Đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn và những yêu cầu đối với giáo viên

Để đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu của ngành giáo dục tập trung mọi điều kiện để thực hiện thật tốt việc dạy và học chương trình sách giáo khoa mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Môn Ngữ văn - một môn học hướng con người vươn tới chân thiện mỹ, để giảng dạy môn ngữ văn được tốt, gắn với đổi mới nội dung sách giáo khoa mới hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học.

Dạy môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp song người giáo viên đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo, đó là luôn suy nghĩ về mục tiêu của bộ môn Ngữ văn nói chung để tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn tích hợp trong từng thời điểm theo từng vấn đề. Phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức cho học sinh chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề giúp học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, các em có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn.

Khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường theo định hướng trên, mỗi giáo viên cần chú ý tới hai khía cạnh sau:

+ Đổi mới phương pháp dạy học văn không có nghĩa là phải từ bỏ tất cả phương pháp dạy học truyền thống và thay thế bằng phương pháp dạy học mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn và những yêu cầu đối với giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn và những yêu cầu đối với giáo viên Để đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu của ngành giáo dục tập trung mọi điều kiện để thực hiện thật tốt việc dạy và học chương trình sách giáo khoa mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Môn Ngữ văn - một môn học hướng con người vươn tới chân thiện mỹ, để giảng dạy môn ngữ văn được tốt, gắn với đổi mới nội dung sách giáo khoa mới hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Dạy môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp song người giáo viên đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo, đó là luôn suy nghĩ về mục tiêu của bộ môn Ngữ văn nói chung để tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn tích hợp trong từng thời điểm theo từng vấn đề. Phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức cho học sinh chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề giúp học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, các em có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. Khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường theo định hướng trên, mỗi giáo viên cần chú ý tới hai khía cạnh sau: + Đổi mới phương pháp dạy học văn không có nghĩa là phải từ bỏ tất cả phương pháp dạy học truyền thống và thay thế bằng phương pháp dạy học mới. + Cũng không phải là chỉ cải tiến các phương pháp dạy học hiện có mà không vận dụng các phương pháp dạy học mới vào giờ văn, vấn đề là vận dụng các phương pháp sao cho linh hoạt phát huy được sự chủ động tích cực học tập môn Ngữ văn của tất cả các đối tượng (giỏi, khá, trung bình, yếu) nhằm nâng cao hiệu quả giờ học. Vậy cần hiểu rõ được phương pháp dạy học là gì ? Phương pháp dạy học là cách tổ chức hướng dẫn thưởng thức khám phá tác phẩm văn học nhằm đạt hiệu quả chất lượng cao. Ví dụ: Phương pháp đọc sáng tạo: Là trực cảm, cảm thụ tác phẩm qua trực giác chưa phân tích, thể hiện năng lực thẩm mỹ. Đọc diễn cảm à một biện pháp cần thiết cho hầu hết các giờ dạy học tác phẩm văn chương. Đọc diễn cảm trước hết phải là đọc đúng, phát âm đúng chuẩn về từ, câu sau đó đến vần nhịp và giọng điệu của câu văn, gây ấn tượng sâu sắc cho người nghe, gợi cho họ những tình cảm, những liên tưởng, tái tạo sáng tạo. Đọc diễn cảm tức là đọc cho “vang nhạc sáng hình”, làm sống lại tiếng nói, hình tượng nhân vật của nhà văn, làm thức dậy toàn bộ thế giới nghệ thuật. Đọc văn bản: “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có thể hình dung được cảnh hộ đê, hình tượng tên quan phụ mẫu là một điển hình: Đi hộ đê - đi đánh bài, nguy cơ đê vỡ, dân lo cứu đê cực khổ, nhất là lúc quan sung sướng nhất vì ván bài to (vì thông tôm). - Trong phương pháp đọc sáng tạo có thể là đọc kể: Có thể đọc trước giờ, trong giờ, sau giờ… Sau đó là phương pháp gợi tìm, phương pháp tái hiện, phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra có thể kết hợp thuyết trình, bình giảng, phân tích, nêu vấn đề, đàm thoại… đều có thể và cần thiết được sử dụng sao cho đúng lúc, đúng chỗ có hiệu quả cao nhất, phát huy được sự tích cực học tập của học sinh. Phải chú trọng vào những đặc trưng riêng của môn văn trong nhà trường, mức độ cung cấp kiến thức, nội dung kiến thức, các kỹ năng văn học cần rèn luyện, những phẩm chất nhân văn cần bồi dưỡng cho học sinh và đặc biệt là năng lực văn học, đặc điểm tâm lí tiếp nhận văn học của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập văn của học sinh được thể hiện nhất quán qua các hoạt động dạy và học. nhà văn nhà giáo học sinh Mối quan hệ biện chứng tác động qua lại tương tác đa chiều. - Khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, vai trò của giáo viên quan trọng và nặng nề hơn, chứ không đơn giản là truyền thụ một chiều kiến thức tới học sinh. Điều quan trọng nhất là phải khơi dậy được sự tích cực học tập môn Ngữ văn của học sinh, tạo cho các em có nhu cầu tự giác học tập ngữ văn. Tất nhiên sự tự giác này có thể bắt đầu từ sự ép buộc của giáo viên như bắt các em phải nghe, đọc, làm bài tập… rồi chính từ sự ép buộc này, giáo viên bằng tri thức và nghệ thuật sư phạm tạo ra sự hứng thú say mê của các em tới văn học. Một giọng đọc nhẹ nhàng, âm hưởng vừa phải giàu tình cảm thể hiện đúng vai (phù hợp với tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm) của giáo viên văn, có thể tác động đến việc hình thành những cảm xúc, tình cảm, những ấn tượng tích cực ở học sinh. Có những nội dung văn học được truyền đến học sinh qua lối thuyết giảng đầy cảm hứng của giáo viên và thức dậy trong các em những xúc cảm tích cực. Dạy văn có nghĩa là phải biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của mỗi người học, kết quả của việc dạy văn là tạo ra ở mỗi học sinh những rung động, cảm thông, hiểu biết về tư tưởng, tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm, phải phân tích lí giải đánh giá được những tư tưởng, tình cảm đó. Do vậy trong dạy học văn phải rất tôn trọng tính cá nhân, tránh o ép, đặt sự cảm, hiểu văn của người này tới người khác. Cách dạy học văn trước đây chưa thực chú trọng tới năng lực cảm thụ văn học cũng như khả năng tái tạo hình tượng văn học cũng như khả năng tái tạo hình tượng văn học ở mỗi cá nhân học sinh và do đó chưa tạo ra được ở các em niềm say mê tìm hiểu, khám phá thưởng thức các giá trị văn học. Cách dạy như thế chưa đúng với bản chất của việc dạy học văn. Phương pháp dạy học văn mới yêu cầu mỗi giờ văn thực sự trở thành những giờ các em trực tiếp hứng thú tích cực tìm hiểu các giá trị văn học đồng cảm, thấu hiểu nó bằng chính tâm hồn, tình cảm của mình. Hơn thế nữa, các em phải chủ động tìm đến sách vở, tài liệu có liên quan đến các nội dung văn học chính khoá để làm giàu hơn với tri thức văn học của mình. - Một điểm khác khi tiến hành giờ văn phải tạo cho học sinh lớp mình thói quen có nhu cầu bộc lộ những suy nghĩ, hiểu biết của mình qua các hoạt động thảo luận, trao đổi với thầy, với bạn những hoạt động nghe, ghi chép nghĩ… phải được bộc lộc bằng ngôn ngữ nói hoặc viết. Đây là một hoạt động của học sinh mà giáo viên văn phải dày công tạo dựng mới có thể trở thành một phản xạ quen thuộc của mỗi học sinh. Giáo viên phải là người biết nghe và điều chỉnh nhận thức, tình cảm của các em cho đúng hướng, đáp ứng được mục đích, yêu cầu đã đặt ra trong mỗi bài học. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, mỗi giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, không yêu nghề nhưng không thấy mình có nhu cầu trau dồi tri thức, năng lực văn học, không có nhu cầu rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để mỗi giờ văn bên cạnh việc đạt các yêu cầu mục đích đã đề ra phải thực sự mang lại niềm say mê, hứng khởi cho cả giáo viên và học sinh. Dạy văn không chỉ có dạy ngôn ngữ, còn có một mục tiêu cơ bản hơn, là xây dựng và bồi dưỡng ý thức ngôn từ, ngôn từ là chìa khoá cho tất cả. Nhiệm vụ cốt yếu của giảng văn là giảng nghĩa và phát hiện (sáng tạo) những ý nghĩa sâu xa bất ngờ của bài văn, sự đối lập giữa nghĩa và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác giảng văn không nên coi thường công tác giảng nghĩa. Hiểu được kỹ càng thấu đáo nghĩa của từ là một nguồn khoái cảm trí tuệ là một công việc đặc biệt lí thú. Học sinh của ta thường hiểu từ một cách lớt phớt sinh ra thói quen dùng từ bừa phứa và nói “ba láp”, cần xây dựng cho các em ý thức tìm hiểu nghĩa của từ, bất kỳ từ nào ? Dạy học văn trước hết phải dạy cái hay, cái đẹp mang chất văn để cho con người sống đẹp mang chất con người, có văn hoá, đáp ứng yêu càu của đất nước trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần thực hiện mục đích chiến lược giáo dục của Đảng là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”./.

File đính kèm:

  • docDoi moi phuong phap day hoc Ngu van nhu the nao.doc