A. Chất tan trong nước phân li ra ion B. Chất tan tốt trong nước cho dung dịch có khả năng dẫn điện.
C. Các hợp chất vô cơ. D. Axit, bazơ, muối tan tốt trong nước.
Câu 2: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào trong đó nước đóng vai trò là một axit Bronstet?
A. H2SO4 + H2O H3O+ + HSO4- B. HCl + H2O H3O+ + Cl-
C. NH3 + H2O NH4+ + OH- D. CuSO4 + 5H2O CuSO4 .5H2O
Câu 3: Dung dịch X chứa 0,01 mol HCl và 0,015 mol AlCl3. Thêm từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X để thu được kết tủa tối đa thì thể tích dung dịch NaOH đã dùng là
A. 60 ml. B. 50 ml. C. 52 ml. D. 55 ml.
Câu 4: Cho các dd sau đây: FeCl3, Na2CO3, NaOH, NaHSO4, BaCl2. Trộn từng cặp hai dd với nhau thì số phản ứng hoá học xảy ra là
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 5: Có dãy các chất sau Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Mã đề: 079 - Trường THPT Mỹ Đức A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT Mỹ Đức A- Lớp 11
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 079
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp:...............................................................................
Câu 1: Chất điện li là
A. Chất tan trong nước phân li ra ion B. Chất tan tốt trong nước cho dung dịch có khả năng dẫn điện.
C. Các hợp chất vô cơ. D. Axit, bazơ, muối tan tốt trong nước.
Câu 2: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào trong đó nước đóng vai trò là một axit Bronstet?
A. H2SO4 + H2O ® H3O+ + HSO4- B. HCl + H2O ® H3O+ + Cl-
C. NH3 + H2O NH4+ + OH- D. CuSO4 + 5H2O ® CuSO4 .5H2O
Câu 3: Dung dịch X chứa 0,01 mol HCl và 0,015 mol AlCl3. Thêm từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X để thu được kết tủa tối đa thì thể tích dung dịch NaOH đã dùng là
A. 60 ml. B. 50 ml. C. 52 ml. D. 55 ml.
Câu 4: Cho các dd sau đây: FeCl3, Na2CO3, NaOH, NaHSO4, BaCl2. Trộn từng cặp hai dd với nhau thì số phản ứng hoá học xảy ra là
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 5: Có dãy các chất sau Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 6: Có thể phân biệt ba dung dịch KOH, HCl, H2SO4 loãng bằng một thuốc thử là
A. Giấy quỳ tím. B. BaCO3. C. Zn. D. Al.
Câu 7: Thêm từ từ 300 ml dung dịch HCl 0,5M vào 100 ml dung dịch A chứa Na2CO3, NaHCO3 thì thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch B. Trộn dung dịch B với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 1,97 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch A lần lượt là
A. 0,4M; 0,6M. B. 0,5M; 0,7M. C. 0,3M; 0,7M. D. 0,5M; 0,6M.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây có pH < 7.
A. dd thuốc Nabica (NaHCO3). B. dd NH3.
C. dd phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O). D. dd muối ăn.
Câu 9: Dãy gồm các chất đều thuộc loại chất điện li là
A. HF, Na2O, Cu(OH)2, NaCl. B. CH3COOH, [Cu(NH3)4]SO4, Fe(OH)3, H2O.
C. Ag2SO4, H2S, P2O5, MgSO4. D. Cu, Ca(NO3)2, Cl2, NaOH.
Câu 10: Cho m gam hỗn hợp Fe và Zn vào 250 ml dd X chứa hai axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dd Y (coi thể tích dd không đổi). Dung dịch Y có giá trị pH là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4
Câu 11: Trộn 100 ml dd gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dd gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dd X (coi thể tích dung dịch X là 500 ml). Giá trị pH của dd X là
A. 1. B. 2. C. 7. D. 6.
Câu 12: Cần thêm bao nhiêu lần thể tích nước (V2) so với thể tích ban đầu (V1) để pha loãng dung dịch có pH = 3, thành dung dịch có pH = 4.
A. V2 = 10V1; B. V1 = 3V2. C. V1 = V2/3; D. V2 = 9V1;
Câu 13: Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất điện li mạnh
A. HNO3, HCl, HF, KOH, CaCl2. B. CaCl2, H2SO3, KOH, HI, Al2(SO4)3.
C. H2SO4, Ba(OH)2, NaNO3, HNO3, AgCl. D. CH3COOH, NaOH, KNO3, H2S, FeSO4.
Câu 14: Dung dịch bazơ mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4. pH của dung dịch này là:
A. 11. B. 9,3. C. 14,3. D. 8,7.
Câu 15: Cho các cặp chất sau: (1) K2CO3 + Ca(NO3)2. (2) Ca(HCO3)2 + Na2CO3. (3) CaCl2 + MgCO3.(4) (NH4)2CO3 + CaCl2. Các cặp chất khi xảy ra phản ứng hóa học có cùng phương trình ion rút gọn là
A. 1, 2, 4. B. 1, 2. C. 2, 3, 4. D. 3, 4.
Câu 16: Dung dịch AlCl3 phản ứng được tất cả các chất của dãy nào :
A. Na2CO3 , NaOH , KAlO2 , AgNO3 B. CH3COONa , KHS , Pb(NO3)2 , NH4NO3
C. KHS , Ba , AgNO3 , NaHSO4 D. KHCO3 , Na2O , K2S , Fe
Câu 17: Trộn dd NaOH với dd Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau thu được dd C. Trung hoà 100 ml dd C cần dùng 35 ml dd H2SO4 2M thu được 9,32 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dd NaOH và Ba(OH)2 lần lượt là
A. 1,2M và 0,6M. B. 1,2M và 0,8M. C. 1,0 M và 0,5M. D. 0,9M và 0,8M.
Câu 18: Dung dịch A gồm HCl, H2SO4. Trung hoà 10 ml dd A cần 40 ml dd NaOH 0,5M. Lấy 100 ml dd A cho tác dụng với một lượng dd NaOH vừa đủ, cô cạn dd thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của HCl và H2SO4 lần lượt là
A. 0,4; 0,25. B. 0,7; 0,25. C. 0,8; 0,3. D. 0,8; 0,6.
Câu 19: Dãy nào sau đây gồm các chất đều là axit theo Bronstet
A. H2O, CH3COOH, Fe3+, Na+. B. HSO4-, NH4+, CO2, Al3+.
C. Al3+, Al(OH)3, HCO3-, Cl-. D. NH4+, CO2, HSO4-, HS-.
Câu 20: Dãy nào sau đây gồm các dd đều có pH > 7.
A. NH3, K2S, NaCl, Ca(OH)2. B. Na3PO4, CH3NH2, CH3COONa, NaHSO4.
C. Na2CO3, NH3, K2S, NaHCO3. D. NaOH, CH3COONa, NH4Cl, Ba(OH)2.
Câu 21: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. Fe(NO3)3 và NaHCO3. B. NaCl và AgNO3. C. NaAlO2 và KOH. D. AlCl3 và Na2CO3.
Câu 22: Dung dịch A chứa đồng thời ba muối Na2SO4 0,2M, K2SO4 0,15M, Na3PO4 0,1M. Có thể pha chế dung dịch A bằng cách hoà tan vào nước các muối nào sau đây
A. Na2HPO4 và K2SO4. B. K3PO4 và Na2SO4 C. Na3PO4 và KHSO4. D. Na3PO4 và K2SO4.
Câu 23: Cho các dd HNO3, NaCl, Na2SO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(OH)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dd Ba(HCO3)2 là
A. NaCl, Na2SO3, Ca(OH)2. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(OH)2.
C. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO3. D. HNO3, NaCl, Na2SO3.
Câu 24: Cho 4 phản ứng:
2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2. 2. FeCl3 + 3H2O + 3NH3 ® Fe(OH)3 + 3NH4Cl
3. BaCl2 + Na2CO3 ® BaCO3 + 2NaCl. 4. 2NH4NO3 + Ca(OH)2 ® 2NH3 + 2H2O + Ca(NO3)2
Thuộc loại phản ứng axit-bazơ là
A. 2; 4. B. 1; 3. C. 3; 4. D. 1, 2.
Câu 25: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có tính chất bazơ theo Bronstet
A. HCO3-, Cl-, Mg(OH)2, CO32-, C2H5OH B. ZnO, NO3-, F-, Al(OH)3, S2-.
C. S2-, NH3, CH3COO-, SO32-, H2PO4-. D. HPO32-, CO32-, NaOH, CuO, CH3NH2.
Câu 26: Theo thuyết Bronstet thì nhận xét nào sau đây đúng
A. Trong thành phần bazơ phải có nhóm OH. B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.
C. Trong thành phần axit không thể không có hiđro. D. Axit hoặc bazơ phải là chất điện li.
Câu 27: Có 4 dung dịch ( đều có nồng độ mol 0,1M, cùng nhiệt độ) là K3PO4, Na2SO4, C6H12O6, HF. Khả năng dẫn điện của các chất giảm dần theo dãy sau
A. K3PO4 > Na2SO4 > HF > C6H12O6. B. K3PO4 > C6H12O6 > Na2SO4 > HF.
C. Na2SO4 > K3PO4 > C6H12O6 > HF. D. HF > C6H12O6 > K3PO4 > Na2SO4.
Câu 28: Một dung dịch chứa 0,15 mol Fe3+, 0,02 mol Na+, x mol Cl-, y mol SO42-. Cô cạn dung dịch thì thu được 30,045 gam chất rắn khan. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 0,17 mol và 0,15 mol. B. 0,4 mol và 0,06 mol. C. 0,25 mol và 0,11 mol D. 0,11 mol và 0,18 mol.
Câu 29: Để giảm bớt lượng axit dư trong dạ dày, người ta dùng
A. CH3COOH. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaHCO3.
Câu 30: Cho 40 ml dd hỗn hợp H2SO5 0,25M và HCl 0,25 M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08 M và KOH 0,04M. pH dd thu được:
A. 1 B. 0,69 C. 12 D. 2,5
PHẦN TRẢ LỜI
-----
Họ và tên:..................................................... Lớp:........... Mã đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Điểm
Đáp án
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_ma_de_079_truong_thpt_my_duc_a.doc