Câu I
Cho hai câu thơ sau:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
a) Hai câu thơ trên trích ở bài thơ nào? Tác giả là ai?
b) Hãy kể tên những biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng? Phân tích giá trị nghệ thuật của từng biện pháp tu từ đó?
c) Hình ảnh thân cò đã được nhà thơ chắt lọc ra từ câu ca dao quen thuộc của dân tộc ta, em nhớ lại và chép thật chính xác câu ca dao đó?
Câu II
Có người nói, đoạn văn trích dưới đây là đoạn văn hay nhất trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Em hãy nói lên cái hay của đoạn trích trên bằng cách: Viết một đoạn văn khoảng mười câu theo phương pháp quy nạp, trong đó có sử dụng một phép nối và một phép thế để liên kết câu (chú ý: gạch dưới chân phương tiện liên kết mà em đã dùng).
1 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn: Văn - Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
HỆ THPT CHUYÊN NĂM 2005
MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian phát đề )
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I
Cho hai câu thơ sau:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
Hai câu thơ trên trích ở bài thơ nào? Tác giả là ai?
Hãy kể tên những biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng? Phân tích giá trị nghệ thuật của từng biện pháp tu từ đó?
Hình ảnh thân cò đã được nhà thơ chắt lọc ra từ câu ca dao quen thuộc của dân tộc ta, em nhớ lại và chép thật chính xác câu ca dao đó?
Câu II
Có người nói, đoạn văn trích dưới đây là đoạn văn hay nhất trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Em hãy nói lên cái hay của đoạn trích trên bằng cách: Viết một đoạn văn khoảng mười câu theo phương pháp quy nạp, trong đó có sử dụng một phép nối và một phép thế để liên kết câu (chú ý: gạch dưới chân phương tiện liên kết mà em đã dùng).
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa
Trong bài đề từ trên trang bìa tập Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh viết:
"Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;"
Em hiểu hai câu thơ này như thế nào? Phân tích hai bài thơ dưới đây trích trong Nhật ký trong tù để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên?
Không ngủ được
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Theo Văn học 8 tập II, NXB Giáo dục 2001 trang 58,59)
Câu IIIb
Em hãy phân tích hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
File đính kèm:
- De1-Van.doc