I/Mục tiêu bài dạy:
-Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của TH trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng CM, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
-Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái thơ nhà thơ.
II/Phương tiện dạy học:
Gv: sgk, giáo án.
Hs: soạn bài ở nhà.
III/Phương pháp dạy học:
Thuyết giảng, thảo luân, tích hợp.
IV/Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Vào bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc văn : Từ ấy -Tố hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn : TỪ ẤY -TỐ HỮU
TCT: 88,89 TBD:2
I/Mục tiêu bài dạy:
-Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của TH trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng CM, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
-Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái thơ nhà thơ.
II/Phương tiện dạy học:
Gv: sgk, giáo án.
Hs: soạn bài ở nhà.
III/Phương pháp dạy học:
Thuyết giảng, thảo luân, tích hợp.
IV/Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Vào bài mới:
Hoạt động thầy-trò
Kiến thức cần đạt
TIẾT 1
Hoạt động 1
G yêu cầu H đọc phần tiểu dẫn và trình bày vắn tắt những hiểu biết của mình về tập thơ Từ ấy.
H trình bày.
Hoạt động 2
G hd H đọc bài thơ.
Aán tượng ban đầu của em khi đọc bài thơ?
-niềm vui sướng say mê mãnh liệt,nhận thức mới, chuyển biến sâu sắc trong tình cảm…
H đọc lại khổ 1 và thảo luận:
TH đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?
Nhóm trưởng trình bày.
G nhận xét, chốt lại ý chính
TIẾT 2
Hoạt động 3
G yêu cầu H đọc lại khổ 2 và thảo luận câu hỏi:Khi được ánh sáng của lí tưởng CM soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
H thảo luận ngắn rồi phát biểu ý kiến.
G chốt lại ý chính.
G đọc lại khổ 3 và yêu cầu H thảo luận: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ được thể hiện ra sao?
NT trình bày
G rút lại ý cần thiết.
I/Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: (1920-2002)
-Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Quảng Thọ-Quảng Điền-Thừa Thiên –Huế. Cha là một nhà nho, ham thơ và thích sưu tầm ca dao tục ngữ. Mẹ là con một nhà nho, thuộc nhiều tục ngữ dân ca Huế. Từ nhỏ, ông đã sống trong bầu không khí dân gian, được cha dạy làm thơ theo lối cổ.Ông lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, TH đã nhanh chóng bắt gặp lí tưởng CM và được kết nạp Đảng 1938.
-Ở TH có sự thống nhất cao độ giữa con người chính trị và con người thơ. Ông là nhà thơ của lí tưởng CS.
Các tập thơ ông gắn liền với sự nghiệp CM của đất nước: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa…
2.Tập thơ “Từ ấy”(1937-1946):
Là chặng đường đầu của thơ TH. Tập thơ gồm 3 phần:
-Máu lửa:là tiếng reo náo nức của tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống thì gặp gỡ lí tưởng CM.
-Xiềng xích: ghi lại cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ CM trong nhà tù thực dân với sự trưởng thành của người CM.
-Giải phóng:tiếp tục cuộc đấu tranh cho đến ngày CM thành công.
Bài thơ “Từ ấy” nằm trong phần Máu lửa.
II/Đọc –hiểu văn bản:
1.Khổ thơ 1:
* Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, kể lại kỉ niệm:
“Tư ấy…chói qua tim”
-“Tứ ấy” là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời CM và đời thơ TH: khi đó ông 18 tuổi, được giác ngộ lí tưởng CM, được kết nạp Đảng.Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.TH khẳng định lí tưởng CM như một nguồn sáng làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ: ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.
-Nguồnsáng ấy là mặt trời-mặt trời chân lí.
"Một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng lànguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống.
-Động từ” bừng”:chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, “chói”:ánh sáng có sức xuyên mạnh càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng tình cảm.
*Hai câu kế: nhà thơ sử dụng bút pháp trữ tình lãng mạn.
-Một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh tiếng chim hót."thể hiện niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.
[TH sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng CS đã làm tâm hồn người tràn đầy sức sống.
2.Khổ thơ 2:
-Câu 1 là cách nói quá thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc quyết tâm cao độ của TH muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người.
-Câu 2: với từ “trang trải” cho thấy tâm hồn nhà thơ muốn trải rộng với cuộc đời, muốn đồng cảm với từng hoàn cảnh của con người.
-Câu 3:khẳng định mối liên hệ với mọi người, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.
-Câu 4:”khối đời” là một ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ với nhau vì mục tiêu chung.
[Nhà thơ đã đặt mình vào môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Và ở đó ông đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh cũng như ông muốn khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống.
3.Khổ thơ 3:
-Những điệp từ “là” cùng với các từ “con, em, anh”và số từ ước lệ “vạn” nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình đầmm ấm, thân thiết cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
-Tấm lòng đồng cảm xót thương của nhà thơ được biểu hiện thật xúc động, chân thành hướng tới “kiếp phôi pha”,những em nhỏ không áo cơm “cù bất cù bơ”.
[Qua những lời thơ ấy,người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của XH hiện tại.
III/Tổng kết: sgk
*Củng cố và dặn dò:
-Học thuộc bài thơ.
-Làm các bài luyện tập.
-Nắm vững ý chính bài thơ.
-Tìm đọc tập thơ :Từ ấy”.
-Soạn “Tiểu sử tóm tắt”.
*Bổ sung giáo án,rút kinh nghiệm:
Võ Thị Mười Em
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 11(3).doc