Đề 2 (S2)
Câu 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một quả cầu khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k. Đầu còn lại của lò xo gắn vào một điểm cố định. Khi vật đứng yên, lò xo dãn 10cm. Tại vị trí cân bằng, người ta truyền cho quả cầu một vận tốc đầu v0 = 60cm/s hướng xuống. Lấy g = 10m/s2. Biên độ của dao động có trị số bằng
A. 6 cm
B. 0,3 m
C. 0,6 m
D. 0,5 cm
Câu 2:
Năng lượng của một con lắc đơn dao động điều hòa
A. tăng 9 lần khi biên độ tăng 3 lần.
B. giảm 8 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần.
C. giảm 16 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần.
D. giảm lần khi tần số dao động tăng 5 lần và biên độ dao động giảm 3 lần.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm Vật lý ôn thi tốt nghiệp THPT & luyện thi Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 (S2)Câu 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một quả cầu khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k. Đầu còn lại của lò xo gắn vào một điểm cố định. Khi vật đứng yên, lò xo dãn 10cm. Tại vị trí cân bằng, người ta truyền cho quả cầu một vận tốc đầu v0 = 60cm/s hướng xuống. Lấy g = 10m/s2. Biên độ của dao động có trị số bằng
A. 6 cm
B. 0,3 m
C. 0,6 m
D. 0,5 cm
Câu 2:
Năng lượng của một con lắc đơn dao động điều hòa
A. tăng 9 lần khi biên độ tăng 3 lần.
B. giảm 8 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần.
C. giảm 16 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần.
D. giảm lần khi tần số dao động tăng 5 lần và biên độ dao động giảm 3 lần.
Câu 3:
Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại mặt đất. Đưa đồng hồ lên độ cao h = 0,64 km. Coi nhiệt độ hai nơi này bằng nhau và lấy bán kính trái đất là R = 6400 km. Sau một ngày đồng hồ chạy
A. nhanh 8,64 s
B. nhanh 4,32 s
C. chậm 8,64 s
D. chậm 4,32 s.
Câu 4:
Vật nhỏ treo dưới lò xo nhẹ, khi vật cân bằng thì lò xo giãn 5cm. Cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A thì lò xo luôn giãn và lực đàn hồi của lò xo có giá trị cực đại gấp 3 lần giá trị cực tiểu. Khi này, A có giá trị là
A. 5cm
B. 7,5cm
C. 1,25cm
D. 2,5cm
Câu 5:
Hai con lắc lò xo (1) và (2) cùng dao động điều hòa với các biên độ A1 và A2 = 5 cm. Độ cứng của lò xo k2 = 2k1. Năng lượng dao động của hai con lắc là như nhau. Biên độ A1 của con lắc (1) là
A. 10 cm
B. 2,5 cm
C. 7,1 cm
D. 5 cm
Câu 6:
Điều nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo?
A. Năng lượng dao động biến thiên tuần hoàn.
B. Li độ biến thiên tuần hoàn.
C. Thế năng biến thiên tuần hoàn.
D. Động năng biến thiên tuần hoàn.
Câu 7:
Độ to của âm là một đặc tính sinh lý phụ thuộc vào
A. vận tốc âm.
B. bước sóng và năng lượng âm.
C. tần số và mức cường độ âm.
D. vận tốc và bước sóng.
Câu 8:
Quan sát sóng dừng trên dây AB dài l = 2,4m ta thấy có 7 điểm đứng yên, kể cả hai điểm ở hai đầu A và B. Biết tần số sóng là 25Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 20m/s
B. 10m/s
C. » 8,6m/s
D. » 17,1m/s
Câu 9:
Một đoạn mạch AB mắc nối tiếp có dòng điện xoay chiều 50Hz chạy qua gồm: điện trở R = 6W; cuộn dây thuần cảm kháng ZL = 12W; tụ điện có dung kháng ZC = 20W. Tổng trở Z của đoạn mạch AB bằng
A. 38W không đổi theo tần số.
B. 38W và đổi theo tần số.
C. 10W không đổi theo tần số
D. 10W và thay đổi theo tần số dòng điện.
Câu 10:
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây có điện trở thuần r và độ tự cảm L, tụ có điện dung C ghép nối tiếp nhau. Tổng trở của đoạn mạch được tính theo biểu thức
A. Z = .
B. Z = .
C. Z = .
D. Z = .
Câu 11:
Hãy chọn câu phát biểu sai về máy phát điện xoay chiều một pha kiểu cảm ứng.
Câu 12:
Trong máy phát điện một chiều, để dòng điện hầu như không nhấp nháy thì
A. phần cảm gồm nhiều khung dây đặt lệch nhau.
B. phần ứng gồm nhiều khung dây đặt lệch nhau.
C. phần cảm chỉ có một khung dây.
D. phần ứng chỉ có một khung dây.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại?
A. Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
B. Có bản chất là sóng điện từ.
C. Do các vật bị nung nóng phát ra. Tác dụng nổi bật nhất là tác dụng nhiệt.
D. Ứng dụng để trị bịnh còi xương.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là sai khi đề cập về chiết suất môi trường?
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt tùy thuộc vào màu sắc ánh sáng truyền trong nó.
B. Chiết suất của một môi trường có giá trị tăng dần từ màu tím đến màu đỏ.
C. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó.
D. Việc chiết suất của một môi trường trong suốt tùy thuộc vào màu sắc ánh sáng chính là nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Câu 15:
Khi một chùm ánh sáng trắng đi từ môi trường 1 sang môi trường 2 và bị tán sắc thì tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất. Như vậy khi ánh sáng trắng truyền ngược lại từ môi trường 2 sang môi trường 1 thì
A. tia đỏ vẫn lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất.
B. tia đỏ lệch nhiều nhất, tia tím lệch ít nhất.
C. còn phụ thuộc môi trường tới hay môi trường khúc xạ chiết quang hơn.
D. còn phụ thuộc vào góc tới.
Câu 16:
Trong thí nghiệm Young với ánh sáng trắng (0,4 mm £ l £ 0,75mm), cho
a = 1mm, D = 2m. Hãy tìm bề rộng của quang phổ liên tục bậc 3.
A. 2,1 mm
B. 1,8 mm
C. 1,4 mm
D. 1,2 mm
Câu 17:
Bức xạ hãm (tia Rơnghen) phát ra từ ống Rơnghen là
A. chùm electron được tăng tốc trong điện trường mạnh.
B. chùm photon phát ra từ catot khi bị đốt nóng.
C. sóng điện từ có bước sóng rất dài.
D. sóng điện từ có tần số rất lớn.
Câu 18:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng: khoảng cách giữa hai khe là a = S1S2 = 1,5 mm, hai khe cách màn ảnh một đoạn D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc và vào hai khe Young. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có giá trị là
A. d = 1,92 mm
B. d = 2,56 mm
C. d = 1,72 mm
D. d = 0,64 mm
Câu 19:
Tia tử ngọai có bước sóng
A. lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
B. nhỏ hơn bước sóng của tia X.
C. nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. không thể đo được.
Câu 20:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?
A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng
B. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào
C. Êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có điện thế lớn
D. Êlectron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại
Câu 21:
Trong hiện tượng quang điện ngoài, vận tốc ban đầu của êlectron quang điện bật ra khỏi kim loại có giá trị lớn nhất ứng với êlectron hấp thu
A. toàn bộ năng lượng của phôtôn.
B. nhiều phôtôn nhất.
C. được phôtôn có năng lượng lớn nhất.
D. phôtôn ngay ở bề mặt kim loại.
Câu 22:
Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi chiếu vào catôt chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 3.10- 7m, thì hiệu điện thế hãm đo được có độ lớn là 1,2V. Suy ra công thoát của kim loại làm catôt của tế bào là
A. 8,545.10- 19J.
B. 4,705.10-19J.
C. 2,3525.10-19J.
D. 9,41.10-19J.
Câu 23:
Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi chiếu vào catôt chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng l, để dòng quang điện triệt tiêu thì
UAK £ - 0,85V. Nếu hiệu điện thế UAK = 0,85V, thì động năng cực đại của êlectron quang điện khi đến anôt sẽ là bao nhiêu?
A. 2,72.10-19J.
B. 1,36.10-19J..
C. 0 J
D. Không tính được vì chưa đủ thông tin.
Câu 24:
Lần lượt chiếu vào catôt của một tế bào quang điện hai bức xạ đơn sắc f và 1,5f thì động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện hơn kém nhau 3 lần. Bước sóng giới hạn của kim loại dùng làm catôt có giá trị
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 25:
Công thức tính độ phóng xạ là
A. H = H0 e-lt
B. H = N0 2-t/T
C. H = N0l
D. cả 3 công thức trên.
Câu 26:
Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng đâm xuyên của các tia a, b, g.
A. a , b, g.
B. a , g, b.
C. g, b,a.
D. g, a, b.
Câu 27:
Hãy tính tuổi của một cái tượng cổ bằng gỗ biết rằng độ phóng xạ b- của nó bằng 0,95 lần của một khúc gỗ cùng khối lượng và vừa mới chặt. Đồng vị cacbon C14 có chu kì bán rã T = 5600 năm.
Cho ln (0,95) = - 0,051; ln2 = 0,693.
A. 412 năm
B. 5320 năm
C. 285 năm
D. 198 năm
Câu 28:
Dưới tác dụng của bức xạ gamma (g), hạt nhân của cacbon C tách thành các hạt nhân hêli He. Tần số của tia g là 4.1021Hz. Các hạt hêli sinh ra có cùng động năng. Tính động năng của mỗi hạt hêli.
Cho mC = 12,0000u. mHe = 4,0015u ; u = 1,66.10-27 kg ; c = 3.108 m/s;
h = 6,6.10-34J.s.
A. 7,56.10-13J
B. 6,56.10-13J
C. 5,56.10-13J
D. 4,56.10-13J
Câu 29:
Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác ABC. Góc chiết quang là A và đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc nằm trong tiết diện thẳng và vào mặt bên của lăng kính. Trong trường hợp góc lệch cực tiểu là Dmin thì chiết suất của lăng kính là
A. n =
B. n =
C. n =
D. n =
Câu 30:
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm. Khi đeo kính
D = - 1,25 dp (sát mắt) người đó sẽ nhìn rõ được trang sách đặt gần nhất cách mắt
A. 8,9 cm
B. 10,4 cm
C. 11,4 cm
D. 13,4 cm
Câu 31:
Hãy chỉ ra phát biểu sai trong các câu sau đây.
A. Qua thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính này là thấu kính hội tụ.
C. Vật thật qua thấu kính cho ảnh ảo thì thấu kính này là thấu kính phân kì.
D. Qua thấu kính hội tụ, vật ảo luôn cho ảnh thật.
Câu 32:
Hãy chỉ ra phát biểu đúng trong các phát biểu sau khi nói về thấu kính
A. Tia tới song song trục chính cho tia ló (hoặc giá của tia ló) qua tiêu điểm vật chính.
B. Tia tới (hoặc giá của tia tới) qua tiêu điểm ảnh chính cho tia ló song song với trục chính.
C. Tia tới qua quang tâm O thì đi thẳng.
D. Cả ba phát biểu đều đúng.
Câu 33:
Trong các phát biểu sau về độ lệch của tia sáng sau khi đi qua lăng kính, phát biểu nào là sai?
A. Độ lệch không phụ thuộc chiết suất lăng kính khi góc chiết quang nhỏ.
B. Khi độ lệch cực tiểu thì tia tới và tia ló ở vị trí đối xứng nhau qua mặt phân giác của góc chiết quang.
C. Độ lệch phụ thuộc chiết suất và góc tới khi góc chiết quang lớn.
D. Độ lệch không phụ thuộc góc tới khi góc chiết quang nhỏ và góc tới nhỏ.
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây là sai?
Khi sử dụng kính hiển vi ở trạng thái ngắm chừng ở vô cực thì
A. độ bội giác G =
B. ảnh cho bởi vật kính ở ngay tiêu điểm vật của thị kính.
C. độ bội giác G = ½k1½G2 ( k1:độ phóng đại ảnh của vật kính;
G2= độ bội giác của thị kính)
D. ảnh cho bởi kính hiển vi là ảnh ảo, cùng chiều vật và rất lớn so với vật.
Câu 35:
Quang hệ gồm hai thấu kính hội tụ (O1) có tiêu cự f1 = 3cm và (O2) có tiêu cự f2 = 6cm, đặt đồng trục cách nhau khoảng a = O1O2. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính, ở trước hệ và trước O1 một khoảng
d1 = O1A. Tìm a để ảnh của vật AB có độ cao không đổi bất chấp vị trí vật AB. Tính độ phóng đại ảnh khi đó.
A. a = 3cm và k = -1
B. a = 6cm và k = +1
C. a = 9cm và k = + 2
D. a = 9cm và k = -2
Câu 36:
Chọn câu sai.
Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là
A. hợp lực của ba lực phải bằng không.
B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
C. ba lực đồng qui nhưng không đồng phẳng.
D. . . . ba lực phải đồng phẳng, đồng qui và có hợp lực bằng không.
Câu 37:
Chọn câu sai.
A. Momen quán tính của một chất điểm khối lượng m cách trục quay khoảng r là mr2.
B. Phương trình cơ bản của chuyển động quay là M = I .
C. Momen quán tính của quả cầu đặc khối lượng M, bán kính R, có trục quay đi qua tâm là I = MR2.
D. Momen quán tính của thanh mảnh có khối lượng M, độ dài l, có trục quay là đường trung trực của thanh là I = Ml2.
Câu 38:
Một ròng rọc có bán kính 20 cm có momen quán tính 0,04 kgm2 đối với trục của nó. Ròng rọc chịu một lực không đổi 1,2 N tiếp tuyến với vành. Lúc đầu ròng rọc đứng yên. Vận tốc góc của ròng rọc sau 5 giây chuyển động là
A. 6 rad/s
B. 15 rad/s
C. 30 rad/s
D. 75 rad/s
Câu 39:
Nếu làm thí nghiệm Young với ánh sáng trắng thì
A. hệ vân không khác gì vân của ánh sáng đơn sắc.
B. chỉ thấy các vân sáng có nhiều màu mà không có vân trắng.
C. chỉ quan sát được vài vân bậc thấp có màu sắc trừ vân số không vẫn có màu trắng.
D. chỉ thấy màu trắng không có vân.
Câu 40:
Chọn câu đúng. Tia tử ngoại
A. tác dụng rất yếu lên phim ảnh.
B. kích thích phản ứng tổng hợp hiđrô và clo.
C. bị lệch khi đi qua điện trường và từ trường.
D. truyền được qua mọi môi trường.
21
D
22
B
23
A
24
B
25
A
26
C
27
A
28
B
29
C
30
C
31
C
32
C
33
A
34
D
35
D
36
C
37
C
38
C
39
C
40
B
Câu
Đáp án
1
A
2
A
3
C
4
D
5
C
6
A
7
C
8
A
9
D
10
C
11
B
12
B
13
D
14
B
15
A
16
A
17
D
18
B
19
C
20
D
File đính kèm:
- DE TR NGHIEM ON THI TN 2008.doc