Đọc hiểu, thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1

Chúng ta biết rằng cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa bậc THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng là vấn đề rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo nguyên tắc tích hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Do vậy người giáo viên với tư cách là người định hướng, tổ chức, dẫn dắt để học sinh nghiên cứu và rút ra định lượng kiến thức cần nắm phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS là môn được cấu tạo thành gồm 3 phân môn Văn, Tiếng việt và Tập làm văn, việc giảng dạy bộ môn này phải theo đặc trưng của từng phân môn. Ở phân môn Văn, khi giảng dạy một tác phẩm văn chương ( Thơ, Truyện ngắn) thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như những đặc trưng về thể loại văn chương đang học đồng thời khơi dậy trong tâm hồn học sinh những khả năng cảm thụ thơ văn. Muốn đạt được những điều đó thì người giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về đặc trưng thể loại, về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và đặc trưng phải thông qua một hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú, lô gíc kết hợp với các phương pháp, biện pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì kết quả giờ dạy sẽ được nâng cao.

 Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kỳ I cụm bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam được đưa vào giảng dạy gồm 3 bài: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng( bài 12) Tiếng gà trưa( bài 13), trong qúa trình giảng dạy cụm bài này tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giúp học sinh đọc, hiểu cụm bài này có hiệu quả hơn. Đó là nội dung bản kinh nghiệm này.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc hiểu, thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc hiểu, thơ trữ tình hiện đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1 Đặt Vấn Đề Chúng ta biết rằng cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa bậc THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng là vấn đề rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo nguyên tắc tích hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Do vậy người giáo viên với tư cách là người định hướng, tổ chức, dẫn dắt để học sinh nghiên cứu và rút ra định lượng kiến thức cần nắm phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS là môn được cấu tạo thành gồm 3 phân môn Văn, Tiếng việt và Tập làm văn, việc giảng dạy bộ môn này phải theo đặc trưng của từng phân môn. ở phân môn Văn, khi giảng dạy một tác phẩm văn chương ( Thơ, Truyện ngắn) thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như những đặc trưng về thể loại văn chương đang học đồng thời khơi dậy trong tâm hồn học sinh những khả năng cảm thụ thơ văn. Muốn đạt được những điều đó thì người giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về đặc trưng thể loại, về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm… và đặc trưng phải thông qua một hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú, lô gíc kết hợp với các phương pháp, biện pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì kết quả giờ dạy sẽ được nâng cao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kỳ I cụm bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam được đưa vào giảng dạy gồm 3 bài: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng( bài 12) Tiếng gà trưa( bài 13), trong qúa trình giảng dạy cụm bài này tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giúp học sinh đọc, hiểu cụm bài này có hiệu quả hơn. Đó là nội dung bản kinh nghiệm này. II . Giải quyết vấn đề : 1. Những điều cơ bản cần lưu ý. Về Thuật ngữ “ Thơ trữ tình”. Đây là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hoá của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng tiết học. Thuật ngữ thơ trữ tình được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự thuộc loại tự sự. 1.2. Đặc điểm của ba bài thơ trữ tình được giới thiệu ở lớp 7: Trong mỗi tác phẩm thơ trữ tình ở lớp 7 lại có một điểm riêng: Bài Cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng( phiên âm) đều được sáng tác bằng khổ thơ tứ tuyệt, mỗi bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ - bài Cảnh khuya được viết bằng chữ Việt, bài Rằm tháng giêng được viết bằng chữ Hán, bài Tiếng gà trưa chủ yếu được viết bằng thể thơ năm chữ, xen kẻ sự biến đổi linh hoạt về số chữ ở mỗi dòng và số câu trong mỗi khổ thơ. Thể thơ năm chữ thường không hạn định số câu, có ý kiến cho rằng nó bắt nguồn từ thơ ca dân gian. 1. 3 Về tác giả tác phẩm: Tác giả của hai bài Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng là Hồ Chí Minh ( 1890 - 1969) - Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc. Người còn là danh nhân văn hoá Thế giới, một nhà thơ lớn. Tác giả của bài thơ Tiếng gà trưa là Xuân Quỳnh ( 1942 - 1988) - Một nhà thơ nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ bà thể hiện một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi rất sâu sắc mà cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị, bộc lộ những tình cảm tha thiết của nhà thơ với con người và cuộc sống. 1. 4 Về bối cảnh sáng tác: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được tác giả Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc những năm đầu kháng chiến chống Pháp ( 1947 - 1948). Bài “ Tiếng gà trưa” được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. 1. 5 Về nội dung khái quát của văn bản: Nỗi bật trong các văn bản là sự thể hiện nội dung tình cảm của chủ thể trữ tình. Hai bài Cảnh khua và Rằm tháng ngiêng vừa miêu tả cảnh đẹp vừa bộc lộ tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước, đồng thời thể hiện phong thái ung dung và lạc quan của một vị lãnh tụ. Bài Tiếng gà trưa thể hiện tình cảm gia đình hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nước của một người chiến sĩ trên đường ra trận. 2. Đọc hiểu văn bản: 2.1 Về cách đọc: Với bài cảnh khuya câu một cần đọc ngắt giọng theo nhịp 3 - 4, câu 2 và câu 3 nhịp 4 -3, câu 4 nhịp 2 - 5. Cụ thể: Cảnh khuya. Tiếng suối trong / như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà Với bài Rằm tháng giêng, đọc bản phiên âm chữ Hán câu 1 nhịp 4 - 3, câu 2 nhịp 2 - 2- 3, câu 3 nhịp 4 -3, câu 4 nhịp 2- 2- 3. Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ đọc câu 1 nhịp 2 - 4, câu 2 nhịp 2- 4- 2, câu 3 nhịp 2- 4, câu 4 nhịp 2- 6. Cụ thể bản phiên âm. Kim dạ nguyên tiêu / nguyệt chính viên Xuân giang /xuân thuỷ /tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ / đàm quân sự Dạ bán / quy lai / nguyệt mãn thuyền Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ Rằm xuân / lồng lộng trăng soi Sông xuân /nước lẫn màu trời / thêm xuân Giữa dòng /bàn bạc việc quân Khuya về / bát ngát trăng ngân đầy thuyền Khi đọc bài thơ này cần so sánh văn bản phiên âm và văn bản dịch ( Dịch nghĩa và dịch thơ) để có thể hiểu cặn kẻ các lớ nghĩa trong nguyên tác. Với bài Tiếng gà trưa, mỗi câu bắt đầu bằng “ Tiếng gà trưa” đọc chậm, thể hiện sự hồi tưởngvới tình cảm tha thiết. Trong đoạn thơ đầu xuống giọng khi đọc câu “ Cục… Cục tác, cục ta” và câu nghe gọi về tuổi thơ vừa xuống giọng vừa đọc chậm hơn các câu khác. Đoạn thơ cuối câu “Vì lòng yêu Tổ Quốc, vì xóm làng thân thuộc”, đọc lên giọng khoẻ khoắn, ba câu sau chú ý nghĩ hơi và xuống giọng thể hiện niềm yêu quý và biết ơn của tác giả với bà sự gắn bó của tác giả với kỷ niệm sâu sắc thời thơ ấu. 2. 2 Hệ thống câu hỏi đọc và hiểu( Tác phẩm thơ trữ tình) ở phần này tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi (Tương ứng với mỗi bài) nhằm giúp học sinh khai thác và nắm vững những giá trị về nội dung cũng như giá trị về nghệ thuật của mỗi tác phẩm thơ nói trên. Hai bài Cảnh khuya và Rằn tháng giêng. 2. 2.1. ? Bài thơ “Cảnh khuya” và Nguyên tiêu (Phiên âm) được làm theo thể thơ nào? vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ đường mà em đã học, hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng “ chữ” trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên. + Với bài Cảnh khuya. ? Phân tích hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya (Chú ý âm thanh và cách so sánh trong câu thơ thứ nhất, vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ hai). - Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Một không gian rộng lớn thơ mộng, một âm thanh trong treo dịu dàng và tươi sáng của thiên nhiên. Hai câu thơ biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. ? Hai câu thơ cuối của bài cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả. Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? - Trong tâm hồn nghệ sĩ Bác thấy cảnh đẹp như tranh vẽ đồng thời vẫn canh cánh về vận mệnh của đất nước. Hai từ “Chưa ngũ” được lặp lại làm cầu nối hai câu thơ. Một lần chưa ngũ thể hiện sự nhảy cảm của tâm hồn một lần thể hiện nỗi niềm và bản lĩnh thường trực. Chính cái cầu nối ấy làm nỗi bật chất thép hài hoà trong vẻ đẹp tâm hồn của lãnh tụ. + Với bài Rằm tháng giêng. ? Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng, Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm Rằm tháng giêng như thế nào? - Không gian trong bài Rằm tháng giêng là một không gian rộng lớn bầu trời mặt nước, dòng sông như nối liền trải rộng bởi sắc xuân bao la bát ngát. Cách tả không gian từ gần tới xa từ thấp lên cao sông nước trời ba lần lặp lại chữ xuân cảm hứng như bao trùm như trải rộng làm cho khí sắc mùa xuân tươi đẹp tấm đượm hồn tạo vật. ? Bài nguyên tiêu (phiên âm gợi cho em nhớ tới những tứ thơ câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7 Tập 1. Đọc bài thơ dễ liên tưởng đến câu thơ trong bài phong kiều dạ bạc của Trương Kế: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”. Cả hai câu thơ đều nói về thời gian khuya (dạ bán) đều nói về con thuyền trên sông nước. Tuy vậy một bên là tiếng chuông như người khách đến thăm con thuyền đỗ bến. Còn trong thơ Bác ánh trăng chan chứa như đầy cả con thuyền đang trở về. ? Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó được biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy? - Hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết tại Việt Bắc khi mà cuộc kháng chiến gặp muôn vàn khó khăn tuy thế Bác vẫn rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà trong ánh trăng thơ mộng của núi rừng có lo lắng cho đất nước nhưng cũng không vì thế mà hững hờ trước vẻ đẹp của thiên nhiên điều đó nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác. ? Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?. - Trăng trong bài Cảnh khuya là trăng sáng giải lên ngọn cây cổ thụ rồi in bóng lên mặt đất, trăng được nhân hoá như lồng bóng vào cổ thụ để tạo ra bóng lồng (in) hoa trên mặt đất, cảnh vật núi rừng hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng: Cảnh khuya như vẻ thêm vào đó tiếng suối đêm khuya lại càng nghe trong trẻo ngân nga như tiếng hát càng tạo cho đên trăng vẻ đẹp thơ mộng. - Trăng trong bài Rằm tháng giêng là trăng mùa xuân không khí và hương vị mùa xuân cảnh trăng ở đây là trăng trên sông nước có con thuyền thấp thoáng trong sương khói tràn đầy ánh trăng. ? Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là: Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại. Tâm hồn thi sỹ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sỹ trong con người Hồ Chí Minh Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. Gồm cả 3 yếu tố trên 2. 2.2 Với bài Tiếng gà trưa: ? Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc gì, mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào? - Âm thanh tiếng gà là đầu mối liên tưởng gợi về hình ảnh quê hương trong đó sâu đậm và thắm thiết nhất là tình cảm bà cháu tình cảm đó càng sâu đậm và thắm thiết trong tâm hồn cháu lúc đi xa. ? Những hình ảnh và kỷ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả? - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trông tranh. - Một kỷ niệm về tuổi thơ dại: Tò mò xem trộm gà đẻ, bị bà mắng. - Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. - Niềm vui và mong ước nhỏ be của tuổi thơ: Được bộ quần áo mới từ tiền bán gà ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngũ tuổi thơ. Qua những kỷ niệm được gợi lại tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ và tình cảm trân trọng, yêu quý đối với bà của đứa cháu. ? Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?. - Trong dòng kỷ niệm tuổi thơ in đậm nét hình ảnh bà và tình bà cháu, hình ảnh bà trong kỷ niệm của cháu hiện lên những nét nỗi bật: Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo dành tron vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu, bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi mắng cháu cũng là vì tình yêu thương cháu. Những kỹ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng thắm thiết bà chăt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà. Nếu không nhớ thương biết ơn bà làm sao mà viết được những câu thơ ghi lại được những kỹ niệm đẹp như thế thơ với đời hiện tại và quá khứ cứ đan xen gắn bó hài hoà tự nhiên hồn nhiên trong veo như nắng mùa thu và gió mát ngày hè vậy. ?Bài thơ làm theo thể năm tiếng nhưng có những chổ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần về số câu ( dòng) thơ trong mỗi khổ?. Câu thơ “ Tiếng gà trưa” Được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn ( năm tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt mỗi khổ trong một bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu nhưng trong bài này chỉ có 3 khổ 4 câu, các khổ thơ khác đều từ 5 đến 6 câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu thơ. Do số câu trong một khổ không đều nhau nên cách gieo vần cũng không theo cách thức thông thường. Phần lớn là vần cách nhiều khi không nhất thiết đúng vần mà chỉ cần giữ được âm điệu. Câu cuối của khổ trước cũng không cần vần với câu đầu của khổ sau. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vẫn rất hài hoà trong mạch cảm xúc dào dạt và thiêng liêng của tác giả. Các câu thơ trong bài hầu hết đều năm tiếng riêng câu thơ “ Tiếng gà trưa” mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba thứ tư và thứ bảy chỉ có ba tiếng. Việc bắt đầu các khổ thơ năm tiếng bằng một câu thơ ba tiếng như vậy đã tạo nên một điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu “ Tiếng gà trưa” Tác giả lại nhớ về một hình ảnh một kỷ niệm thân thuộc. Câu thơ đó đã kết nối cảm xúc trong bài, nối kết các khổ thơ với nhau, đã hoà trộn những hình ảnh và kĩ niệm trong một xúc cảm gia diết nồng nàn. ?.Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ?. Hoài niệm tuổi thơ. . tình bà cháu. Tình quê hương đất nước Cả ba ý trên. Đáp án D ?. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ trên là? Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực. Ngôn ngữ cô đọng hàm súc. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá có giá trị biểu cảm cao Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng. Đáp án A 3. Liên hệ: Với mục đích lấy kiểu văn bản làm trục phát triển kiến thức khi đọc hiểu bài thơ trên có thể liên hệ đến các bài thơ khác như: Từ bài cảnh khuya liên hệ với bài ngắm trăng( Vọng nguyệt) Trích trong nhật kí trong tù của Bác. Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cữa ngắm nhà thơ Phân tích vẻ đẹp của chất thép và chất trữ tình hoà quyện trong tâm hồn vị lãnh tụ - nhà thơ Hồ Chí Minh. Từ bài Rằm tháng giêng liên hệ với bài thơ Đi thuyền trên sông đáy- một bài thơ đựơc Bác sáng tác vào mùa thu năm 1949, ở chiến khu Việt Bắc: Dòng sông lặng ngắt như tờ Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. Bốn bề phong cảnh vắng teo Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan Lòng riêng riêng những bàn hoàn Lo sao khôi phục giang san Tiên rồng Thuyền về, trời đả rạng đông Bao la nhuộm một màu hồng đẹp tươi ?. So với bài Rằm tháng giêng, Bài thơ này có những điểm giống và khác nào nỗi bật? Từ bài “ Tiếng gà trưa” liên hệ với bài “ Tiếng trẻ học bài “ Của nhà thơ Vương Trọng. Trẻ hơn tiếng gà tập gáy Khi mùa về thóc vàng sân phơi Sống hơn tiếng chim chèo bẻo Vắt vẻo ngọn tre mỗi sáng gọi người Tiếng trẻ học bài Như một mầm măng Xuyên vào sáng sớm ở đây gần chiến trường Không gian rung nhiều tiếng động Vẫn có phút giây yên lặng Cho rễ làm củ, cho nụ làm hoa Bình minh về đậu trên trang sách Mang tiếng trẻ học bài vang xa Từ những ngôi nhà ba bề ụ đất Thức vườn rau xanh tĩnh giấc Hạt sương căng tron, lung linh Hố bom ngơ ngác lắng thinh Không hiểu nỗi âm thanh kì diệu Một nhà Hai ba nhà Cả làng tôi như nhà nào cũng vang tiếng trẻ Bài ca dao Bài sử ký Gọi mặt trời lên Tiếp một ngày đánh Mỹ Khẩu trung liên trên đê Khẩu pháo ngoài trận địa Gửi áo bạc lắng nghe Tiếng trẻ học bài ( 1970) ?Âm thanh quen thuộc đời thường ( Tiếng trẻ học bài ) có ý nghĩa như thế nào giữa khung cảnh “ ở đây gần chiến trường, không gian rung nhiều tiếng động”? III. Kết luận: Trong các giờ dạy học Ngữ Văn 7, tôi tin rằng từ những lời giảng thấu tình đạt lý cùng việc vân dụng các phương pháp dạy phù hợp, kết hợp sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên trong giờ dạy … học sinh sẽ tiếp nhận vẻ đẹp văn chương một cách tự nhiên thoải mái , biết khám phá hết những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua sự gợi dẫn của thầy. Đồng thời khi tiếp nhận không bị “ gò ép” hay “thụ động”, “ giáo điều”. Giờ lên lớp giữa thầy và trò phải thực sự cởi mở, chân tình… có như vậy thì giờ dạy Văn mới mang lại hiệu quả cao. Trên đây là một số suy nghĩ, hiểu biết của bản thân vân dụng khi dạy Sách Ngữ văn 7 tập I.Tôi xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo. Rất mong được sự bổ sung góp ý xây dựng của quý đồng nghiệp, của quý cấp chuyên môn để bàn kinh nghiệm của tôi thực sự bổ ích nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy, đưa chất lượng học sinh ngày một tiến lên. Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docsang kien Van 7.doc
Giáo án liên quan