Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh “tổ chức học sinh học tập - Thực hành theo theo cặp, nhóm”

Thực hiên chỉ thị số14/2001 ngày 11/6/2001 của thủ tướng chính phủ và nghị quyết số 40/2000 QH10 của Quốc hội về đổi mới phương trình giáo dục phổ thông. Ngành ta đã bước vào năm thứ năm đở mới chương trình và SGK lớp 6,7,8,9.

Việc đổi mới nội dung, chương trình và SGK là một nhu cầu tất yếu khách quan không những đối với ngành giáo dục mà còn phù hợp với sự phát triển của xã hội .

Cùng với các môn học khác ,môn Tiến Anh ở bậc THCS cũng được đổi mới nội dung, chương trình và SGK. Việc đổi mới nội dung , chương trình và SGK đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn này theo đặc thù riêng của nó.

Mục tiêu của môn tiếng anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỷ năng cơ bản về tiêng anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo và từng bước nâng cao hiệu quả dạy học,việc đổi mới phương pháp là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động học tập, học sinh có động cơ học tập đúng đắn, đống vai trò tích cực chủ động trong quá trình học tập. Học sinh được tham gia đống góp kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân mình trong quá trình học tập , học sinh được tham gia luyện tập thực hành giao tiếp có ý thức chủ định. Để làm tốt các hoạt động trên giáo viên phải biết tổ chưc hoạt động học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn ngữ qua các hoạt động giao tiếp. Điều đặc biệt là giáo viên phải biết sử dụng SGK và các phương tiện dạy học, biết kết hợp hài hoà các phương pháp phù hợp trong một tiết học.

Qua quá trinh dạy học bản thân tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao hiệu quả đào tạo yếu tố quan trọng nhất là phải xác định và tổ chức thực hiện bằng được trong quá trình dạy học phải thực sự “Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm”, trong học tập phải biết vận dụng tối đa việc Thực hành theo cặp, nhóm”. Suy nghĩ trên đay là định hướng quan trọng trong dạy học và chính là đề tài mà bản thân tôi suy nghĩ, thực hành trong quá trình dạy học và đã thu được hiệu quả nhất định.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh “tổ chức học sinh học tập - Thực hành theo theo cặp, nhóm”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh “Tổ chức học sinh học tập- Thực hành theo theo cặp, nhóm”. Phần mở đầu: 1. Đặt vấn đề: Thực hiên chỉ thị số14/2001 ngày 11/6/2001 của thủ tướng chính phủ và nghị quyết số 40/2000 QH10 của Quốc hội về đổi mới phương trình giáo dục phổ thông. Ngành ta đã bước vào năm thứ năm đở mới chương trình và SGK lớp 6,7,8,9. Việc đổi mới nội dung, chương trình và SGK là một nhu cầu tất yếu khách quan không những đối với ngành giáo dục mà còn phù hợp với sự phát triển của xã hội . Cùng với các môn học khác ,môn Tiến Anh ở bậc THCS cũng được đổi mới nội dung, chương trình và SGK. Việc đổi mới nội dung , chương trình và SGK đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn này theo đặc thù riêng của nó. Mục tiêu của môn tiếng anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỷ năng cơ bản về tiêng anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo và từng bước nâng cao hiệu quả dạy học,việc đổi mới phương pháp là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động học tập, học sinh có động cơ học tập đúng đắn, đống vai trò tích cực chủ động trong quá trình học tập. Học sinh được tham gia đống góp kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân mình trong quá trình học tập , học sinh được tham gia luyện tập thực hành giao tiếp có ý thức chủ định. Để làm tốt các hoạt động trên giáo viên phải biết tổ chưc hoạt động học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn ngữ qua các hoạt động giao tiếp. Điều đặc biệt là giáo viên phải biết sử dụng SGK và các phương tiện dạy học, biết kết hợp hài hoà các phương pháp phù hợp trong một tiết học. Qua quá trinh dạy học bản thân tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao hiệu quả đào tạo yếu tố quan trọng nhất là phải xác định và tổ chức thực hiện bằng được trong quá trình dạy học phải thực sự “Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm”, trong học tập phải biết vận dụng tối đa việc Thực hành theo cặp, nhóm”. Suy nghĩ trên đay là định hướng quan trọng trong dạy học và chính là đề tài mà bản thân tôi suy nghĩ, thực hành trong quá trình dạy học và đã thu được hiệu quả nhất định. II. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Là một giáo viên giạy tiếng Anh , bản thân tôi luôn trăn trở và tìm tòi giải pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình một cách tích cực và có hiệu quả cao nhất, nhằm phát huy tính tự giác và chủ động của học sinh trong giờ dạy. Giáo viên phải là người lôi cuốn các em vào đống vai trò trung tâm , hướng dẫn cho học sinh dưới hình thức này hay hình thức khác của hoạt động dạy học. III. Giới hạn đề tài: Đề tài “Tổ chức học sinh học tập_Thực hành theo cặp, nhóm” dã được tôi áp dụng vào trong các giờ dạy tiếng Anh cho học sinh các khối lớp tại trường THCS Hồng Thuỷ trong quá trinh thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. IV. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, bản thân tôi đã thực hiên phương pháp điều tra, phân tích từ những yêu cầu thực tiễn kết hợp với những kiến thức đã được học để đi đến những kết luận cho việc nghiên cứu. B_Phần nội dung. I. Cơ sở lý luận _ Thực tiễn. 1.Cơ sở lý luận. Bản chất của lý luận dạy học mới là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động của học tập, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận tri thức mới, luyện tập ngôn ngữ thông qua các hoạt động giao tiếp đa dạng dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động cặp ,nhóm. Trong quá trình dạy học ,để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động tổ ,nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận và từ đó trả lại lượng thông tin mà cá nhân xử lý.Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần. Thông qua cặp , nhóm các em trả lại thông tin cho người dạy. Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều. Xét về lý luận dạy học thì đây là mối quan hệ biện chứng. Ngoài ra được ttrao đổi cặp , nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỷ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề trước một tập thể. Thông qua hoạt động này, các kỷ năng nghe,nói, đọc, viết của học sinh ngày càng được nâng cao. Mục đích của giải pháp này trong quá trình dạy Qua quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác, tự do suy nghĩ và tranh luận rút ra được nhiều bài học bổ ích, để đề xuất vấn đề đang thảo luận và giải quyết vấn đề một cách cụ thể hơn. Các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm đẻ các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời. Thực hành theo cặp, nhóm thì học sinh khá ,giỏi sẽ giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu, kém nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài học, dần dần các em sẽ biết cách tự học và nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn. Thực hành theo cặp , nhóm giúp các em có sự thi đua và có sự cố gắng, từ đó giáo viên phát hiện ra những em có khả năng để bồi dưỡng và giúp các em trở thành học sinh giỏi của bộ môn mình. Đồng thời thực hành theo cặp, nhóm giúp cho cácem có ý thức tự giác học tập ,mạnh dạn và tự tin, những em học yếu có thễe học được từ bạn phương pháp tự học theo phương châm:”Học thầy không tầy học bạn” Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp: Giáo viên thừa nhận, đồng cảm, tôn trọng với nhu cầu mục đíchcủa học sinh, đạt được độ tin cậy, tạo được sức thuyết phục và kích thích động cơ bên trong của học sinh Dựa vào kinh nghiệm của học sinh rồi khai thác các kinh nghiệm đó, phát huy tính tích cực tự giác Đạt mức độ tối đa sự tham gia của người học, tối thiểu sựyêu cầu của người chỉ đạo (giáo viên). Phát huy năng lực tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy nghĩ tạo cho học sinh tính năng động, tự tin Thực hành theo cặp, nhóm giúp học sinh nhân ra điểm mạnh, điểm yếu từ phía người đối thoại và đặc biệt là tự nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó có ý chí phấn đấu giúp cho bản thân ngày càng tiến bộ hơn. Dễ dàng nhận thấy môi trường ngoại ngữ, điều khiển từ xa, chỉ cần nêu cách làm, hướng dẫn cụ thể rồi triển khai theo từng cặp, từng nhóm, phân vai giao trách nhiệm cụ thể và giáo viên dễ dàng quan sát phong cách, thu nhập kết quả thông qua việc thực hiện của từng học sinh. 2.Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn ứng dụng việc dạy học”Tổ chức học sinh học tập _Thực hành theo cặp, nhóm” đem lại hiệu quả tương đối khả quan. Thông qua việc thực hành theo cặp, nhóm học sinh ở các lớp tôi thử nghiệm đã mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp. Mỗi lần tôi đưa một lượng thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm là các em nắm bắt và thực hiện khá thành công. Trong khi thực hành các em tự uốn nắn cho nhau cách phát âm, cách dùng cấu trúc câu, ngữ điệu ...Khi tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm, giáo viên có điều kiện để nắm bắt lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ đó có biện pháp để phát huy mặt mạnh cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình luyện tập của học sinh, đáp ứng được mối quan hệ biện chứng trong quá trình dạy học. II.Thực trạng dạy _ học Tiếng Anh ở THCS. Hầu hết học sinh ở trường THCS chỉ mới biết vận dụng kiến thức rất sơ đẳng so với chương trình ngoại ngữ - môn Tiêng Anh. Học sinh chỉ học được 3tiết/ tuần nên thời gian không có nhiều để cho các em thực hành một cách thoải mái và thành thạo, trong khi đó môn học này đòi hỏi có thời gian để thực hành nhiều, phát âm đủ to, rỏ, dõng dạc vì thế mà các em luyện tập đã gặp không ít khó khăn trong giao tiếp. Đối với học sinh THCS nói chung đòi hỏi các em phải thực hành nhiều để nhớ lâu, nói to để người đối thoại nhận ra lỗi của mình qua cách phát âm của từ, cách dùng của cấu trúc câu để từ đó có thể sửa lỗi cho nhau. Với yêu cầu này thì việc học tập theo cặp, nhóm giải quyết được rất nhiều vấn đề. Trong điều kiên jđồ dùng dạy học chưa phong phú thì việc giúp cho học sinh luyện tập một cách thành thạo kiến thức đã học là một việc làm rất khó đối với người giáo viên dạy ngoại ngữ. Giáo viên phải giúp các em luyện tập các kỷ năng nge, nói, đọc, viết thông qua các họat động và phương tiện dạy học. III.Giải pháp, kiến nghị trong việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ “Tổ chức học sinh học tập _Thực hành theo cặp , nhóm”. Nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng kịp thời với các bộ môn khác. Qua theo dõi chất lượng và cách học của học sinh, tôi thấy rằng học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu môn học và giáo viên cũng khó điều chỉnh trong cách dạy các em học bộ môn này.Qua nghiên cứu và tìm ra phương pháp tích cực hoá của mình là làm sao để chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao hơn, kết hơp theo dõi và tiến hành dạy thử ở các lớp mà tôi đảm nhận tôithấy cách học theo cặp, nhóm là một giải pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh tiến bộ nhanh, đáp ứng được nhu cầu của bộ môn. Sau đây là mmột số giải pháp để thực hiện tốt biện pháp “Tổ chức học sinh học tập _ Thực hành theo cặp, nhóm”. *Các giải pháp thực hiện. 1. Tạo ra tình huống phù hợp với từng chủ đề cụ thể, xây dựng kế hoặch để hướng dẫn học sinh cùng nhau làm việc, cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau 2. Cần linh hoạt trong việc dùng SGK để hướng dẫn học sinh lấy số liệu, tự rút ra cấu trúc riêng cho từng loại bài tập thực hành 3. Làm mẫu cho học sinh xem là biện pháp giúp cho học sinh tiếp thu nhanh nhất rồi làm tương tự cho bài tập riêng của mình 4. Sử dụng đồ dùng minh hoạ để yêu cầu nhóm, cặp phải sử dụng vật chất, tranh vẽ để thực hành dễ dàng. Có như thế các em mới nhớ được từng cấu trúc câu, mẫu câu và sẽ làm bất cứ cấu trúc nào nếu giáo viên yêu cầu 5. Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức cho từng bài học ,tiết học. 6. Tạo điều kiện không khí thích hợp để học sinh tranh luận bất cứ tiết học nào. 7. Tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm, yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng cho từng tiết thực hành Ví dụ: Khi thực hành hỏi và trả lời ”Vật này/ vật kia”, “Những vật này/ những vật kia có màu sắc gì” (Unit 9_ Lesson 4) thì giáo viên cần tiến hành theo cặp, nhóm 2 người: Chia lớp thành từng cặp cụ thể (Hai em ngồi cùng bàn/ cạnh nhau) yêu cầu thảo luận và hỏi _ đáp theo từng phần S1: (takes a red pen and asks): What color is this pen ? S2: ( looks at the pen and answers): It is red. Sau đó đổi lại: Học sinh 2 hỏi _ Học sinh 1 trả lời. giáo viên gọi 3 đến 5 cặp đứng dậy hỏi và trả lời trước lớp. Trong khi học sinh thực hành hỏi- đáp, giáo viên phải bao quát và theo dõi lớp để nhận xét từng cặp, lắng nghe và sửa lỗi cho các em, lưu ý những cặp có học sinh yếu kém Chia lớp thành từng nhóm, trong nhóm có học sinh khá, giỏi,trung bình, yếu để các em có thể hỏi và bày cho nhau. Như vậy học sinh nào chưa có cơ hội trả lời thì sẽ có cơ hội trả lời những câu tiếp theo giúp cho các em mạnh dạn ,tự tin với mức độ hiểu biết của mình và có cách ứng xử tốt hơn Đối với học sinh yếu của từng nhóm, giáo viên hướng dẫn nhóm trưởng- người học tốt giúp đỡ để các em có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng, góp ý để giúp bạn học và các em phát huy hết khả năng của mình trong việc học ngoại ngữ 8. Yêu cầu đối với giáo viên: Theo dõi các em thực hành, nhận xét từng lỗi sai nhỏ chỉ ra cho các em biết cách để tránh lặp lại những lỗi mà mình đã mắc phải Khi học sinh luyện ỵâp theo cặp, nhóm giáo viên đến từng cặp –nhóm để theo dõi và nhận xét để sửa lỗi kịp thời cho học sinh. Đối với những lỗi phổ biến, giáo viên nên đặt câu hỏi cho cả lớp và cho học sinh tự phát hiện ra lỗi sai của mình để sửa và tránh lặp lại. Làm như thế các em sẽ tránh được lỗi, hiểu và nhớ lâu. Giáo viên hiểu được trình độ các đối tượng, mức độ tiếp thu bài của từng em để giáo viên có hướng điều chỉnh cách dạy của mình. Phân công nhiệm vụ cho nhóm trưởng để các em theo dõi giúp đỡ các thành viên trong nhóm của mình. Giáo viên động viên, khích lệ kịp thời những học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình. Tạo không khí phấn khởi để các em có hứng thú khi mình được khen. Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị tốt cho tiết thực hành theo cặp, nhóm 9. Yêu cầu đối với học sinh: Đưa hết khả năng để tiếp cận kiến thức, tạo thành cho mình một thói quen thực hành nhóm, cặp để các tiết sau khi giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu lệnh (Group/Pair works) thì các em tự quay người và thực hiện một cách có kỷ xảo và ai vào việc nấy. Tạo ra không khí ngoại ngữ trong lớp học để thấy được môn học ngoại ngữ có đặc thù riêng. Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình. Thực hành theo từng mẫu câu để rồi sau đó vận dụng làm bài tập ở sách bài tập , nâng cao, viết câu, viết đoạn. Tự giác thực hành bất kỳ tình huống nào của giáo viên yêu cầu. Phát huy đồng bộ bốn kỷ năng nghe – nói- đọc- viết. IV. Kết quả đạt được: So với kết quả đã nêu ở thực trạng trong phần I, sau khi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài này tôi thấy kết quả của việc học nhóm, học cặp có phần biến chuyển rỏ rệt, chất lượng đạt kết quả cao hơn so với mặt bằng của học kỳ I và đầu năm. Số học sinh giao tiếp đối thoại được tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu kém cũng có phần nào hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của giáo viên ,bập bẹ trao đổi với bạn một số câu thông dụng hàng ngày nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với các em. Hầu hết các bài tập thực hành ở lớp, ở nhà các em đã xây dựng và hoàn thiện khá tốt và thu được một lượng kiến thức nhất định. V. Hướng sử dụng đề tài này: Như vậy bước đầu của đề tài mà tôi đã nghiên cứu đã mang lại kết quả tương đối đáng kể ở các lớp mà tôi đang đảm nhiệm ở trường THCS Hồng Thuỷ. bản thân tôi sẽ tiến hành thực hiện trong tổ chuyên môn và cụm chuyên môn qua các đợt thao giảng chuyên đề đổi mới giáo dục phổ thông. Và tôi hứa sẽ cố gắng thực hiện đề tài này với ý thức , trách nhiệm, nhiệt tình cao, tôi tin chắc sẽ thu được kết quả khả quan. c.Kết luận: Thông qua việc giảg dạy trên lớp tai trường THCS Hồng Thuỷ, tôi thấy việc cho học sinh thực hành theo cặp nhóm tring từng tiết dạy là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết đối với giáo viên dạy môn Anh Văn. nó trở thành một trong những yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngoại ngữ.Vì vậy bản thân tôi rút ra và kinh nghiệm nhỏ như sau. Bài học kinh nghiệm nhỏ: *Đối với giáo viên: Phải luôn luôn gần gủi quan tâm đến đối tượng học sinh để từ đó phát hiện ra năng khiếu học bộ môn của các em. Là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong hoạt động học cho nên tránh hình thức chiếu lệ. Năng động sáng tạo trong việc phân nhóm học sinh thành nhóm cặp dảm bảo trong một nhóm hocj sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung bình, có học sinh khá và giỏi. Cần nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối da thời gian cho một tiết dạy. *Đối với học sinh: Cần tự giác tích cực trong mọi hoạt động, tất cả các học sinh đều dược giao việc và được hoạt động, không giao khoán cho học sinh khá giỏi vì các học sinh được làm nhiều sẽ bộc lộ suy nhgĩ của mình qau rtrao đổi học nhóm hoặc tranhluận trước lớp học. Qua đó học sinh không những tiếp thu được những kiến thức mà cò rèn luyện nâng cao năng lực tư duy. Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp bạn bè. Từ thực tế bản thân đang dạy Anh văn lớp 8, qua học lí thuyết cũng như học hỏi đòng nghiệp dạy Anh văn lớp8, tôi có một số kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học”Tổ chức học sinh học tập thực hành theo cặp nhóm ” như trên. Không thể cứng nhắc thực hiện các bướcdạy theo líthuyết đã học, tôi muốn có một phương pháp dạy học kết hợp những gì đã học với thực tế giảng dạy và trinh độ học tập của học sinh phù hợp với sách mới. Trong bài viết này tôi chắc chăn còn những khiếm khuyết, đó là những vấn đề mà tôi trăn trở nhiều qua thực tế để rút ra những bài học, kinh nghiệm nhằm có những định hướngtốt trong chặng đường tiếp theo của đôi mới phương pháp dạy học môn Anh văn. Củng từ đó tôi muốn cùng đồng nghiệp của mình tháo gở những khó khăn,bổ sung những cái gì còn thiếu để một tiết dạy luyện tập hoàn chỉnh. Toi rất mong những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và các cấp chỉ đạođể bản thân tôi có kinh ngiệm chính xác, khoa học giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên. Hồng Thuỷ, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà.

File đính kèm:

  • docSKKN To chuc hoc sinh theo cap nhom.doc