Địa lý tự nhiên tỉnh Bắc Giang

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phạm vi lãnh thổ có tọa độ địa lý:

- Điểm cực Bắc: 21 037B (Canh Nậu - Yên Thế).

- Điểm cực Nam: 21 07B (Đồng Việt - Yên Dũng).

- Điểm cực Tây: 105 053Đ ( Hợp Thành - Hiệp Hòa).

- Điểm cực Đông: 107 002Đ( An Lạc - Sơn Động).

Với toạ độ địa lý như trên, Bắc Giang tiếp giáp các tỉnh:

+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

+ Phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh - Quảng Ninh - Hải Dương.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Địa lý tự nhiên tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý tự nhiên Tỉnh Bắc Giang Vị trí địa lý Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phạm vi lãnh thổ có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 21 037’B (Canh Nậu - Yên Thế). Điểm cực Nam: 21 07’B (Đồng Việt - Yên Dũng). Điểm cực Tây: 105 053’Đ ( Hợp Thành - Hiệp Hòa). Điểm cực Đông: 107 002’Đ( An Lạc - Sơn Động). Với toạ độ địa lý như trên, Bắc Giang tiếp giáp các tỉnh: + Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. + Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. + Phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh - Quảng Ninh - Hải Dương. + Phía Tây Nam giáp thành phố Hà Nội.  Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: HN  HP - QN. TP. Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km. Địa phận tỉnh có một số đường giao thông quan trọng đi qua: + Đường quốc lộ 1A và 1B, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn ra cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng. + Các trục quốc lộ giao thông liên vùng: quốc lộ 31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang - Lạng Sơn - Móng Cái - Hải Dương - Hải Phòng. + Đường sắt Kép - Quảng Ninh. + Các đường thuỷ trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu KT  XH với các tỉnh ĐBSH, các tỉnh Đông Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, Bắc Giang có thể phát huy lợi thế của một tỉnh nhiều tiềm năng, đưa lãnh thổ trở thành một đầu mối quan trọng nối khu vực kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh ĐBSH. Lãnh thổ và sự phân chia hành chính Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3822,5 km2 chiếm 1,156% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Lãnh thổ Bắc Giang kéo dài theo đường Tây - Đông trên dưới 120 km. Phía Đông và phía Tây lãnh thổ hình thể mở rộng đều đặn, phần trung tâm hình thể lãnh thổ thu hẹp lại Tỉnh Bắc Giang được tái lập năm 1996 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hà Bắc (cũ), thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang gồm một thành phố (TP. Bắc Giang) và 9 huyện: Tân Yên, Việt Yên, Yên Thế, Yên Dũng, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam với 226 xã, thị trấn trực thuộc. Bảng 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Bắc Giang - tính đến 10/07/2005 Các huyện thị Diện tích tự nhiên (km2) Đơn vị hành chính - chia ra Tổng số Thị trấn Xã Phường Cả tỉnh 3822,5 229 16 206 7 TP. Bắc Giang 32,2 11 4 7 Huyện Lục Ngạn 1012,2 30 1 29 Huyện Lục Nam 596,9 27 2 25 Huyện Sơn Động 844,3 22 1 21 Huyện Yên Thế 301,0 21 3 18 Huyện Hiệp Hòa 201,1 26 1 25 Huyện Lạng Giang 245,8 25 3 22 Huyện Tân Yên 203,7 24 2 22 Huyện Việt Yên 171,4 19 2 17 Huyện Yên Dũng 213,4 24 1 23 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang – 2005. Địa chất Bắc Giang trải qua một quá trình phát triển lịch sử địa chất lâu dài với những pha biến đổi phức tạp. Ngay từ thủa ban đầu Bắc Giang đã chìm trong một miền đại dương phẳng lặng. Do hoạt động không ngừng của vỏ Trái Đất và do ảnh hưởng của các vận động tạo sơn đã làm cho một vùng rộng lớn của Trái Đất được hình thành trong đó có Bắc Giang mà lúc đó chỉ là một vùng đá vôi rộng lớn. Cuối Crêta, do hoạt động mạnh của kiến tạo Mêzôzôi Bắc Giang được thiết lập chế độ lục địa hoàn toàn. Từ cuối Crêta đến cuối kỷ Palêôgen (70 triệu năm) dưới tác động xói mòn của ngoại lực đã biến nơi này trở thành một bán bình nguyên cổ, một vùng đồng bằng bóc mòn rộng lớn. Kỷ Nêôgen, vận động tạo sơn Hymalaya được biểu hiện theo 2 hướng nâng lên và hạ xuống cùng một lúc. Khu vực hạ xuống nằm ở rìa đồng bằng Bắc Bộ như: Yên Dũng, Việt Yên. Khu vực nâng lên bao gồm toàn bộ vùng núi rộng lớn cả tỉnh Bắc Giang ngày nay. Duy chỉ có bộ phận trung tâm của lãnh thổ gần như đứng im và tồn tại dưới dạng địa hình bán bình nguyên như: địa hình Lạng Giang, Tân Yên và Bắc Việt Yên IV. Địa hình Địa hình Bắc Giang gồm cả miền núi lẫn trung du. Địa hình núi chia cắt mạnh, phức tạp, độ chênh cao lớn chiếm 72% diện tích toàn tỉnh. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như : Vải, Cam, Chanh, Chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thủy sản. Đặc điểm này thể hiện chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Địa hình đồi là các đất gò xen lẫn các đồng bằng rộng hẹp tùy khu vực, thuận lợi cho phát triển cây lương thực như huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, TP. Bắc Giang chiếm 28% diện tích toàn tỉnh. Gồm các khu vực địa hình sau: . Vùng rừng núi Cao nhất là núi Ba Vòi (975 m) rồi đến Huyền Đinh (621 m) đây là khu vực có địa hình hiểm trở nhất của Bắc Giang. Giữa các miền núi cao là thung lũng tạo thành những cánh đồng không lớn lắm như: Vi Loại, Thanh Luận, Biển Động . Vùng đồi trung du Đường phân giới phía Bắc là đường cong theo chân núi Huyền Đinh ở Lục Nam lên Biển Động ở Lục Ngạn. Rồi men theo Bảo Đài đến Bến Lường của Lạng Giang. Đường phân giới phía Nam uốn cong từ Cẩm Lý (Lục Nam) qua Vôi (Lạng Giang) đến Nhã Nam (Tân Yên). Đây là vùng đồi thấp, cao trung bình 30 - 50 m. . Vùng thềm phù sa cổ Đây là vùng đất do phù sa sông Cầu và sông Thương chuyển về Đông Nam rồi lắng đọng trên một diện tích rộng lớn thuộc Hiệp Hòa, Tân Yên. Trên vùng này còn dạng đồi thoai thoải cao không quá 30 m. Đất trên phù sa cổ bị trôi mạnh, bên dưới là tầng kết vón đá ong. . Vùng thềm mài mòn Bị chia cắt bởi những núi sót ở Việt Yên, Yên Dũng, các nhà địa chất cho rằng sau khi biển rút, bộ phân sườn mài mòn nhô lên mặt nước thành những đồi thấp, có bề mặt bằng phẳng. Ngày nay những đồi thấp được cải tạo thành những ruộng bậc cao bên cạnh những ruộng thấp ở máng trũng. Ngày nay do có nhiều công trình thủy lợi, thủy nông, nhiều trạm bơm nước đã chủ động tưới tiêu cho các xã phía Nam huyện Việt Yên và Yên Dũng, vì vậy vùng đất này đã trở thành vùng trồng cấy 2 - 3 vụ lúa mà năng suất và sản lượng vẫn cao. Khoáng sản Bắc Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản nhìn chung phong phú và đa dạng. Khoáng sản ở Bắc Giang thuộc loại mỏ nhỏ, chỉ có ý nghĩa với công nghiệp địa phương. Song tài nguyên khoáng sản vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp và cũng là một nguồn lực để phát triển kinh tế của tỉnh. 1. Kim loại đen Sắt: có trữ lượng khoảng 500.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở Yên Thế, hiện vẫn còn dưới dạng tiềm năng. Ngoài ra còn tìm thấy sắt ở Minh Châu (Hiệp Hòa), Tiên Sơn (Việt Yên), Núi Là (Yên Dũng), Làng Gai (Lạng Giang) 2. Kim loại mầu Đồng: có trữ lượng ước tính khoảng 84.000 tấn. Đồng ở đây có giá trị chủ yếu về mặt nghiên cứu khoa học. Đồng được phân bố ở nhiều nơi như: Biển Động, Làng Chè (Lục Ngạn), Đồng Giao (Lục Nam), An Châu (Sơn Động) Vàng: ở Bắc Giang có chất lượng tốt, hàm lượng cao, trong 1 m3 cát hàm lượng vàng có tới 0,86 – 0,91 mg. Vàng phân bố ở một số nơi như: Na Dương (Yên Thế), Biển Động (Lục Ngạn). 3. Phi kim loại Đá vôi: Có nhiều ở Bắc Sơn, Trường Sơn, Hoàng Sơn (Lục Nam), nhưng chưa được khai thác nhiều, vì thế nó vẫn còn dưới dạng tiềm năng. Sét sứ: có nhiều ở Trí Yên, Nội Hoàng (Yên Dũng) trữ lượng ước tính khoảng 3 triệu tấn. Đây là nguyên liệu quan trọng để sản xuất đồ sành sứ. Sét chịu lửa: có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn tập trung nhiều nhất ở Việt Yên, Tân Yên. Được dùng để xây dựng các lò cao công nghiệp. Cát sỏi: có nhiều ở Thái Sơn (Hiệp Hòa) mỏ cát này có trữ lượng tới 200 triệu tấn. Do có chất lượng tốt nên đã được dùng làm nguyên liệu để xây dựng các công trình lớn như: nhà cao tầng, cầu cống Ngoài ra cát còn được khai thác ở: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, chủ yếu dùng cho nhu cầu xây dựng dân dụng. 4. Khoáng sản nhiên liệu Điển hình nhất là than đá, có ở nhiều nơi nhưng quan trọng nhất là mỏ than gầy Antraxít ở Bố Hạ. Đây là mỏ than có quy mô nhỏ, chất lượng than tốt, tỏa nhiệt cao đạt tới 8200 calo/kg. Mỏ than này đã được khai thác chủ yếu dùng cho công nghiệp địa phương. Ngoài ra than còn tập trung ở hai huyện Sơn Động và Lục Ngạn. Các mỏ than này rất có thể cùng nguồn gốc với bể than Đông Bắc nước ta. Tổng trữ lượng than ước tính khoảng 10.158.000 tấn. Bảng 2: Một số khoáng sản chủ yếu của tỉnh Bắc Giang Tên khoáng sản Đơn vị Trữ lượng Địa điểm phân bố Than các loại Triệu tấn 10,2 Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động Quặng Sắt Nghìn tấn 500 Yên Thế Quặng Đồng Nghìn tấn 84 Lục Ngạn, Sơn Động Sét sứ Triệu tấn 3 Yên Dũng Sét chịu lửa Triệu tấn 100 Việt Yên, Tân Yên Cát sỏi Triệu tấn 200 Hiệp Hòa, Lục Nam Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang – 2004. Hiện nay ngành khai khoáng ở Bắc Giang vẫn chưa phát triển. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra là cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai khoáng Bắc Giang với các dự án khả thi có kế hoạch đầu tư, khai thác, chế luyện tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế địa phương. Khí hậu Bắc Giang nằm dọc theo vĩ tuyến 210 B, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa, nên khi hậu nơi đây mang tính chất “Nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến”. 1. Bức xạ Bắc Giang nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, nên bức xạ Mặt Trời trong năm cao, tổng số giờ nắng trong năm lớn, dao động từ 1530 h đến 1776 h, các tháng có tổng số giờ nắng thấp nhất là từ tháng 1 đến tháng 4. Số giờ nắng trung bình trong các tháng này dao động từ 51 h đến 113 h. Tháng có tổng số giờ nắng cao nhất là tháng 7, dao động từ 170 h đến 250 h. Theo báo cáo của trung tâm khí tượng thủy văn bức xạ Mặt Trời trung bình các năm dao động từ 112 kcal/cm2/năm đến 120 kcal/cm2/năm. 2. Nhiệt độ Kết quả quan sát diễn biến nhiệt độ của trung tâm khí tượng thủy văn tinh Bắc Giang từ năm 2000 đến năm 2003 cho thấy diễn biến nhiệt độ ở đây ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình nhìn chung cả năm có tăng qua các năm, song không đáng kể, năm 2000 là 23,80C đến năm 2003 là 24,40C. Trong năm số tháng có nhiệt độ dưới 200C thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, do chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc. Từ thnág 4 đến tháng 10 nhiệt độ thường đạt trên 200C, trong đó từ tháng 7 đến tháng 9 đạt trên 270C. Như chúng ta thấy nhiệt độ trung bình năm của Bắc Giang không cao, dao động từ 230C đến 240C, điều đó chứng tỏ Bắc Giang có khí hậu tương đối mát mẻ, đây là điều kiện tốt để Bắc Giang xây dụng một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng và phong phú. 3. Lượng mưa Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thủy văn từ năm 1991 đến nay Bắc Giang có lượng mưa vào loại trung bình (khoảng từ 1400 đến 1700 mm/năm) so với cả nước. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2, lượng mưa tháng 1 chỉ dao động từ 7,8 đến 38,7 mm. Các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6, 7, 8, lượng mưa dao động khoảng từ 300 đến 400 mm, tuy nhiên lượng mưa này cũng không đồng đều giữa các năm. Như trong tháng 7, năm 2001 lượng mưa đạt 339,9 mm, nhưng đến năm 2003 giảm xuống còn 215,1 mm. Qua biểu đồ ta thấy chế độ mưa ở Bắc Giang thất thường, có năm mưa nhiều có năm mưa ít, lượng mưa trong năm lại tập trung ở một số tháng, trong đó lượng mưa lớn lại tập trung ở một số ngày. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra lũ lớn ở đồng bằng, và xói mòn làm thay đổi địa hình ở trung du, miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Chế độ mưa ở tỉnh Bắc Giang được chia thàng hai mùa. Mùa mưa ít, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4. Đây là thời kỳ Bắc Giang có mưa phùn điển hình. Độ ẩm khí quyển cao. Mưa phùn có tác động rất lớn, làm hạn chế sự bốc hơi của mặt đất, làm giảm bớt tính khô hanh trong mùa đông, tạo điều kiện để đưa vụ Đông Xuân trở thành vụ sản xuất chính. Song do thời tiết ấm, ẩm đã tạo điều kiện cho các loài côn trùng, sâu bệnh sinh sản và phát triển nhanh, đã gây khó khăn không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp. Bảng 3: Phân phối mưa trung bình nhiều năm. Đơn vị tính % Tháng Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2001 100,0 1,1 0,7 8,7 7,6 6,7 16,1 20,2 21,6 5,0 7,0 1,8 3,5 2002 100,0 1,9 0,8 1,1 0,9 19,8 19,2 22,9 16,4 6,0 3,6 4,3 3,0 2003 100,0 2,8 4,1 0,9 2,6 15,5 20,2 15,7 24,7 8,8 3,4 0,2 0,2 Mùa mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Trong thời gian này thường có mưa giông với lượng mưa khá lớn. Đại bộ phận các nơi trong tỉnh thời kỳ này lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Với hình thức mưa giông thường có sấm sét đã cung cấp cho đồng ruộng một lượng đạm đáng kể. Đây là một nguồn phân bón quan trọng góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất trồng. 4. Độ ẩm Nhìn chung trên địa bàn toàn tỉnh, độ ẩm khí quyển đều cao. Độ ẩm tương đối trung bình năm luôn đạt trên 80%. Trong năm tỉnh Bắc Giang có hai thời kỳ độ ẩm cao nhất và một thời kỳ có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm cao lần thứ nhất từ tháng 2 đến tháng 4, do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa phùn. Thời kỳ độ ẩm cao nhất lần 2 xuất hiện từ tháng 7, tháng 8 do lượng mưa lớn. Thời kỳ độ ẩm xuống thấp nhất xuất hiện khi thời tiết hanh khô tháng 11 và tháng 12. Trong thời kỳ này độ ẩm tối thấp tuyệt đối có năm giảm từ 20% xuống 15%, không khí hết sức khô giáo, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. 5. Tính chất gió mùa * Gió mùa Đông Bắc Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là thời kỳ Bắc Giang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc tràn về làm cho thời tiết rất lạnh. Nhiệt độ trung bình tháng giêng dao động từ 16 đến 17 độ. ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp có khi xuống tới -2,80C (An Châu - Sơn Động). Do nhiệt độ xuống quá thấp, sương muối có thể xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Gió mùa Đông Bắc thổi vào địa phận Bắc Giang có thể chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ rét khô: kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, do ảnh hưởng của khối khí lục địa NPC từ Trung Quốc tràn về, thời tiết thường lạnh, khô, độ ẩm không khí giảm, có khi chỉ còn dưới 70%. Thời kỳ này hầu như không mưa, ruộng đồng khô cạn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ rét ẩm: từ cuối mùa đông tháng 2 đến tháng 3, do có Gió mùa Đông Bắc từ Biển Đông thổi vào làm cho bầu trời u ám, có mưa phùn nhiều ngày. Thời kỳ này độ ẩm khí quyển cao, có khi lên tới 90%. Cuối tháng 3 khí hậu có tính chất ấm và ẩm do sự yếu dần của Gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ lên tới tren 200C, lượng mưa có năm lên đến 200 mm/tháng. * Gió mùa Tây Nam Mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 9) các hệ thống thời tiết từ phía Nam và Đông Nam di chuyển bị cánh cung Đông Triều kết hợp với dãy Huyền Đinh và Yên Tử chặn lại gây mưa lớn ở sườn Đông thuộc tỉnh Quảng Ninh. Gió thổi vào vùng Lục Ngạn đã biến tính khiến cho lượng mưa trung bình năm ở đây chỉ còn 1302 mm, trong khi đó đại bộ phận những nơi khác lượng mưa trung bình năm vẫn đạt trên 1500 mm. Tại Lục Ngạn năm 1959 tổng lượng mưa chỉ đạt 861,8 mm, vì vậy đây là vùng có khí hậu khô hạn nhất tỉnh Bắc Giang. Gió mùa Tây Nam do thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước đã quyết định chế độ mưa mùa và mưa lớn ở tỉnh ta. Từ tháng 4 Gió mùa Tây Nam đã xuất hiện, tuy sức gió chưa mạnh nhưng đã gây nên những biến động thời tiết bất thường như sự xuất hiện các cơn lốc khí hoặc những trận mưa đá. Từ tháng 5 trở đi, Gió mùa Tây Nam thổi mạnh hơn, khi gặp sự xâm nhập của áp thấp nhiệt đới hoặc không khí lạnh cuối mùa sẽ làm xuất hiện cường độ mưa lớn. Từ tháng 7 trở đi bão và áp thấp nhiệt đới tăng dần, những trận mưa lớn thường xảy ra gây úng lụt trên phạm vi rộng, nhất là các huyện Việt Yên và Yên Dũng. Sang tháng 8, Gió mùa Tây Nam vẫn thổi mạnh, bão vẫn nhiều, lượng mưa do bão gây ra có khi chiếm từ 60-80% tổng lượng mưa cả tháng. Song có năm hầu như không có bão, hạn hán vẫn xảy ra có khi rất nghiêm trọng. Tháng 9 Gió mùa Tây Nam yếu dần, mưa giảm dần, tỉnh Bắc Giang lại bắt đầu xuất hiện những cơn gío lạnh đầu mùa báo hiệu một mùa đông lạnh sắp tới. Các khu vực khí hậu Căn cứ vào kết quả điều tra của trung tâm khí tượng thủy văn, căn cứ vào thực tế khách quan chúng ta có thể sơ bộ chia tỉnh Bắc Giang thành một số vùng khí hậu như sau: Vùng núi phía Bắc(Bao gồm toàn bộ huyện Yên Thế và phía Bắc huyện Lạng Giang) Đặc điểm vùng này là mùa đông lạnh, thường có sương muối, sương giá xảy ra vào mùa đông. Đây là vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh, mùa đông khô hanh, biên độ nhiệt lớn vì vậy đây là vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt nhất so với các vùng khác trên địa bàn toàn tỉnh. Vùng Lục Ngạn , Bắc Lục Nam cũng là vùng có khí hậu lạnh về mùa đông, sương muối thường xuyên xảy ra, đôi khi có sương giá. Tuy nhiên đây lại là vùng có lượng mưa thấp nhất, điển hình là thung lũng Lục Ngạn, lượng mưa trung bình năm ở đây chỉ đạt 1302mm. Vùng trung du (huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Bắc Việt Yên, Nam LụcNam, Nam Lạng Giang) Đặc điểm vùng này mùa đông tương đối lạnh, đôi khi có sương muối, mùa đông có mưa phùn, mùa hạ mưa nhiều nhưng lượng mưa vừa phải nhưng vẫn đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Vùng phía Nam (Yên Dũng, phân còn lại của Việt Yên) Vùng này có mùa đông ấm hơn so với các vùng khác trong tỉnh, độ ẩm khí quyển tương đối cao, lượng mưa vừa phải, khí hậu tương đối điều hòa. Tóm lại: với những đặc điểm khí hậu như trên, nếu chúng ta có phương án điều hòa, phân phối hợp lý, đẩy mạnh công tác thủy lợi, cải tạo đất thường xuyên, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lýThì khắp nơi trong tỉnh đếu có khả năng xen canh, gối vụ, thâm canh cao độ, tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng nhằm tăng năng suất tăng sản lượng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. VI. Sông ngòi Đặc điểm chung Tỉnh Bắc Giang có mạng lưới sông ngòi khá dầy đặc, mật độ trung bình là 0,5 km/ km2( mật độ trung bình của cả nước là từ 0,5 đến 2 km/ km2). Ngoài 3 con sông lớn trong tỉnh: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình) có chiều dài khá lớn, còn lại các sông ngắn, lưu vực nhỏ, lòng sông nhỏ, độ dốc lớn. Cả 3 con sông đều từ tỉnh ngoài chảy vào có phần trung và hạ lưu chảy qua tỉnh Bắc Giang, lòng sông mở rộng, lưu lượng nước lớn rất thuận lợi cho sản xuất và giao thông vận tải. Tính chất phân mùa trong khí hậu đã quyết định tính chất phân mùa của dòng chảy trên các con sông. Nhìn chung sông ngòi Bắc Giang đều có chế độ dòng chảy đơn giản: trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn. Mùa lũ thường trùng với mùa mưa, thời gian từ tháng 6 đến tháng 9. Trong thời gian này nguồn cung cấp nước chính cho cấc con sông là nước mưa khiến cho lượng nước trên các con sông rất lớn thường chiếm tới 70 % tổng lượng nước cả năm. Tuy nhiên do tính chất thất thường của khí hậu diễn biến mùa lũ qua các năm cũng khá phức tạp, có năm lũ đến sớm (tháng 6) nhưng cũng có năm mùa lũ đến muộn ( tháng 8). Mùa cạn của các con sông thường trùng với mùa khô, thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng nước nhỏ, chỉ chiếm 30% tổng lượng nước cả năm. Đặc biệt là tháng 1, 2, 3 lượng nước rất ít, được coi là những tháng cạn nhất trong năm. Trong thời gian này môđun dòng chảy các sông chỉ đạt 10l/s/km2. Do vậy trong mùa cạn vấn đề cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được đạt lên hàng đầu. Để khắc phục tình trạng này tỉnh ta đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi lớn như hồ Cấm Sơn, đập Cầu Sơn Môđun dòng chảy của các con sông trong tỉnh chỉ đạt 20l/s/km2,thấp hơn so với môđun trung bình của nước ta (30l/s/km2) và có sự khác biệt giữa các con sông. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do đặc điểm địa chất, địa hình và thảm thực vật mà các con sông chảy qua. Bảng 4:Lượng dòng chảy tại các trạm trên các sông lớn sau: Sông Mo(l/s/km2) 1.Sông Lục Nam - Tại Cẩm Đàn - Tại Chũ 20,8 17,3 20,0 2.Sông Thương - Tại Chi Lăng - Tại Hữu Lũng - Tại Cầu Sơn 15,6 14,3 17,7 15,0 3.Sông Cầu 23,1 Dòng chảy cát bùn của các con sông chảy qua tỉnh ta không lớn. Lượng dòng chảy cát bùn của mỗi con sông được biểu thị bằng độ đục của các con sông. Độ đục trung bình của sông Cầu là : 248g/m3 Độ đục trung bình của sông Lục Nam là: 340g/m3 Độ đục trung bình của sông Thương là : 100g/m3 Nghiên cứu về hàm lựơng phù sa của các con sông có ý nghĩ rất lớn đối với sản xuất và đời sống, nhất là trong vấn đề xây dựng luồng lạch ở các cửa sông, các hồ chứa nước. 2. Một số sông lớn Tỉnh Bắc Giang có 3 sông lớn : Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam. Đây là các phụ lưu chính của hệ thống sông Thái Bình, một trong 2 hệ thống sông lớn ở miền Bắc Việt Nam. a. Sông Cầu (còn gọi là Nguyệt Đức hay Như Nguyệt) Sông Cầu là phụ lưu chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng Chợ Đồn (Bắc Cạn), qua Thái Nguyên, chảy vào địa phận Bắc Giang với chiều dài 110km trong tổng chiều dài 289km. Sông có lưu vực rộng : 6064km2, là nguồn cung cấp nước khá phong phú. Đoạn chảy qua Bắc Giang thuộc hạ lưu, lòng sông rộng, nước chảy chậm, thủy triều có ảnh hưởng lớn lên tận Phả Lại, giao thông bằng đường sông rất thuận lợi. Ngoài ra sông Cầu còn có tới 69 nhánh sông nhỏ, như : Sông Hà Châu, Gia Cát, Cà Lồcũng như một số sông lớn trong tỉnh, chế độ nước của sông Cầu khá đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn. Vì vậy cần có biện pháp để khai thác các con sông này đạt hiệu quả cao nhất. b. Sông Thương (còn gọi là Nhật Đức) Sông Thương bắt nguồn từ miền rừng núi thuộc Bản Thí (Lạng Sơn). Đây là con sông có hàm lượng phù sa nhỏ nhất trong các con sông chảy qua tỉnh Bắc Giang. Đoạn sông chảy qua tỉnh ta dài 87 km (trong tổng 157 km) thuộc phần trung và hạ lưu của sông. Đây là con sông có chế độ dòng chảy thất thường, sự phân bố lượng nước giũa hai mùa lũ và cạn có sự chênh lệch lớn. Để khắc phục khó khăn trên người ta đã xây dựng các công trình để điều hòa dòng chảy giữa các mùa trong năm như đập Cấm Sơn ở Lạng Giang. c. Sông Lục Nam (còn gọi là Minh Đức) Sông Lục Nam là con sông có chiều dài lớn nhất: 150 km (trong tổng 178 km) chảy qua địa phận tỉnh. Sông bắt nguồn từ khu vực rừng núi Đình Lập (Lạng Sơn) giáp huyện Sơn Động chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, qua địa phận thuộc ba huyện :Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam. Đoạn qua thị trấn Chũ sông còn có tên gọi là Sông Chũ. Phần thượng nguồn do chảy qua miền rừng núi hiểm trở, lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Từ Chũ xuống lòng sông mở rộng, hai bên sông là các làng quê trù phú. Đây cũng là con sông có diện tích lưu vực lớn nhất. Chế độ dòng chảy đơn giản. Sông Lục Nam có 32 nhánh sông nhỏ trong đó phải kể đến một số sông như: Vi Loại, Cẩm Đàn, Thanh Luận Tóm lại: sông ngòi là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Sông ngòi của tỉnh ta không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, vận chuyển phù sa với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn có ý nghĩa về mặt giao thông vận tải và du lịch. 3. Ngoài ra Bắc Giang còn có hệ thống hồ rất phong phú. Bắc Giang có 16 hồ lớn, nhỏ với sức chứa từ 1 triệu m3 đến 250 triệu m3 nước, chủ yếu là hồ nhân tạo, trong đó phải kể đến một số hồ lớn như : Hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và một số đập như Cầu Sơn, Đá Ong. a. Hồ Cấm Sơn Hồ có diện tích lớn nhất trong tỉnh rộng 378 km2, với dung tích chứa nước trung bình 250 triệu m3. Diện tích mặt hồ trung bình là 26 000 ha, hồ nằm trong địa phận của hai tỉnh : Lạng Sơn và Bắc Giang. Vì thế hồ Cấm Sơn không chỉ có ý nghĩa cung cấp nước cho địa phận tỉnh Bắc Giang mà còn có ý nghiã lớn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của cả vùng núi Đông Bắc nước ta. Đây là vùng hồ có tiềm năng lớn nhưng chưa được đưa vào sử dụng. b. Hồ Khuôn Thần Hồ thuộc địa phận xã Kiên Lao ( Lục Ngạn), có diện tích 16 triệu km2. Hiện nay chúng ta đang tiến hành khai thác tiềm năng du lịch của vùng hồ. Dự án hợp tác với Thái Lan sẽ xây dựng hồ Khuôn Thần thành một khu du lịch lớn ở vùng núi Đông Bắc tỉnh ta. Nhìn chung, tài nguyên nước của Bắc Giang khá phong phú, tổng diện tích chứa nước trên các sông ngòi và hệ thống ao, hồ, đầm trong toàn tỉnh có tới 16 348 ha, chưa kể gần 1 vạn ha ruộng trũng. Đây được coi là bồn nước quan trọng cung cấp nước thường xuyên cho sản xuất cho nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân. Ngoài nguồn nước mặt, còn có nguồn nước ngầm hầu như vô tận nơi nào cũng có. Tùy theo địa hình từng khu vực mà nguồn nước ngầm ở độ nông sâu khác nhau. Với trữ lượng hàng triệu m3 nước mặt hiện có, Bắc Giang có đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và nước sinh hoạt cho nhân dân một cách tích cực. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sử dụng nguồn nước trên các sông hồ gặp phải khó khăn nhất định như : việc xây dựng các kè, đập trên sông đã ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy tự nhiên của các con sông, làm thay đổi cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của một vùng dân cư rộng lớn. Vì vậy để có nguồn nước dồi dào, đảm bảo không bị ô nhiễm chúng ta cần phải có kế hoạch bảo vệ nguồn nước, khai thác và sử dụng một cách hợp lý tránh lãng phí nước. VII. Thổ nhưỡng ở Bắc Giang có nhiều loại đất khác nhau được chia thành các nhóm như sau (căn cứ vào tính chất): 1. Nhóm đất feralit có diện tích 234 624 ha phân bố chủ yếu thuộc vùng đồi núi trong tỉnh gồm các loại đất như : + Feralit núi tập trung thành vùng rộng lớn thuộc các huyện Sơn Động, Lục Nam. Đất này có đặc điểm tơi xốp, cấu tượng viên tốt, độ ẩm của đất cao, đất thường có màu nâu xám, độ phì nhỏ, nghèo lân, giàu mùn,Loại đất này thích hợp với việc trồng rừng. Tuy nhiên do phân bố trên các địa hình dốc cùng với hình thức canh tác lạc hậu, nhiều nơi rừng

File đính kèm:

  • docDia li tu nhien tinh Bac Giang.doc
Giáo án liên quan