Giáo án 10 tiếng việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

. Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: các nhân tố giao tiếp nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp; hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản

2. Giáo dục học sinh ý thức trau dồi ngôn ngữ, có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

3. Rèn luyện kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn và vận dụng lí thuyết vào việc phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10 tiếng việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25 /7 / 2008 Tiết thứ : 5 Tiếng Việt : ( tt ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: các nhân tố giao tiếp nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp; hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản 2. Giáo dục học sinh ý thức trau dồi ngôn ngữ, có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3. Rèn luyện kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn và vận dụng lí thuyết vào việc phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phối hợp các phương pháp: - Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề - Phân tích, so sánh, đối chiếu - Qui nạp, tổng hợp rút ra kết luận. III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 1. Chuẩn bị của thầy : Giáo án thiết kế bài học, mẫu văn bản, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của trò : Bài soạn + sách giáo khoa, bảng phụ . IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức : ( 01 phút ) Kiểm tra tác phong, sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : ( 03 phút ) Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ? Các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng như thế nào đến HĐGT? Phân tích một ví dụ để minh họa. 3. Bài mới TL Yêu cầu cần đạt được Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 38’ I. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ GIAO TIẾP: 1. Bài tập 1/20 SGK Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao : “ Đêm … chăng?” 1.1. Nhân vật giao tiếp: - anh nam nữ - nàng thanh niên 1.2. Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh ( trăng sáng và thanh vắng )’ thời gian lí tưởng cho việc tâm tình lứa đôi. 1.3. Nội dung và mục đích giao tiếp: a. Nội dung: Nhân vật anh nói với nhân vật nàng về việc “ tre non đủ lá” và đặt vấn đề “ đan sàng nên chăng” b. Mục đích giao tiếp: Gián tiếp bày tỏ tình yêu và ước muốn được nên duyên vợ chồng. 1.4. Phương tiện và cách thức giao tiếp: a. Ngôn ngữ nói - mượn hình ảnh tre non đủ lá và chuyện đan sàng phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp b. Cách nói tế nhị kín đáo, khôn khéo của chàng trai. 2. Bài tập 2/20 SGK Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi : 2.1. Các nhân vật giao tiếp: A Cổ Ông già Cháu chào ông ạ A Cổ hả? ( Hđ chào ) ( Chào đáp ) Lớn tướng rồi nhỉ? ( Khen ) Bố cháu … không? ( Hỏi ) Thưa ông có ạ! ( Đáp lời ) * Cả 3 câu của ông già đều có hình thức hỏi nhưng không phải chỉ để hỏi mà còn để chào đáp lại, khen. * Thái độ, tình cảm và quan hệ giao tiếp: Kính trọng, yêu Yêu quí, trìu mến thương ( ạ, thưa ) ( hả, nhỉ, vui vẻ ) II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN: * Bài tập 4/ 21 SGK Viết một thông báo ngắn cho HS về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới. * Yêu cầu: - Dạng văn bản: thông báo ngắn - Đối tương giao tiếp: Bạn cùng trang lứa trong trường. - Hoàn cảnh giao tiếp: Ngày môi truờng thế giới - Nội dung giao tiếp: Làm sạch môi trường. ’Xác định đúng các nhân tố giao tiếp trước khi tạo lập văn bản đồng thời cần nắm vững các đặc điểm của loại văn bản cần tạo lập để văn bản được hoàn chỉnh, đạt yêu cầu và hiệu quả giaotiếp III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH MỘT TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP: * Bài tập 5/21 SGK 5.1. Thư viết cho HS, người viết là 1 nguyên thủ quốc qia 5.2. Hoàn cảnh cụ thể: Ngày khai giảng năm học đầu tiên của 1 thể chế mới. 5.3. Viết về ngày khai giảng năm học, về ý nghĩa của ngày khai giảng đầu tiên 5.4. Để giao lưu và động viên khích lệ HS 5.5. Giản dị, dễ hiểu, sức thuyết phục cao. Hoạt động 1: Rèn luyện kĩ năng phân tích các nhân tố giao tiếp Thao tác 1: GV yêu cầu HS nhắc lại các nhân tố giao tiếp sau đó yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Nhân vật giao tiếp là những người thế nào? Các nhân vật giao tiếp trong thời điểm nào? Nhận xét thời điểm giao tiếp. Nhân vật anh nói điều gì? nhằm mục đích gì? Cách nói của anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? Nhận xét phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp. ( nhóm 1 ) - Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? ( Chọn trong các từ: chào, chào đáp, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp ) Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào? ( nhóm 2 ) Thao tác 2: Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện. Thao tác 3: GV đúc kết và nhấn mạnh: Trong HĐGT các nhân tố giao tiếp có những biểu hiện cụ thể, đa dạng. Mục đích giao tiếp có thể là trao đổi thông tin, biểu lộ tình cảm, tranh luậ, thiết lập quan hệ, xin lỗi, cảm ơn… Hoạt động 2: GV giúp HS rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thông qua bài tập số 4 SGK. Thao tác 1: GV nêu yêu cầu: - Dạng văn bản: thông báo ngắn, do đó cần viết đúng các thể thức như mở đầu, kết thúc… - Hướng tới đối tượng giao tiếp là các bạn HS toàn trường. - Nội dung giao tiếp là hoạt động làm sạch môi trường. - HCGT: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới. Thao tác 2: GV yêu cầu HS viết 1 thông báo ngắn từ gợi ý trên và gọi một vài HS trình bày. Thao tác 3: GV cho HS nhận xét hoàn thiện Hoạt động 3 : Rèn luyện kĩ năng phân tích các tình huống giao tiếp. Thao tác 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu bức thư của Bác Hồ và trả lời các câu hỏi trong SGK Thao tác 2: GV gọi vài HS trình bày, các học sinh khác bổ sung hoàn thiện. Thao tác 3: GV nhấn mạnh: Phân tích một tình huống giao tiếp đã diễn ra hoặc dự kiến sẽ diễn ra thì phải căn cứ vào các nhân tố chi phối giao tiếp cụ thể Thao tác 4: GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng câu hỏi: Để hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao ta phải làm gì? Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm:Phân tích các nhân tố giao tiếp. Thao tác 1 HS trả lời câu hỏi của GV Thao tác 2 Các nhóm thảo luận, làm bài tập thực hành. Thao tác 3: Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. Thao tác 4: HS lắng nghe và ghi nhớ Hoạt động 2: HS rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thông qua bài tập số 4 SGK. Thao tác 1: HS làm việc cá nhân: rèn luyện viết thông báo ngắn về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới theo gợi ý của GV Thao tác 2: HS trình bày bài luyện tập Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. - Thời gian làm việc: từ 7 giờ đến 9 giờ sáng Chủ nhật, ngày…… tháng…… năm…… - Nội dung công việc: Quét dọn sân trường, sửa sang bồn hoa cây cảnh, trồng thêm cây xanh … - Lực lượng tham gia: HS toàn trường - Dụng cụ: mỗi lớp mang theo 14 cuốc 4 xẻng 20 chổi, 4 cào cỏ, 10 chổi xương. - Kế hoạch cụ thể: các lớp nhận tại văn phòng của trường. Nhà trường kêu gọi toàn thể HS hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này. Qui nhơn, ngày… tháng… năm… BGH Thao tác 3: GV cho các nhóm nhận xét và chốt kiến thức. Hoạt động 3 : Rèn luyện kĩ năng phân tích các tình huống giao tiếp. Thao tác 1: HS đọc bức thư cùa Bác và lần lượt trả lời theo câu hỏi trong SGK - Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ - Chủ tịch nước viết thư cho HS toàn quốc - thế hệ trẻ tương lai của đất nước. - Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập - Nội dung giao tiếp: Thư nói tới niềm vui sướng vì HS được hưởng nền độc lập của đất nước, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của HS đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc của Bác đối với HS - Mục đích giao tiếp: Bác viết thư để chúc mừng HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS. - Phương tiện và cách thức giao tiếp: Thư Bác viết với lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc xác định trách nhiệm của HS. Thao tác 4: HS khắc sâu kiến thức: Khi tham gia bất cứ hoạt động giao tiếp nào ( nói và viết) ta cần lưu ý : - Nhân vật – đối tượng giao tiếp ( nói viết cho ai?) - Mục đích giao tiếp ( nói – viết để làm gì?) - Nội dung giao tiếp ( viết – nói cái gì? ) - Giao tiếp bằng cách nào ( viết - nói như thế nào? ) Củng cố kiến thức và hướng dẫn luyện tập: ( 02 phút ) * Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động… * Mỗi hoạt động giao tiếp gồm 2 quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. * Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. 5. Dặn dò – hướng dẫn hs học ở nhà: ( 1 phút ) - HS học bài và làm các bài tập Tiếng Việt trong SGK và SBT. - HS đọc và tham khảo chuẩn bị trước nội dung bài mới: Văn bản. V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 5 Hoat dong giao tiep bang ngon ngu.doc
Giáo án liên quan