tới.
Như vậy, việc Mị cứu A Phủ là tự giác hay tự phát? Thực ra có cả hai. Đáng lưu ý hơn cả
đây là hành động được coi là kết quả tất yếu một sức sống mãnh liệt vốn tiềm ẩn trong nhân vật.
Câu III.b:
A. Yêu cầu: phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của
Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Học sinh biết cách phân tích
đặc điểm nhân vật, bài làm bố cục chặt chẽ, văn viết trong sáng.
B. Những ý chính :
1) Nguyễn Thi(1928-1968), quê Hải Hậu, Nam Định. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng
chiến chống Mỹ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ. Những
đúa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viêt về đất va nguời Nam bộ.
Những đứa con trong gia đình viết về những con người anh hùng sinh ra trong một gia đình
có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tuợng nhân vật
Chiến, đồng thời ở cô còn toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời đánh Mỹ.
2) Phân tích nhân vật :
a) Việt - người thanh niên với những phẩm chất hồn nhiên.
- Gửi trong mình cái ná thun từ thuở nhỏ dù đã cầm súng đánh giặc
- Khi bị thương nặng trong đêm tối, không sợ chết mà sợ bóng đêm và sợ ma
- Tranh giành với chị từ việc đi soi ếch đến việc lập chiến công, giành đi bộ đội với chị
Chiến
- Việt là một hình ảnh sinh động của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống đời thường những
năm kháng chiến chống Mỹ.
b) Tình cảm với gia đình sâu sắc:
- Thương mẹ, thương chị, thương chú Năm.
- Khi Việt bị thương hình ảnh của cha mẹ cứ ẩn hiện chập chờn trong tình yêu thương vô bờ
của Việt.
c) Việt mang trong mình phẩm chất người anh hùng.
- Gan góc, chiến đấu với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với ý chí và truyền thống gia
đình cách mạng.
- Dũng cảm: cùng chị bắn cháy tàu giặc.
- Dù bị thương, dù tỉnh dù mê, dù kiệt sức vẫn sẵn sàng chiến đấu.
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Việt được Nguyễn Thi khắc họa thật sắc nét và độc đáo.
Nhưng, nếu câu chuyện của gia đình Việt là một “dòng sông” thì Việt là khúc sông sau - Việt đã
tiếp nối được truyền thống của cha ông, quyết dịnh cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
3) Việt mang trong mình vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, gan dạ, đáng
yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Việt đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc
cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất
thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong thời đại đánh Mỹ.
Trung tâm BDVH & LTĐH Vĩnh Viễn
File đính kèm:
- goiyVanD_CDKTDNgoai.pdf