Định hướng đổi mới “ PPDH môn Toán trong nhà trường các cấp hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các sản phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy”. Nghĩa là phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập chung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Chính việc giảng dạy cũng cần phải đổi mới. Theo định hướng dạy học này, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập còn HS là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành và phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người lao động theo những mục tiêu mới đề ra.
Toán học là môn khoa học khoa học trí tuệ đồng thời là nền tảng cho tất cả các môn học khác. Trong dạy học, học tập nó đòi hỏi ở người thầy, người trò một sự lao động sáng tạo tìm ra những phương pháp để để dạy, để học thật ngắn gọn súc tích dễ hiểu ,dễ nhớ. Nhưng đồng thời cũng phải Lôgic chặt chẽ hệ thống kiến thức. Hiện nay , thực tế kết quả môn học chưa cao, nhiều học sinh bị rỗng kiến thức cơ bản, lý thuyết bộ môn lơ mơ, việc học tập vẫn mang nặng thói quen thụ động. Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên thì là cả một quá trình dài. Là một giáo viên tôi thiết nghĩ, để tìm lý do trả lời trước hết mình tự suy xét lại cách soạn, cách dạy, cách thiết kế bài giảng và vận dụng việc đổi mới PPDH của bản thân đã tốt và phù hợp với đối tượng HS mình hay chưa? Thứ hai là HS mình đã biết thay đổi cách học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, linh hoạt, độc lập, sáng tạo khi học chưa.?
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học - Quy trình Dạy - Học định nghĩa và tính chất môn Toán THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Kim Bôi
Trường Trung học cơ sở trung Bì
( Minh hoạ môn Toán 9- bài 7, tiết 49: “ Tứ giác nội tiếp”)
Giáo viên thực hiện : Lê Thị Hồng
Tổ : Khoa học Tự nhiên
Năm học: 2008 - 2009
Đặt vấn đề
Định hướng đổi mới “ PPDH môn Toán trong nhà trường các cấp hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các sản phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy”. Nghĩa là phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập chung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Chính việc giảng dạy cũng cần phải đổi mới. Theo định hướng dạy học này, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập còn HS là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành và phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người lao động theo những mục tiêu mới đề ra.
Toán học là môn khoa học khoa học trí tuệ đồng thời là nền tảng cho tất cả các môn học khác. Trong dạy học, học tập nó đòi hỏi ở người thầy, người trò một sự lao động sáng tạo tìm ra những phương pháp để để dạy, để học thật ngắn gọn súc tích dễ hiểu ,dễ nhớ. Nhưng đồng thời cũng phải Lôgic chặt chẽ hệ thống kiến thức. Hiện nay , thực tế kết quả môn học chưa cao, nhiều học sinh bị rỗng kiến thức cơ bản, lý thuyết bộ môn lơ mơ, việc học tập vẫn mang nặng thói quen thụ động... Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên thì là cả một quá trình dài. Là một giáo viên tôi thiết nghĩ, để tìm lý do trả lời trước hết mình tự suy xét lại cách soạn, cách dạy, cách thiết kế bài giảng và vận dụng việc đổi mới PPDH của bản thân đã tốt và phù hợp với đối tượng HS mình hay chưa? Thứ hai là HS mình đã biết thay đổi cách học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, linh hoạt, độc lập, sáng tạo khi học chưa...?
Việc dạy tiết: Khái niệm, tính chất mới mỗi giáo viên thiết kế và làm theo một trình tự khác nhau, mặt khác số bài soạn trong tuần của giáo viên nhiều, dàn trải ở các khối lớp khác nhau, các phân môn khác nhau nên việc nghiên cứu thiết kế bài soạn, đầu tư bài giảng còn mang tính hình thức( Tức là đủ theo phân phối chương trình và đúng mẫu giáo án của ngành) chưa có thời gian để sáng tạo. Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tháng hai: “Quy trình Dạy - Học định nghĩa tính chất môn Toán trường THCS”. Tôi mong muốn được học tập bồi dưỡng chuyên môn, được thử nghiệm việc kết hợp nhiều yếu tố đổi mới PPDH trong một tiết lý thuyết, để việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.
phần II: nội dung chuyên đề
A. Lý thuyết
Như vậy, trong quá trình dạy- học theo hướng đổi mới hiện nay và nhất là đối với đặc thù của bộ môn Toán đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về công sức, về thời gian, biết lựa chọn chắt lọc các câu hỏi khoé léo sáng tạo đưa các hình thức thiết kế phù hợp cho từng bài giảng. Biết tổ chức các hoạt động dạy học các tình huống trong dạy học nói chung và trong bộ môn Toán nói riêng một cách hợp lí nhất( như các hoạt động trong dạy - học khái niệm thì soạn như thế nào, trong dạy - học định lí hay quy tắc thì phải tiến hành ra sao). Bên cạnh đó việc lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực đòi hỏi ở giáo viên biết sử dụng ĐD DH , kết hợp với các kĩ thuật trong hoạt động và ứng dụng công nghệ thông tin làm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh để đạt hiệu quả dạy và học cao nhất.
Quy trình Dạy-Học định nghĩa, tính chất:
1/ Các hoạt động dạy - học khái niệm, định nghĩa theo các bước:
Tiếp cận khái niệm: Qua các con đường quy nạp hoặc suy diễn, cho HS hoạt động để dẫn đến hiểu biết về khái niệm. Hoạt động này có thể thực hiện bằng cách đưa ra một số ví dụ hoặc hiện tượng mà học sinh đã biết hoặc có trong thực tiễn...
Hình thành khái niệm: Thông qua hoạt động, HS phát hiện ra các đặc điểm đặc trưng cho khái niệm
Củng cố khái niệm: Bằng các hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm, xem xét một đối tượng cho trước có thuộc một khái niệm nào đó không, đưa ra ví dụ và phản ví dụ; bằng hoạt động ngôn ngữ: phát biểu lại khái niệm, định nghĩa bằng lời lẽ của mình diễn đạt theo những cách khác nhau; phân tích nêu bật những ý quan trọng chứa đựng trong định nghĩa một cách tường minh hay không tường minh; bằng các hoạt động khái quát hoá, đặc biệt hoá, hệ thống hoá: sắp xếp khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã học, nhận biết mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau trong một hệ thống khái niệm
Vận dụng khái niệm: Vận dụng khái niệm để giải bài tập và giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
2/ Các hoạt động dạy - học các định lí, tính chất theo các bước:
Tiếp cận định lí: Qua các con đường có khâu suy đoán hoặc suy diễn, cho HS hoạt động để dẫn đến hiểu biết về định lí .
Hình thành định lí: Thông qua hoạt động, HS phát hiện được các nội dung của định lí và cách chứng minh định lí đó.
Củng cố định lí: Bằng các hoạt động nhận dạng và thể hiện định lí: xem xét một tình huống cho trước có ăn khớp với một định lí vừa học không, đưa ra tình huống phù hợp với định lí; bằng hoạt động ngôn ngữ: phát biểu lại định lí bằng lời lẽ của mình, diễn đạt theo những cách khác nhau; bằng các hoạt động khái quát hoá, đặc biệt hoá, hệ thống hoá: nêu rõ mối liên hệ giữa những định lí, như mối liên hệ chung - riêng, mối liên hệ suy diễn.
Vận dụng định lí: Vận dụng định lí vào các tình huống cụ thể trong hoạt động giải toán hoặc các hoạt động ứng dụng khác.
Trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn phối kết hợp giữa: “Quy trình dạy - học khái niệm, tính chất” với đổi mới PP soạn , ứng dụng CNTT trong một số bài giảng, vận dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” trong tổ chức thảo luận nhóm, tích cực hoá các HĐ của HS. Bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan khi dạy của GV và sự tiến bộ rõ rệt trong hoạt động nhận thức của HS.
B. Thực hành( Minh hoạ môn Toán 9- bài 7, tiết 49: “ Tứ giác nội tiếp”)
C. Đánh giá
1/ ưu điểm của chuyên đề: “Quy trình dạy - học khái niệm, tính chất” trong chuyên đề được thiết kế như trong bài soạn trên giúp GV và HS chủ động được các hoạt động dạy- học, tâm lí học thoải mái hơn. về cơ bản các em có hứng thú học tập, tiếp cận hiểu biết kiến thức mới dễ dàng, mặt khác giờ học lôi cuốn được nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động. HS bước đầu được tiếp cận với CNTT, có cách nhìn nhận khác về vấn đề mới và khắc sâu được kiến thức rất nhanh.
2/ Nhược điểm: Giảng dạy theo quy trình trên GV vất vả hơn rất nhiều. Từ khâu soạn GA,đến việc lựa chọn hình thức thực hiện, thiết kế bài soạn có sự hỗ trợ của CNTT còn gặp nhiều khó khăn do phương tiện chưa phổ biến, Vừa phải tổ chức hoạt động trên lớp một cách khoa học hơn. Bên cạnh đó còn phải chọn lọc đưa ra hệ thống câu hỏi hợp lí sát thực, gợi mở mà không tốn nhiều thời gian...
phần III: Kết luận
Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của GV và HS là một quá trình lâu dài. Không thể trong ngày một, ngày hai mà đông đảo GV từ bỏ được kiểu dạy học truyền thụ kiến thức, HS từ bỏ được cách học theo kiểu tiếp thu thụ động đã quen thuộc từ trước. Mà nó đòi hỏi cả thầy và trò phải làm việc nhiều hơn trong hoạt động dạy và học. Để dạy- học được tốt một tiết học khái niệm, tính chất nói riêng và bộ môn Toán nói chung cần có sự kết hợp linh hoạt của các PPDH theo hướng đổi mới và các phương pháp truyền thống.
Vai trò của người GV là hết sức to lớn, quyết định đến sự thành công của hoạt động nhận thức của học sinh và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và làm chuyên đề nên nội dung chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán tôi rất mong các Đ/c trong BGH, trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến, xây dựng để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn !
Trung Bì, Ngày 12 tháng02 năm 2009
Người thực hiện
Lê Thị Hồng
File đính kèm:
- CDE9.doc