Câu 1(3,0 điểm):
Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao?
Câu 2(4.0điểm) :
Dựa vào At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục và các kiến thức đã học em hãy cho biết:
a)Xác định vị trí, đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi của Bắc Trung Bộ.
b) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2011-2012 môn địa lí thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
Năm học 2011-2012
Môn Địa Lí
Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian phát đề)
Câu 1(3,0 điểm):
Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao?
Câu 2(4.0điểm) :
Dựa vào At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục và các kiến thức đã học em hãy cho biết:
a)Xác định vị trí, đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi của Bắc Trung Bộ.
b) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.
Câu 3(3.0điểm) :
Trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta ? Cho biết vai trò của biển đối với tự nhiên và kinh tế – xã hội nước ta ?
Câu 4 (4,0điểm):
a)Tại sao nói việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì?
b) Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Câu 5(6,0điểm):
Cho bảng số liệu dưới đây:
Diện tích, sản lượng lúa cả năm của nước ta thời kì 1997-2007.
Năm
Diện tích ( nghìn ha)
Sản lượng ( nghìn tấn)
1997
1998
2000
2002
2005
2007
7099,7
7362,7
7666,3
7700,0
7329,0
7207,0
27523,9
29145,5
32529,5
34454,4
35832,0
35942,0
Tính năng suất lúa các năm trên.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong thời kì trên.
Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.
(Học sinh được sử dụng At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục.)
ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn Địa Lí 9
Câu 1(3,0 điểm):
Ở xích đạo:
Tất cả các ngày (21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ) đều có độ dài ngày- đêm bằng nhau do trục Trái đất và mặt phẳng phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau vào bất cứ thời gian nào trong năm. (0,25 đ)
Ở các chí tuyến và các vòng cực:
Ngày 21/3 và 23/9:
Độ dài ngày- đêm bằng nhau do vào hai ngày này Trái đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với Xích đạo nên mọi nơi đều có số giờ chiếu sáng như nhau. (0,25 đ)
Ngày 22/6 và 22/12:
Độ dài ngày- đêm trên các chí tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau. (0,25 đ)
Ngày 22/6:
+ Chí tuyến Bắc: Ngày dài hơn đêm. (0,25 đ)
+ Chí tuyến Nam: Đêm dài hơn ngày. (0,25 đ)
+ Ở vòng cực Bắc:Có ngày không có đêm ( Ngày dài 24 giờ) (0,25 đ)
+ Ở vòng cực Bắc:Có đêm không có ngày ( Đêm dài 24 giờ) (0,25 đ)
Nguyên nhân:
Ngày 22/6:
-Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. (0,25 đ)
-Nửa cầu Nan chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên đêm dài hơn ngày. (0,25 đ)
-Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng- tối, nên có hiện tượng ngày kéo dài suốt 24 giờ. (0,25 đ)
-Vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau trước đường phân chia sáng- tối, nên có hiện tượng đêm kéo dài suốt 24 giờ. (0,25 đ)
Ngày 22/12:
Hiện tượng chêch lệch độ dài ngày- đêm ở các chí tuyến và các vòng cực diễn ra ngược lại với ngày 22/6(0,25 đ)
Câu 2 (4.0điểm)
a)Xác định vị trí, đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Ảnh hưởng đến khí hậu và sông ngòi của Bắc Trung Bộ.(2.5 đ)
-Vị trí:
+ Từ phía nam sông Mã đến dãy Bạch Mã. (0.25đ)
+ Chạy dọc theo biên giới Việt-Lào, dài khoảng 600 km. (0.25đ)
- Đặc điểm:
+ Là vùng núi thấp chạy theo hướng tây bắc- đông nam. (0.25đ)
+ Có hai sườn không cân đối: Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải. (0.25đ)
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra phía biển. (0.25đ)
-Ảnh hưởng:
- Khí hậu:
+ Chắn gió mùa đông bắc thổi qua vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn cho vùng. (0.25đ)
+Chắn gió mùa tây nam thổi từ vịnh Bengan vào gây hiệu ứng phơn làm cho vùng có khí hậu khô nóng. (0.25đ)
- Sông ngòi:
+ Nhỏ, hẹp, ngắn, dốc. (0.25đ)
+ Mùa mưa lũ lên nhanh, đột ngột. (0.25đ)
+ Mùa khô phần lớn khô dòng. (0.25đ)
b) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.( 1.5 đ)
-Vì:
+ Miền nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến. (0.5đ)
+ Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm Châu á tràn xuống. (0.5đ)
+ Miền không có địa hình che chắn gió. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ (0.5đ)
Câu 3(3,0 điểm):
*Đặc điểm của hải văn biển nước ta . (1.5 đ)
- Các dòng hải lưu :
+ Biển nước ta có hai dòng hải lưu chính chảy ngược chiều nhau tương ứng với hai mùa gió . Mùa hạ có dòng biển nóng chảy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc , mùa đông có dòng biển lạnh chảy theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam . ( 0.5đ )
+ Ngoài ra còn có các vùng nước trồi và nước chiềm ,vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển . ( 0.5đ )
- Chế độ triều :
Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau ( tạp triều ) .Riêng vịnh Bắc bộ có chế độ nhật triều . (0.25đ )
- Độ muối bình quân của biển Đông từ 30-33 % (0.25đ)
* Vai trò của biển đối với tự nhiên và kinh tế –xã hội: (1.5 đ)
-Cung cấp hơi ẩm thường xuyên cho đất liền, đem lại nhiều mưa, làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương. Tuy nhiên cũng là nguồn gốc gây ra bão, thủy triều, xâm thực, xâm nhập mặn ..( 0.5đ )
-Cung cấp nhiều thực phẩm như hải sản, muối, rong biển, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho sản xuất ( 0.5đ )
- Phát triển nhiều ngành kinh tế như khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, ,khai thác khoáng sản, giao thông và du lịch ( 0.5đ )
Câu 4(4,0 điểm):
a)Tại vì:
-Số người trong độ tuổi lao động của nước ta rất dồi dào và tăng nhanh ( trung bình mỗi năn tăng hơn 1 triệu lao động) ( 0.5đ )
-Nền kinh tế chậm phát triển nên: ( 0.5đ )
+ Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở thành thị cao (6%- năm 2003) ( 0.5đ )
+ Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp nên tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng ở nông thôn nước ta thấp (77.7%- năm 2003) ( 0.5đ )
-Biện pháp:
+Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng cho hợp lí. (0.25đ )
+Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. (0.25đ )
+Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. (0.25đ )
+Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm. (0.25đ )
+Xuất khẩu lao động. (0.25đ )
b)Ảnh hưởng:
+Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. (0.25đ )
+Thúc đẩy sự phát triển của các vùng chuyên canh. (0.25đ )
+Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. (0.25đ )
àGiúp cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Câu 5 (6.0 điểm)
Tính năng suất lúa( tạ/ha) ( 1.0đ)
Năm
1997
1998
2000
2002
2005
2007
Năng suất( tạ/ ha)
38.8
39.6
42.4
45.9
48.9
49.9
b) Vẽ biểu đồ.
- Chọn biều đồ đường, lấy năm gốc bằng 100%.
- Xử lí số liệu (%)( 1.0đ)
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
1997
1998
2000
2002
2005
2007
100
103.7
107.0
108.5
103.2
101.5
100
102.1
109.3
118.3
126.0
128.6
100
105.9
118.2
125.2
130.2
130.6
- Vẽ biểu đồ. ( 2.0đ)
Yêu cầu:
Chọn đúng biểu đồ.
Chia đúng tỉ lệ, khoảng cách các năm.
Ghi đầy đủ thông tin trên biểu đồ.
Ghi tên biểu đồ, chú giải.
Rõ ràng, khoa học, thẩm mĩ.
Nhận xét:(1.0đ)
- Giai đoạn 1997-2007:
+ Về quy mô cả diện tích, năng xuất và sản lượng lúa đều tăng. Riêng diện tích từ năm 2002 giảm dần. ( 0.5đ)
+ Tốc độ tăng trưởng khác nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa( 1.79 lần), tiếp đến là năng suất (1.44 lần), cuối cùng là diện tích tăng (1.0 lần). Riêng diện tích từ năm 2002 tốc độ tăng ngày càng giảm. ( 0.5đ)
Giải thích: ( 1.0đ)
- Diện tích tăng chậm là do khả năng mở rộng và cải tạo diện tích đất trồng cũng như tăng vụ còn hạn chế. Từ năm 2002 giảm dần cả về quy mô và tốc độ là do đất sản xuất nông nghiệp mất nhiều do chuyển sang làm đất thổ cư, làm mặt bằng cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ và các mục đích khác. ( 0.5đ)
- Năng suất lúa tăng khá nhanh là nhờ áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất như khâu chăm sóc, thủy lợi, phân bón, giống mới(0.25đ)
- Sản lượng tăng là nhờ diện tích tăng, năng suất tăng, đặc biệt là năng suất tăng nhanh. (0.25đ)
------------------------------------------------------
Mỹ thọ, ngày 16 tháng 9 năm 2011
Người ra đề
Nguyễn Thanh Hùng
File đính kèm:
- THAM KHAO HSG DIA 9.doc