Câu 1(2 điểm):
Có một dung dịch chứa đồng thời HCl và H2SO4. Cho 200g dung dịch đó tác dụng với BaCl2 có dư thì tạo thành 46,6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa. Để trung hoà nước lọc người ta cần phải dùng 500ml dung dịch NaOH 1,6M. Tính C% của HCl và H2SO4 trong dung dịch ban đầu.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6518 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi viết môn: hoá học thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện bắc sơn Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Phòng GD&ĐT cấp THCS năm học 2008-2009
Đề thi viết
Môn: hoá học
Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề.
I)Phần môn chung: (3 điểm)
I)Phần môn riêng: (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):
Có một dung dịch chứa đồng thời HCl và H2SO4. Cho 200g dung dịch đó tác dụng với BaCl2 có dư thì tạo thành 46,6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa. Để trung hoà nước lọc người ta cần phải dùng 500ml dung dịch NaOH 1,6M. Tính C% của HCl và H2SO4 trong dung dịch ban đầu.
Câu 2 (3 điểm):
Để m gam sắt (A) ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) khối lượng 12 gam gồm sắt và các ôxit sắt. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit nitric thấy giải phóng 0,1 mol khí NO duy nhất. Tính m.
Câu 3 (2 điểm):
Hoà tan hoàn toàn 46g Natri vào 224ml nước cất. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
……..……………………………… Hết …………………………………….
UBND huyện bắc sơn Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Phòng GD&ĐT cấp THCS năm học 2008-2009
Hướng dẫn chấm
Môn: hoá học
I)Phần môn chung: (3 điểm)
I)Phần môn riêng: (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):
Số mol các chất: - nNaOH = 1,6 x 0,5 = 0,8 (mol).
- nBaSO4 = = = 0,2 (mol). (0,25 điểm).
Phương trình phản ứng:
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl (1) (0,25 điểm).
Mol: 0,2 0,2 0,2 0,4
Theo phương trình và đầu bài ta có:
- Khối lượng chất kết tủa chính là BaSO4 = 46,6 (gam)
- nH2SO4 = nBaSO4 = 0,2 (mol).
- mH2SO4 = 0,2 x 98 =19,6 (gam) (0,25 điểm).
Vậy: C%H2SO4 = 9,8%. (0,25 điểm).
Khi lọc bỏ kết tủa thì dung dịch sau phản ứng là:
HCl ban đầu; BaCl2(dư) và 0,4 mol HCl mới tạo ra.
NaOH + HCl NaCl + H2O (2) (0,25 điểm). Mol: 0,8 0,8
Theo phương trình (1), (2) và đầu bài ta có:
- nHCl(ban đầu) = nHCl(2)- nHCl(1) = 0,8 – 0,4 = 0,4 (mol). (0,25 điểm).
- mHCl(ban đầu) = 0,4 x 36,5 = 14,6 (gam). (0,25 điểm).
Vậy: C%HCl(ban đầu) = 7,3%. (0,25 điểm).
Đ/S: C%HCl(ban đầu) = 7,3%; C%H2SO4 =9,8%.
Câu 2 (3 điểm):
* Cách 1:
Các Phương trình phản ứng:
2Fe + O2 2FeO (1) (0,25 điểm).
y 0,5y y
3Fe + 2O2 Fe3O4 (2) (0,25 điểm).
3z 2z z
4Fe + 3O2 2Fe2O3 (3) (0,25 điểm).
2t 1,5t t
Fe(dư) + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O (4) (0,25 điểm).
x x
3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O (5) (0,25 điểm).
y y/3
3Fe3O4 + 28HNO3 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O (6) (0,25 điểm).
z z/3
Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + H2O (7) (0,25 điểm).
t
Đặt x, y, z, t lần lượt là số mol của Fe(dư), FeO, Fe3O4, Fe2O3 (x, y, z, t > 0).
Theo các phương trình và đầu bài ta có:
- Khối lượng hh B: mhh = 56x + 72y + 232z + 160t = 12 (a) (0,25 điểm).
- Số mol khí: nNO = x + y/3 + z/3 = 0,1 (b) (0,25 điểm).
- Theo ĐLBT: mO2 = n.M = (0,5y + 2z + 1,5t)32 = 12 – m (c) (0,25 điểm).
- Khối lượng sắt: mFe = (x + y + 3z + 2t)56 = m (d) (0,25 điểm).
- Lấy {(b)x8 + (a)}/80: x + y + 3z + 2t = 0,18 (e)
- Từ (d) ta có: x + y + 3z + 2t = m/56 (f)
- Từ (e) và (f) ta có: m/56 = 0,18 m = 0,18 x 56 = 10,08 (gam). (0,25 điểm).
* Cách 2:
Theo định luật bảo toàn diện tích ta có:
- Cho electeron: Fe0 - 3e = Fe3+ (0,25 điểm).
Mol: (0,25 điểm).
- Nhận electeron: O20 + 4e = 2O2- (0,25 điểm).
Mol: (0,25 điểm).
N5+ + 3e = N2+ (0,25 điểm).
Mol: 0,3 0,1 (0,25 điểm).
- Theo định luật bảo toàn diện tích tổng số electeron cho
bằng tổng số electeron nhận, tức là: (0,5 điểm).
= + 0,3 8.3m = 56(12 – m + 2,4) (0,25 điểm).
24m = 672 + 56m + 134,4 80m = 806,4 (0,25 điểm).
m = = 10,08 (gam) (0,5 điểm).
Câu 3.
Số mol chất tham gia: nNa = = 2 (mol) (0,25 điểm).
Phương trình phản ứng xảy ra:
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (0,25 điểm).
mol PT: 2 2 1
mol ĐB: 2 2 1
Sau phản ứng hoá học khối lượng dd và khối lượng chất tan:
- mct = mNaOH = n x M = 2 x 40 = 80 (gam) (0,25 điểm)
- mH2 = 0,5 x 2 = 1 (gam) (0,25 điểm).
Khối lượng nước cất: m = V x D = 224 x 1 = 224 (gam) (0,25 điểm).
- mdd = mNa + mH2O - mH2 = 46 – 224 – 1 = 269 (gam) (0,25 điểm).
C% = = 29,74%. (0,5 điểm).
……..……………………………… Hết …………………………………….
File đính kèm:
- De Thi GV Gioi Hoa hoc.doc