Đề thi và đáp án kiểm tram môn: Sinh học Khối 10 - THPT chuyên Lương Văn Chánh

ĐỀ và ĐÁP ÁN:

Câu 1:

 1/ Tế bào chất bị tách khỏi thành tế bào sau khi có hiện tượng co nguyên sinh. Cái gì sẽ được tìm thấy trong khoảng trống giữa thành tế bào và tế bào chất ?

 A. Không khí. B. Không bào.

 C. Nước. D. Dung dịch ưu trương

 E. Dịch tế bào.

 2/ Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cho một tế bào bị trương lên vào trong dịch tế bào của chính loại tế bào đó (tức là vào trong dung dịch có thế năng nước giống như thế năng thẩm thấu của tế bào)

 A. Không có gì thay đổi.

 B. Tế bào sẽ mất nước cho tới khi thế năng nước của nó bằng với thế năng nước của dung dịch bao quanh nó.

 C. Nước được tiết ra cho tới khi chớm bắt đầu xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.

 D. Xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.

 E. Tế bào bị vỡ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi và đáp án kiểm tram môn: Sinh học Khối 10 - THPT chuyên Lương Văn Chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỉnh : Phú Yên Trường : THPT chuyên Lương Văn Chánh Môn : Sinh học Khối 10. Tên giáo viên biên soạn : Lê Văn Mậu + Hồ Thị Lý Số mật mã: Phần này là phách Số mật mã: ĐỀ và ĐÁP ÁN: Câu 1: 1/ Tế bào chất bị tách khỏi thành tế bào sau khi có hiện tượng co nguyên sinh. Cái gì sẽ được tìm thấy trong khoảng trống giữa thành tế bào và tế bào chất ? A. Không khí. B. Không bào. C. Nước. D. Dung dịch ưu trương E. Dịch tế bào. 2/ Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cho một tế bào bị trương lên vào trong dịch tế bào của chính loại tế bào đó (tức là vào trong dung dịch có thế năng nước giống như thế năng thẩm thấu của tế bào) A. Không có gì thay đổi. B. Tế bào sẽ mất nước cho tới khi thế năng nước của nó bằng với thế năng nước của dung dịch bao quanh nó. C. Nước được tiết ra cho tới khi chớm bắt đầu xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. D. Xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. E. Tế bào bị vỡ. Câu 2: 1/ Vì sao chưa có cấu tạo tế bào mà virut vẫn được coi là một cơ thể sống ? 2/ Trình bày cấu tạo cơ thể virut. Nếu 4 ví dụ về bệnh do virut gây ra ở Người. Nguyên nhân giúp virut tránh được sự tiêu diệt của thuốc kháng sinh. Câu 3: 1/ Vẽ cấu tạo của khí khổng nhìn từ trên xuống và nhìn theo hướng cắt ngang (Có chú thích) 2/ Sự trao đổi nước ở cây xanh diễn ra như thế nào? Cho biết mối quan hệ giữa trao đổi nước và trao đổi khoáng. 3/ Trong điều kiện môi trường khô, nóng (hoang mạc, sa mạc) và môi trường đất ngập mặn cây đã thích nghi như thế nào trong việc trao đổi nước ? PHẦN NÀY LÀ PHÁCH Câu 4: Trình bày thí nghiệm về hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh. a) Nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm. b) Các bước tiến hành. c) Nhận xét, vẽ hình và giải thích hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh. Câu 5: a) Cho a tế bào sinh dục sơ khai: Các tế bào này nguyên phân đã lấy ở môi trường nội bào nguyên liệu tương đương b NST đơn. Các tế bào con sinh ra thực hiện giảm phân tạo một số lượng giao tử bằng c lần số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. Tính bộ NST lưỡng bội của loài theo a, b, c. - Theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của 1 tế bào trong số a tế bào sinh dục sơ khai nói trên trong khoảng thời gian 43,2s, người ta thấy tốc độ nguyên phân giảm dần đều. Biết thời gian của lần nguyên phân đầu tiên là 4s và thời gian lần phân bào cuối 6,8s. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào mới được tạo ra trong khoảng thời gian nói trên. PHẦN NÀY LÀ PHÁCH ĐÁP ÁN: Câu 1: 1/ (A) Không khí 2/ (B) Tế bào sẽ mất nước cho tới khi thế năng nước của nó bằng với thế năng nước của dung dịch bao quanh nó. Câu 2: 1/ Vì sao: Ÿ Về tổ chức cơ thể: Có 2 chất sống chủ yếu là axit nuclêic và prôtêin. Ÿ Về hoạt động sống cũng có các quá trình: - TĐC à Sử dụng vật chất sống trong tế bào tổng hợp nên vật chất sống của virut. - ST – PT à Qua TĐC cơ thể virut được hoàn thiện . - SS à vào TB vật chủ nhân lên à hình thành virut mới. - Di truyền à Qua sinh sản những đặc trưng được bảo tồn. 2/ Cấu tạo virut: Ngoài là vỏ bọc prôtêin. Trong là lỏi axit nuclêic (AND hoặc ARN) Ví dụ: 4 ví dụ. * Nguyên nhân: + Thuốc kháng sinh (KS) tác động vào ribôxôm 70s ngăn cản quá trình sinh tổng hợp prôtêin nhưng bản thân virut không có ribôxôm. + Do virut kí sinh trong tế bào và nhân tế bào nên thuốc kháng sinh khó tiếp cận được. + Do virut không mẫn cảm với thuốc KS. Câu 3: 1/ Vẽ hình: SGK. 2/ Sự trao đổi nước gồm 3 quá trình. PHẦN NÀY LÀ PHÁCH * Sự hút nước của rễ: - Cơ quan hút nước : Các lông hút. - Cơ chế hút nước : thẩm thấu. - Lực hút : Dòng nước liên tục được hút vào tạo ra áp suất rễ. * Sự vận chuyển nước ở trong thân: - Nhờ áp suất rễ tạo lực đẩy của rễ, sự thoát hơi nước qua mặt lá tạo lực hút, sức liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. * Sự thoát hơi nước của lá: - Dòng nước chuyển lên nhờ mạch gỗ rồi thoát ra ngoài chủ yếu qua lỗ khí. - Cơ chế thoát nước qua lỗ khí: + Cây nhiều nước à TB hạt đậu trương nước à lỗ khí mở rộng à nước thoát ra nhiều. + Cây thiếu nước à TB hạt đậu mất nước à lỗ khí khép lại à chống mất nước. - Lợi ích của thoát hơi nước: + Nước từ rễ lên được lá cung cấp cho quang hợp; giải nhiệt cho lá; các chất dung dịch và các sản phẩm quang hợp đậm đặc hơn. * Mối quan hệ: - Chất khoáng hoà tan trong nước cây hút khoáng thông qua quá trình hút nước. Cây hút khoáng làm cho nồng độ các chất trong cây tăng lên thúc đẩy quá trình trao đổi nước càng mạnh. Trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn đi liền nhau và thúc đẩy lẫn nhau. 3. Trong điều kiện: * Môi trường khô nóng: - Rễ lan rộng đâm sâu, lá tiêu biến thành gai. - Tầng cutin dày, thân có sáp, chu kỳ sống ngắn … Môi trường ngập mặn: PHẦN NÀY LÀ PHÁCH - Ap suất thẩm thấu ở môi trường ngoài cao hơn ở các tế bào rễ. - Trong tế bào của rễ có 1 lượng muối nhất định tạo áp suất thấm thấu cao hơn môi trường để hút nước. Câu 4: a) Nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm: SGK. b) Các bước tiến hành: SGK c) Giải thích hiện tượng: - Hiện tượng co nguyên sinh: Sở dĩ có hiện tượng này là do dung dịch KNO3 đậm đặc hơn dịch tế bào nên nước chui ra ngoài tế bào qua lớp màng nguyên sinh chất. - Hiện tượng phản co nguyên sinh: Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ của dịch tế bào đậm đặc và nước chui từ ngoài vào tế bào làm nguyên sinh chất tương phồng trở lại như lúc đầu. Co nguyên sinh là một hiện tượng quan trọng. Dựa vào đó ta biết tế bào sống hay đã chết. Câu 5: a) Gọi m là số tb sinh ra bởi NP. à Số NST môi trường cung cấp : b = 2n (m – a) (1) Số giao tử sinh ra : a.c = 4m (2) à Từ (1) và (2) è 2n (ac/4 – a) = b à 2n = 4b/a (c-4) b) U1 = 4S; Un = 6,8s, Sn = 43,5s S = n/2 (U1+Un) = 43,2 = n/n ( 4 + 6,8) è n = 8 è Số lần NP = 8 Số tb mới 2k – 1 = 28 – 1 = 255 (tb) ==========================

File đính kèm:

  • docDE THI SINH 1O DAP AN.doc
Giáo án liên quan