Đề thi môn Ngữ văn thành phố Hà Nội
Phần I (7 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Và sau đó, tác giả thấy:
.Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!.
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.
Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Phần II (3 điểm)Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục.
Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục.
Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh THPT năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh THPT năm học 2007 - 2008 Đề thi môn Ngữ văn thành phố Hà Nội
Phần I (7 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...Và sau đó, tác giả thấy:...Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!...Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.Phần II (3 điểm)Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục.Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục.Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
Đề thi Ngữ văn
Câu 1. (2 điểm)Nhận xét của em về cách thể hiện hình ảnh người lính của Chính Hữu trong những câu thơ ở mỗi phần sau:a. " Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa"(Ngày về)b." Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giáChân không giày"(Đồng chí)Câu II (1 điểm)Về hình ảnh “ tay nắm lấy bàn tay” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.Câu III (7 điểm)Có ý kiến cho rằng: Trong một tác phẩm tự sự, dẫu tác giả không trực tiếp đánh giá các nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà độc giả không hiểu được thái độ của tác giả đối với nhân vật”Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Bằng sự hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến của mình.
De thi Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
Câu 2 (1 điểm): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ:
…Từ hồi về thành phốquen ánh điện, cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005)
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (1 điểm):
Học sinh cần đảm bảo được yêu cầu:- Chép đúng, đủ bốn câu thơ trong khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Không sai chính tả.
Câu 2 (2 điểm):Học sinh cần xác định được thành phần tình thái, cảm thán trong hai trường hợp, cụ thể là:
a. Sử dụng thành phần tình thái: có lẽ
Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Làng - Kim Lân)
b. Sử dụng thành phần cảm thán: chao ôi
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 3 (3 điểm): Đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu, nêu suy nghĩ của bản thân về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là đề bài có tính chất tích hợp trong việc kiểm tra kỹ năng viết đoạn văn và hiểu biết về một vấn đề xã hội ở học sinh. Do vậy, học sinh cần bảo đảm được những yêu cầu cơ bản sau:
- Kỹ năng viết đoạn văn: bảo đảm được bố cục của một đoạn văn (tức là có phần mở, thân và kết đoạn); bảo đảm mối liên kết nội dung và hình thức; viết đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Nêu suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: học sinh không nhất thiết phải đi vào giải thích từ ngữ cụ thể nhưng cần khái quát được nội dung câu tục ngữ, trình bày được suy nghĩ, đánh giá của bản thân về đạo lý tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua câu tục ngữ, chẳng hạn:
+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, lời khuyên về lòng biết ơn.
+ Biểu hiện của lòng biết ơn: biết ơn ông bà, cha mẹ; biết ơn thầy cô; không quên ơn những người đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ đất nước...
+ Đây là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được gìn giữ và phát huy.
+ ...
Câu 4 (5 điểm):
Trên cơ sở những hiểu biết khái quát về tác giả Nguyễn Duy, về bài thơ Ánh trăng (đặc biệt chú ý hình tượng vầng trăng - biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hoàn cảnh sáng tác), học sinh trình bày cảm nhận của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Các em có thể trình bày bài làm của mình theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Cảm nhận về nội dung đoạn thơ: đoạn thơ thể hiện sự trăn trở, suy tư của nhân vật trữ tình về thái độ sống đối với quá khứ. Điều này được thể hiện qua các khổ thơ cụ thể:
- Hoàn cảnh sống thay đổi, thành phố với những tiện nghi hiện đại (ánh điện, cửa gương) dễ làm cho người ta lãng quên quá khứ, dửng dưng với cả vầng trăng tình nghĩa năm nào (Vầng trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường).
- Vầng trăng đột ngột xuất hiện trong một tình huống bất ngờ; nhân vật trữ tình đối diện với vầng trăng mà trong lòng ngập tràn bao cảm xúc. Những gian lao, vất vả và cả nghĩa tình trong quá khứ như ùa về làm nhân vật trữ tình vừa xúc động, vừa day dứt, vừa thành kính, lặng im (Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể / như là sông là rừng).
- Nhưng vầng trăng - quá khứ nghĩa tình luôn tròn đầy, bất diệt (Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình) càng làm cho con người thêm ân hận, day dứt. Sự im lặng của vầng trăng như một lời nhắc nhở nghiêm khắc về thái độ sống với quá khứ (Ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình).
2. Cảm nhận về nghệ thuật: biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình; hình ảnh thơ gợi cảm, có tính chất biểu tượng; giọng thơ vừa tâm tình vừa suy tư, trầm lắng, góp phần tạo nên chiều sâu triết lý cho bài thơ.
3. Đánh giá, nêu suy nghĩ:
- Đoạn thơ kết tinh giá trị tư tưởng, chủ đề của cả bài thơ. Cất lên như một lời cảnh tỉnh, đoạn thơ chính là cái “giật mình”
đầy ý nghĩa của chính nhà thơ, tự nhắc nhở mình phải sống sao cho trọn vẹn, thủy chung.
- Đoạn thơ cũng như bài thơ không chỉ có ý nghĩa với nhà thơ, với cả một thế hệ vừa mới đi qua chiến tranh mà còn có ý nghĩa với
người đọc ngày nay vì nó đặt ra vấn đề về thái độ sống với quá khứ. Đó chính là truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
đẹp đẽ của dân tộc.
Gợi ý bài giải môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 năm học 2006-2007
A. VĂN - TIẾNG VIỆT:
Đề 1:
Câu 1: Học sinh chép lại nguyên văn khổ thơ đầu, bài thơ "Viếng lăng Bác"
Yêu cầu học sinh:Chép đúng khổ thơ đầu.
- Tránh sai:Trật tự dòng thơ. Từ, chính tả. Dấu câu.Tránh thiếu tên tác giả, tác phẩm.
Câu 2:Yêu cầu học sinh:
- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 câu đến 7 câu.
- Nội dung: học sinh tự chọn chủ đề, có thể làm những chủ đề: quê hương, bạn bè, học tập...
- Trong đọan văn, có sử dụng 2 phép liên kết câu đã học.
Có thể sử dụng 2 phép liên kết trong số các biện pháp liên kết: Phép thế. Phép nối.Phép lặp từ ngữ.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
- Học sinh phải xác định được 2 phép liên kết đã sử dụng trong đọan văn vừa viết (có thể bằng gạch chân hoặc ghi chú những phương tiện liên kết).
Đề 2:
Câu 1:Học sinh cần nêu được 3 tên tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9, có nội dung viết về người lính Cách mạng:
Gợi ý: "Đồng chí" (Chính Hữu)"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)- "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng)
...Câu 2:Yêu cầu học sinh:- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 đến 7 câu.
- Nội dung: Học sinh có thể tự chọn chủ đề gần gũi , thân thiết trong cuộc sống.
- Đoạn văn có chứa 2 thành phần biệt lập (trong số 4 thành phần biệt lập đã học):+ Thành phần tình thái.+ Thành phần cảm thán.+ Thành phần gọi – đáp.+ Thành phần phụ chú.
- Học sinh phải gạch chân xác định 2 thành phần biệt lập trong đoạn văn đã viết
B. LÀM VĂN:Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
I. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Phương pháp: biết cảm nhận kết hợp nghệ thuật - nội dung.
2. Bố cục bài làm chặt chẽ.
3. Diễn đạt tốt, có cảm xúc chân thành.
II. Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài:Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát .
(Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ).
2. Thân bài:Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh... cụ thể:
a. Khổ 1: Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
* Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
* Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuângqua các từ “bỗng”, “hình như".
---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.
b. Khổ 2: Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.
Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
a khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.
c. Khổ 3: Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.
Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.
Tóm lại: - Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
3. Kết bài:- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Nêu cảm xúc khái quát.
Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp
Saturday, 16. June 2007, 07:40:35
Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ mùa thu Tháng Tám của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt thân yêu, để lại với đời mùa thu nay tươi đẹp của hòa bình, hạnh phúc và để lại với lòng người bao chiến công của những chiến sĩ mùa thu xưa – những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ đã dựng nên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng.
Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ mùa thu Tháng Tám của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt thân yêu, để lại với đời mùa thu nay tươi đẹp của hòa bình, hạnh phúc và để lại với lòng người bao chiến công của những chiến sĩ mùa thu xưa – những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ đã dựng nên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng.Kháng chiến bùng nổ, người trai lên đường ra chiến trận theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch kính yêu – lời kêu gọi của non sông. Lòng người không khỏi luyến tiếc cảnh thanh bình cũ khi bước chân lên đường vào mặt trận. Đó là mùa thu Hà Nội đầy lưu luyến :Sáng mát trong như sáng năm xưaGió thổi mùa thu hương cốm mớiTôi nhớ những ngày thu đã xaSáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác heo mayNgười ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy. ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi )Hay một làng quê Kinh Bắc trù phú, tươi đẹp, nay đã chìm trong máu lửa của quân thù :Quê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. ( Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm )Quê hương càng tươi đẹp thì lòng người càng xót xa nhớ tiếc và quyết ra đi để dẹp tan kẻ thù giày xéo quê hương. Cảm hứng lãng mạn với khí khái “tráng sĩ” là cảm hứng chủ đạo về hình tượng người lính những ngày đầu cách mạng. Người chiến sĩ mang dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa khi bước chân vào mặt trận :Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi ?Quê hương mong đợi đã bao đờiBiên thùy nghe dậy niềm ai oánGươm hận mài chưa ? Khát máu rồi. ( Biết gửi đưa ai – báo Vệ Quốc )Đó là tâm trạng của những ngày đầu xung trận còn vương lại chút mơ mộng của thời thanh bình đã mất Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùngHồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắmRách tả tơi rồi đôi giày vạn dặmBụi trường chinh phai bạc áo hào hoaMái đầu xanh thề mãi đến khi giàPhơi nắng gió hoa ngàn cỏ dại. ( Ngày về – Chính Hữu )Họ đi vào chiến trường với những hình ảnh đẹp nhất, anh dũng nhất và cũng đầy chất lãng mạn nhất :Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. ( Tây Tiến – Quang Dũng )Đó là hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân đầy gian khổ : ăn đói, mặc rét, sốt rét đến xanh da trụi tóc. Người chiến sĩ vô danh ấy vẫn tiếp bước trên đường với lòng yêu nước khôn nguôi, cho dù có phải nằm lại nơi chiến trường :Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhAùo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành. ( Tây Tiến – Quang Dũng )Nhưng rồi bom đạn, chết chóc, chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Hiện thực cuộc sống đã khiến cho họ không còn những mơ mộng của ngày đầu nhập ngũ. Hình tượng thơ có sự vận động đi từ lãng mạn đến hiện thực. Điều đó cũng là điều phù hợp với những vận động biến đổi trong tâm hồn người chiến sĩ. Như chính Chính Hữu tâm sự : “ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, là chính trị viên, hằng ngày tôi phải chăm nom chôn cất những đồng đội của tôi đã hy sinh và tôi có nhận xét : bạn tôi, không có người nào chết trong động tác nằm ngủ, trong tư thế nghỉ ngơi. Họ đều hy sinh trong khi đang bắn, hoặc ôm bộc phá xông lên. Nhận xét này đã trở thành sự day dứt, âm ỉ, nó trở thành một vấn đề trách nhiệm. Và một lúc nào đó, từ trong kỷ niệm, một cách bất ngờ nhất, nó đã hiện lên thành những câu trọn vẹn :Bạn ta đóChết trên dây thép ba từngMột bàn tay chưa rời báng súngChân lưng chừng nửa bước xung phongOâi những con người mỗi khi nằm xuốngVẫn nằm trong tư thế tiến côngĐó là hình ảnh đeo đuổi suốt đời tôi về những cái chết, chỉ có tác dụng thôi thúc chúng ta đứng lên”. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh người chiến sĩ không còn gắn với “bụi trường chinh” và “áo hào hoa” nữa, mà đã trở thành người Vệ quốc quân trong tình đồng chí, đồng đội, cùng chiến đấu vì lòng yêu tổ quốc :Anh với tôi, đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu gác bên đầu,Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷĐồng chí ! ( Đồng chí – Chính Hữu )Từ khắp mọi miền đất nước, những con người yêu nước tụ hội với nhau trong cuộc kháng chiến gian khổ. Họ là những thanh niên trí thức Hà thành, lên đường theo tiếng gọi nhập ngũ : Kháng chiến bùng lên biệt thủ đôLên đường dẻo bước khoác ba lô ( Tự thuật – Tú Mỡ )Hay những người nông dân chân chất, “chưa biết chữ”, “súng bắn chưa quen”, “quân sự mươi bài”. Tất cả người con đất Việt đã đến và chiến đấu vì đất mẹ yêu thương :Lũ chúng tôiBọn người tứ xứGặp nhau hồi chưa biết chữQuen nhau từ buổi “một hai”Súng bắn chưa quen,Quân sự mươi bài,Lòng vẫn cười vui kháng chiến. ( Nhớ – Hồng Nguyên )Phần lớn họ ra đi từ những làng quê nghèo khó :Quê hương anh đất mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ( Đồng chí – Chính Hữu )Họ bỏ lại đó là cả quãng đời chìm trong đói khổ, là cuộc sống nông thôn đầu tắt mặt tối mà không đủ no :Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung lay ( Đồng chí – Chính Hữu )Hay :Mái lều gianh,Tiếng mõ đêm trường,Luống cày đất đỏÍt nhiều người vợ trẻMòn chân bên cối gạo canh khuya ( Nhớ – Hồng Nguyên )Bản thân họ thì thiếu thốn, cực khổ trăm bề, bệnh tật khổ sở :Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán đẫm mồ hôiAùo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giàChân không giày ( Đồng chí – Chính Hữu )Ngay cả đến trang bị họ cũng phải “ Lột sắt đường tàu, Rèn thêm đao kiếm”. Từ chỗ nghèo khó họ trở thành những người tri kỷ, cùng chung chí hướng “cùng nhau chung sống căm thù giết Tây”. Họ chia nhau từng hơi ấm đôi bàn tay ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ) rồi lại :Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắngQuờ chân tìm hơi ấm đêm mưa ( Nhớ – Hồng Nguyên )Những mất mát của họ thật là to lớn. Không biết bao nhiêu đồng đội của họ đã lần lượt hy sinh, vĩnh viễn nằm lại chiến trường :Hôm qua còn theo anhĐi ra đường quốc lộHôm nay đã chặt cànhĐắp cho người dưới mộ ( Viếng bạn – Hoàng Lộc )Kể sao cho hết nỗi đau của người chiến sĩ khi hay tin những người thân yêu của mình đã mất dưới bom đạn của kẻ thù. Tuy có bi thảm, đau thương, nhưng chính điều đó lại càng tố cáo mạnh mẽ hơn tội ác của kẻ thù, càng nung nấu mãnh liệt hơn ý chí “căm thù giặc” nơi người Vệ quốc quân. Hình ảnh của những người em gái, những người yêu mãi mãi nằm xuống đi vào thơ ca như những hình ảnh xúc động nhất. Đó là người vợ trẻ nơi hậu phương ngã xuống :Nhưng không chết người trai khói lửaMà chết người em nhỏ hậu phươngTôi về không gặp nàngMá tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tốiChiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương…tàn lạnh vây quanh. ( Màu tím hoa sim – Hữu Loan )Hay người em gái chết anh dũng nơi quê nhà :Mới đến đầu ao, tin sét đánhGiặt giết em rồi, dưới gốc thôngGiữa đêm bộ đội vây đồn ThứaEm sống trung thành, chết thủy chung. ( Núi đôi – Vũ Cao )Đó là nỗi căm hận họ đành chôn kín vào lòng :Ai biến tên em thành liệt sĩBên những hàng bia trắng giữa đồngNhớ nhau anh gọi : em, đồng chíMột tấm lòng trong vạn tấm lòng. ( Núi đôi – Vũ Cao )Những đau thương mất mát đó như tiếp thêm sức mạnh cho họ nơi chiến tuyến để tìm câu trả lời cho những đau thương của họ và cả dân tộc. Họ lao vào chiến dịch với thế tiến công như nước vỡ bờ như Nguyễn Đình Thi kể lại : “Hình ảnh những đoàn dân công tới tấp đến chiến trường, bộ đội ào ào đi vào chiến dịch gợi lên một cái gì rất mạnh mẽ của không khí tức nước tràn bờSúng nổ rung trời giận dữNgười lên như nước vỡ bờ ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi )Tôi viết : “Người lên như nước vỡ bờ!” chính là nói đến sức mạnh ấy của quân đội ta, của quần chúng cách mạng”. Đó là khí thế hừng hực đấu tranh của những ngày khói lửa :Những đồng chí, thân chôn làm giá súngĐầu bịt lỗ châu maiBăng mình qua núi thép gaiÀo ào vũ bão,Những đồng chí chè lưng cứu pháoNát chân nhắm mắt còn ômNhững bàn tay xẻ núi, lăn bomNhất định, mở đường, cho xe ta lên chiến trường tiếp viện. ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu )Những ngày chiến đấu anh dũng đã bộc lộ một cách rực rỡ hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ cụ Hồ: kiên trì vượt qua mọi nguy hiểm, anh dũng quên mình vì nhiệm vụ. Càng gian khổ, đau thương càng thắp sáng trong họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, họ vẫn tiếp tục chiến đấu với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi trước mắt của dân tộc. Hình tượng người lính càng về giai đoạn sau càng tỏa sáng vẻ đẹp của một quân đội trưởng thành về việc quân cũng như càng thể hiện tinh thần “vì nước quên thân” của anh bộ đội. Đó là cuộc sống người lính chịu cực khổ nơi chốn rừng sâu vẫn bám trụ với làng bản, với dân, giữ vững tinh thần của người dân sau khi sự tàn phá của giặc đã đi qua :Có đêm gió bấc lạnh lùngÁo quần rách nát lá dùng che thânKhó khăn đau ốm muôn phầnLấy đâu đủ thuốc mặc dần bệnh nguôiCó phen giặc chạy tơi bờiRừng sâu đói rét không người hỏi hanĐến nay họ về đâyGiữ vừng miền núi CấmThổ phỉ quét xong rồiĐồn Tây xa chục dặmKiến thiết lại bản xómBị giặc đốt tan tành. ( Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu )Sống kham khổ, bệnh tật nhưng họ vẫn vui, vẫn đem lại nhịp sống mới cho làng bản. Và họ vẫn lạc quan trên đường hành quân :Một tiếng chim kêu sáng cả rừngLên đường chân lại nối theo chânĐêm qua đầu chụm, run bên đáNay lại cùng mây sưởi nắng hừng. ( Từ đêm 19 – Khương Hữu Dụng )Họ vẫn cùng nhau vui cười rộn rã khi kể chuyện riêng tư. Sự lạc quan trở thành bản lĩnh Cách mạng giúp người chiến sĩ vượt lên trên tất cả để chiến thắng :Đằng nớ vợ chưa !Đằng nớ ?Tớ còn chờ độc lậpCả lũ cười vang bên ruộng bắpNhìn o thôn nữ cuối nương dâu. ( Nhớ – Hồng Nguyên )Bên cạnh tình đồng chí, đồng đội thì tình quân dân chính là nguồn nghị lực khiến họ thêm vững bước chiến đấu với quân thù. Hình ảnh người lính trở nên gần gũi với đời sống qua tình quân dân, hoàn thành chiến lược của quân đội ta trong công tác dân vận “đi dân nhớ, ở dân thương”. Người dân đón tiếp Vệ quốc quân như những người thân đi xa trở vềBóng tre che mát đường làngMột hàng quân bước hai hàng người vui ( Quân về – Nguyễn Ngọc Tấn )Dân làng đón tiếp họ với tấm lòng của người dân nghèo, với “bát nước chè xanh”, đạm bạc, đơn sơ mà thắm đượm nghĩa tình :Các anh vềXôn xao làng tôi bé nhỏNhà lá đơn sơ,Tấm lòng rộng mởNồi cơm nấu dởBát nước chè xanhNgồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau. ( Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông )Từ tấm lòng bà mẹ chở che cho bộ đội :Bầm yêu con, bầm yêu đồng chíBầm quý con, bầm quý anh em. ( Bầm ơi – Tố Hữu )Đến sự yêu quý của cô gái :Nếu không nhận hết bánh nàyCác anh cũng nhận một hai cái dùm. ( Xếp bánh phồng – Nguyễn Hiêm )Tất cả tình cảm máu thịt gắn bó đó đã theo các anh trong suốt đường ra mặt trận. Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến thể hiện được vẻ đẹp của cuộc sống Cách mạng đang chuyển biến đi lên.Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp là một hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam, đó là bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Cũng xin mượn hình tượng người lính mà Nguyễn Đình Thi miêu tả làm lời kết cho hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hào hùng của dân tộc : “Những người lính trẻ với gương mặt rất tươi sáng nhiều khi cũng lấm lem bùn đất. Họ đi lại với tinh thần xông pha hăng hái, thỉnh thoảng trên gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh đất nước. Đất nước đang trải qua những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vượt lên từ than bụi lấy bùn và rạng rỡ ánh sáng mới :Nước Việt Nam từ trong máu lửaRũ bùn đứng dậy sáng lòa. “ ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi )
File đính kèm:
- De tuyen sinh vao lop 10.doc