Đổi mới phương pháp một giờ giảng văn văn học nước ngoài lớp 12

Đổi mới dạy học trong nhà trường PT hiện nay đang là một nhu cầu cấp thiết của thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của nước ta nói chung, của ngành giáo dục đào tạo Hoà Bình nói riêng.

Bởi việc học văn học trong nhà trường PT hiện nay liên quan đến bộ mặt tinh thần của thế hệ trẻ Việt nam trong hiện tại và tương lai.

Trong kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương khoá 8, về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ năm 2005 đến năm 2010 đã viết :

" Để đảm bảo chất lượng giáo dục vấn đề cốt lõi nhất là đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục."

Xã hội hiện đại thế kỷ XXI không cho phép chúng ta sử dụng một lối dạy cũ cách đây hàng trăm năm, những chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên được mở ra từ những năm cuối thế kỷ XX cho đến nay đã chứng tỏ điều đó. Trong những chuyên đề đó rất coi trọng đổi mới phương pháp dạy học.

Chúng ta nhận thấy chương trình môn văn học trong nhà trường PT của chúng ta hiện nay có lúc quá tải. Để đi đến một chương trình phù hợp nhất cho người học và người dạy, ta cần xem xét bàn bạc vấn đề một cách nghiêm túc.

Thực tế ta vẫn thấy những tiết văn, nhất là văn học nước ngoài lớp 12 rất dài so với thời gian rất ngắn được quy định trong chương trình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp một giờ giảng văn văn học nước ngoài lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên đề tài: từ 1 tiết học văn học nước ngoài 12. đề xuất về việc đổi mới phương pháp một giờ giảng văn trong nhà trường THPT hiện nay phần I : một số vấn đề chung. * Vì sao chúng tôi chọn đề tài này? Đổi mới dạy học trong nhà trường PT hiện nay đang là một nhu cầu cấp thiết của thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của nước ta nói chung, của ngành giáo dục đào tạo Hoà Bình nói riêng. Bởi việc học văn học trong nhà trường PT hiện nay liên quan đến bộ mặt tinh thần của thế hệ trẻ Việt nam trong hiện tại và tương lai. Trong kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương khoá 8, về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ năm 2005 đến năm 2010 đã viết : " Để đảm bảo chất lượng giáo dục vấn đề cốt lõi nhất là đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục." Xã hội hiện đại thế kỷ XXI không cho phép chúng ta sử dụng một lối dạy cũ cách đây hàng trăm năm, những chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên được mở ra từ những năm cuối thế kỷ XX cho đến nay đã chứng tỏ điều đó. Trong những chuyên đề đó rất coi trọng đổi mới phương pháp dạy học. Chúng ta nhận thấy chương trình môn văn học trong nhà trường PT của chúng ta hiện nay có lúc quá tải. Để đi đến một chương trình phù hợp nhất cho người học và người dạy, ta cần xem xét bàn bạc vấn đề một cách nghiêm túc. Thực tế ta vẫn thấy những tiết văn, nhất là văn học nước ngoài lớp 12 rất dài so với thời gian rất ngắn được quy định trong chương trình. Hơn nữa dạy một bài văn nước ngoài chúng ta đã vấp phải một rào cản ngôn ngữ và tâm hồn dân tộc. Tài liệu không có hoặc qúa thiếu đối với giáo viên và học sinh miền núi cũng là một lý do đáng kể. Cuộc sống giáo viên hiện nay còn bộn bề khó khăn trong khi thời gian cần để đầu tư vào đổi mới phương pháp chuyên môn lại cần nhiều. Về phía học trò, đổi mới phương pháp học một tác phẩm văn học nước ngoài càng khó khăn gấp bội và mới mẻ. Thậm chí có những bài văn học nước ngoài học sinh đọc soạn ở nhà mà vẫn chưa hiểu, học xong rồi mới hiểu đôi chút. Hơn thế thời gian giành cho một môn học của các em trên tổng quỹ thời gian cho hơn 10 môn không nhiều nhặn gì. Chưa kể đến học sinh lớp 12 ôn thi đại học các khối văn hoá không có môn văn thì việc sao nhãng học văn là môt điều tất yếu. Mới lạ và ít thời gian là bước cản để các em đến với sự cảm, hiểu và phân tích văn học nước ngoài. Thực trạng trên không chỉ phổ biến với môn văn. Lý do sau đây có thể xem là một đặc điểm bộ môn. Đó là đối tượng cảm, hiểu văn không đồng đều. Có một số em rất say mê học văn, thậm chí các em ôn thi đại học các khối A, B, ... Có em học sinh tâm sự: Khi soạn một tác phẩm nước ngoài em rất xúc động và thương nhân vật quá mà tầm hiểu biết của tác giả ấy quá lớn. Thế mà nghe giảng xong rồi em vẫn chưa thoả mãn. Điều đó chứng tỏ các em cảm thụ rất tốt và có sự chuẩn bị bài nghiêm túc. Vậy làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu hiểu biết, được bày tỏ của các em? Mặt khác một số học sinh thích học môn văn nhưng sợ rằng nếu mình say văn qúa sẽ trở thành người "hâm". Điều đó khiến các em lo ngại như vậy. Lại còn có một số học sinh có khả năng học giỏi môn văn nhưng từ chối vì môn này thi học sinh giỏi, thi đại học khó đạt được kết quả... Từ thực tế đối tượng phức tạp như vậy, đứng trước một bài văn thật dài thật hay của nước ngoài, bài giảng của thầy làm thế nào để các em không thất vọng về bài học mà thầy cô lại hoàn thành tốt công việc của mình. Chỉ có thể đổi mới cách dạy cách nghĩ, cách học...Một lý do rất riêng tư: bản thân tôi cảm thấy mình thấy đây là một bài toán khó, muốn được học ở các đồng nghiệp nhiều, nên viết đề tài để mọi người góp ý. * Mục đích : Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đứng trước tiết giảng văn số 85 ở lớp 12 về văn học nước ngoài tôi mạnh dạn đặt ra: Phải giúp học sinh tiếp cận tác phẩm như chương trình đã yêu cầu một cách chất lượng và đổi mới. Để từ bài giảng ấy, tiết học ấy các em chủ động học tập nghiên cứu tiếp trên mỗi nẻo đường đời . Giúp học sinh tự khám phá có định hướng và tinh chắc những yêu cầu về nhận thức. Giáo dục từ những cái hay cái đẹp của tác phẩm, có cơ sở mở rộng tầm nhìn ra văn học thế giới những đỉnh cao, những tác phẩm xuất sắc, bổ xung và nâng cao vốn hiểu biết về văn học dân tộc. * Phạm vi và lịch sử vấn đề: - Trong phạm vi bài viết nhỏ này chúng tôi mới chỉ đề cập đến việc đổi mới phương pháp dạy và học ở bài: "Thư gửi mẹ" của Exênin tiết 2, theo phân phối chương trình là tiết thứ 85 của lớp 12 hiện hành. Để từ đó, cùng với những kinh ngiệm bản thân trong những năm qua, bước đầu nghĩ về đổi mới phương pháp ở một giảng văn trong nhà trường THPT hiện nay. - Vấn đề chúng tôi đang tìm hiểu và đề xuất đã có nhiều đông nghiệp trong địa bàn cụm và tỉnh lên giờ dạy tốt bài học này. - Giáo học pháp môn giảng văn về VHNN cũng đã đề cập những phương pháp chung mang tính đặc trưng bộ môn. - Cạnh đó có bài viết của các nhà nghiên cứu văn học và các thầy cô giáo về vấn đề phân tích bình giảng, giảng văn bài " Thư gửi mẹ ". - Tuy nhiên với chúng tôi còn là một vấn đề vô cùng khó khăn và mới mẻ, bỡ ngỡ. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiết 2 bài " Thư gửi mẹ " cuả Exênin tiết số 85 trong chương trình của văn 12 chúng tôi đã làm như thế nào? phần II: Nội dung 1 Chúng tôi rất chú trọng trong khâu chuẩn bị bài ở nhà. * Đặc biệt là của thầy Soạn giáo án trước một thời gian nhát định Lựa chọn phương pháp thích hợp cho giờ giảng, xác định yêu cầu phù hợp với đối tượng mình đang dạy. Đặt ra những tình huống hướng dẫn học sinh khai thác theo yêu cầu bài giảng mà mình đặt ra. Quá trình soạn giáo án, chúng tôi đặt ra câu hỏi và tự trả lời. + Trong tiết học này người học sinh cần hỏi cái gì? + Bằng phương pháp như thế nào để các em tiếp cận được nội dung đó? Vì sao lại là nội dung đó ấy mà không là nội dung khác. + Những tình huống bất ngờ nào sẽ xảy ra. Ví dụ: Nếu vấn gợi mở mà thiếu thời gian thì sao? Nếu gặp câu trả lời thiếu tính tư tưởng thì sao? Như vậy nếu người thầy định ra được những tình huống sẽ có thể xảy ra thì sẽ hoàn toàn chủ động trong bài giảng trên lớp, chủ động hoặc bổ xung kiến thức cho bài giảng. Học sinh thu hoạch được gì sau tiết học này Học sinh sẽ học ở nhà theo phương pháp nào? Nội dung phương pháp gì và những câu hỏi trên dùng đựơc cho tất cả các bài giảng văn cả VHNN và VHVN trong chương trình PT hiện nay theo hướng đổi mới . 2. Chúng tôi định hướng cho học sinh chuẩn bị theo hướng dẫn của thầy. Điều này liên quan chặt chẽ đến việc soạn giáo án trước của thầy. - Điều này làm khi nào? Sau khi kết thúc 1 tiết học trên lớp ( học sinh chuẩn bị chuyển sang học môn khác trong ngày) thầy phải có hướng dẫn cụ thể cho trò ở tiết sau. Hoặc lúc ngoài giờ cùng ngày ấy. - Phần hướng dẫn này quan trọng không kém gì sự chuẩn bị trước giáo án của thầy. Vì nó sẽ quyết định sự thành công của việc đổi mới giờ giảng trên lớp, nếu học sinh chuẩn bị nghiêm túc. Đây cũng là lý do vì sao trong biểu điểm chấm người ta giành cho 2 điểm hướng dẫn về nhà cho học sinh. - Sự hướng dẫn này dựa vào đâu. Dựa vào việc thầy đã xác định mục đích yêu cầu tiết học sắp dạy, thầy định ra nội dung cho học sinh chuẩn bị . Ví dụ: với bài " Thư gửi mẹ" thầy có thể hướng dẫn như sau: - Học sinh đọc về tác giả, tác phẩm, chú thích, những bài đọc thêm và trả lời câu hỏi trong sách giảng văn. - Suy nghĩ các câu sau: 1, Tại sao " thư gửi mẹ" mà không là " Thơ gửi mẹ"? 2, Nội dung bao trùm, cơ bản của bài thơ là gì? nỗi niềm riêng tư của người con thể hiện rõ nét nhất ở những khổ thơ nào? 3, Những hình ảnh thơ, những ý thơ được láy lại trong bài và tác dụng? Liên quan gì đến kết cấu vòng tròn? 4, Vai trò của 9 khổ với bài thơ. 5, Tập bình một hình ảnh mà em yêu thích nhất Những câu hỏi này có thể chia đều cho các tổ học sinh chuẩn bị ( hoặc các bàn học sinh ) chi kĩ, nếu cần thời gian. Có thể có bài không cần đưa thêm câu hỏi nhưng phải có sự định hướng theo cách tổ chức bài dạy của thầy sắp tới. Chúng tôi cho rằng khâu chuẩn bị tích cực của trò có định hướng của thầy là yếu tố quan trọng nhất trong đổi mới dạy và học văn học hiện nay, đặc biệt ở bài dạy VHNN lớp 12. Theo chúng tôi quan trọng đến mức nó quyết định đến khoảng 50% hiệu quả giờ dạy trên lớp theo hướng đổi mới. - Người thầy làm thế nào để thành công ở khâu này + Đọc nhiều tài liệu + Đọc có trọng tâm loại tài liệu cơ bản bao gồm sách giáo khoa h/s, sách giảng văn, tác phẩm, sách của ĐHSP viết về bài ấy, tác phẩm ấy. + Buộc phải đọc kỹ tài liệu loại cơ bản. + Nếu bài từ 2 đến 3 tiết trở lên phải có sự phân chia hợp lý, cụ thể. 3. Khâu thiết kế giáo án hoàn chỉnh. Cho 2 tiết bài " Thư gửi mẹ" của Exênin ( tiết 85) Mục đích yêu cầu: * Giúp học sinh hiểu được và cảm thụ tốt tình mẫu tử cao đẹp. Đặc biệt hiểu sâu sắc tấm lòng người con với người mẹ, ánh sáng diệu kì của người mẹ đã có tác dụng nâng đỡ người con, một bài thơ trữ tình trong một bức thư. + Giúp học sinh nhận biết được cất trữ tình đằm thắm, cách thể hiện tình cảm một cách giản dị, chân thành tha thiết của Exênin. + Hiểu đựơc cách kết cấu vòng tròn của bài thơ làm cho những ý thơ thêm giàu sức thuyết phục. * Giáo dục tình cảm đối với gia đình ( mẹ) với quê hương đất nước. * Phương pháp đặc trưng: Phân tích thơ trữ tình kết hợp các phương pháp : đàm thoại, phát vấn, bình... * Nếu tiết học đựoc tiến hành theo kiểu thảo luận đàm thoại sẽ chia làm 3 tổ đi theo 3 chủ đề lớn ( dành cho cả 2 tiết). 1, Tình cảm con với mẹ 2, Tình cảm mẹ với con 3, Hình ảnh ánh sáng diệu kì và hình thức một bức thư với những nét nghệ thuận đặc sắc.Sau đó có thể sử dụng máy vi tính để tổng kết ND - NT và hướng dẫn học sinh học ở nhà. * Nếu tiết học trên lớp như hiện nay thì tiết 2 sẽ được tiến hành soạn theo hướng sau: Tiết 2 bài : Thư gửi mẹ Exênin ( tiết 85 trong chương trình văn 12 hiện hành) - Phương pháp : phân tích bản dịch nghĩa và dịch thơ để làm nổi bật ý nghĩa giá trị đặc sắc của tác phấm? - Ôn định tổ chức - kiểm tra bài cũ: "Thư gửi mẹ" là một bài thơ trữ tình đầy xúc động. ở tiết trước các em đã tìm hiểu về tình cảm của người con trong "Thơ gửi mẹ" ? - Vào tiết 2: Bài thơ là tình cảm của người con với mẹ, là tình mẹ hiện lên sâu nặng tha thiết. Theo em còn thể hiện những nỗi niềm nào khác của người con? Hãy tìm đọc những chi tiết thể hiện nổi bật ( nỗi niềm tâm sự của người con) 2.Tâm sự của người con - Buồn đau trĩu nặng - Ước mơ mất, mộng đẹp không thành, bao mất mát Hỏi 1: Nỗi niềm bộc bạch của người con chứng tỏ anh đang trong một tâm trạng, một hoàn cảnh sống như thế nào?( u uất, nặng nề, bế tắc) Nhà thơ dùng hình thức nào để khắc sâu và làm nổi bật tâm trạng của người con? + Cụm từ: ước mơ mất...liên tiếp xuất hiện da diết, xót xa bộc lộ nỗi thất vọng, buồn đau chứa chất trong cuộc đời nhân vật trữ tình. Hỏi 2: Vì sao anh lại tha thiết khẩn cầu mẹ đừng gọi con như 8 năm về trước ( câu này giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu). Giáo viên có gợi ý sơ lược, có thể kiểm tra vào tiết sau phần bài cũ). Hỏi 3: Không chấp nhận bế tắc đau khổ tuyệt vọng, sức mạnh nào đã khiến người con làm được như vậy? Đọc khổ 7, khổ 8 + Nguyện cầu ( cầu chúa để mong sự giúp đỡ, sự cứu vớt linh hồn nhưng người con cay đắng nhận ra: anh dù có nguyện cầu suốt đời cũng không tìm đựợc sự thanh thản trong tâm hồn...) Chính vì vậy, trong lời cầu xin mẹ: đừng gọi, đừng,đừng, cũng đừng dạy....lời khẩn cầu với hàng loạt từ phủ định gợi bày niềm tuyệt vọng đến cùng cực của con người. + Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì Hỏi 4: Lại một lần nữa, người con nói đến ánh sáng diệu kì (1+8) Em nói gì về sự thay đổi nghĩa cụm từ này trong 2 lần sử dụng? Khổ 1: ánh sáng diệu kì của hoàng hôn. Khổ 8:ánh sáng diệu kì toả ra từ hình ảnh mẹ ( Đây là một hình ảnh thơ vừa giàu sức gợi, vừa mang tính tạo hình. Từ hình ảnh mẹ tảo ra vầng hào quang mang tính chất thánh thiện soi sáng, sửa ấm, là chỗ dựa mỗi khi đời con đau khổ, đau khổ đến cùng cực, để đời con thêm vững bước. Hình ảnh mẹ được đặt ngang với hình ảnh chúa,chứng tỏ rằng trong con mẹ thật cao cả thiêng liêng. Con hiểu lắm vai trò của mẹ trong suốt cả cuộc đời, con gần gũi thân thiết và quang trọng như thế nào. Với con chỉ mình mẹ là niềm vui, toả sáng kỳ diệu trong con, trong cuộc sống đầy đau khổ bế tắc và đen tối của hiện tại đời con. Niềm vui và ánh sáng diệu kì từ mẹ chính là tình thương yêu sự lo lắng khôn cùng của người mẹ dành cho con. ánh sáng kì diệu từ mẹ gắn liền với kí ức của thơ tươi sáng của con, từ ngôi nhà gỗ thân quen đến mảnh vườn xuân đầy nắng trắng, cây cành nẩy lộc đã gắn bó với con suốt cả cuộc đời. Câu thơ còn ẩn chứa một tâm sự mang dấu ấn tự thuật của cuộc đời Exênin. Thực sự lúc này (1942) ông đang trải qua những ngày phút nặng nề nhất. Exênin tự sát một năm sau khi bài thơ ra đời. ánh sáng diệu kì từ mẹ không những nâng con dậy khi tưởng như con gục ngã mà còn cất đi gánh nặng đang dề trĩu trong con. Lòng con tan nát, chỉ mẹ là chữ lành vết thương ấy. Lòng con đầy giông bão chỉ mẹ là chỗ nương dựa neo đậu của cuộc đời co. Nghĩa là lúc con đau khổ nhất, nặng nề nhất, con có mẹ). Hỏi 5: Qua quá trình phân tích tâm trạng nỗi niềm của người con, em thấy dòng tâm sự của nhân vật chủ yếu vào nội dung nào? Cho từ 1 đến 2 học sinh phát hiện ( nguồn ánh sáng kì diệu từ mẹ đã toả sáng, đã nâng đỡ cả đời con) Điều đó có ý nghĩa gì ? ( Đến đây ta thấy tâm trạng trong nhân vật trữ tình và tâm trạng thi nhân hoà quện, làm căng thêm sợi dây trữ tình của bài thơ, để làm rỏ thêm tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Cuộc đời Exênin dường như từ đầu bài thơ đến đây đựơc tổng kết lại, cuộc đời ấy cũng là một bài thơ trữ tình. Một cung bậc trữ tình mới của bài thơ xuất hiện gợi ca tấm lòng bao dung nhân hậu của người mẹ nông dân Nga, của những người mẹ trên thế gian này, đựoc soi chiếu trong tấm lòng trong nỗi niềm tâm sự của một người con trai. Đó chính là giá trị nhân văn cao cả của bài thơ. ( Nếu có thời gian sẽ hỏi câu sau. Nếu hết thời gian cho phép sẽ cho h/s về nhà suy nghĩ) Hỏi 6: Có người cho rằng điều kì diệu mà nhà thơ muốn gửi gắm trong "Thơ gửi mẹ"dường như đã được thể hiện ở khổ thơ 8 và có thể kết thúc tác phẩm ở đây đựơc. ý kiến của em như thế nào? ( Kết thúc có thể được vì chủ đề ý tưởng đã rõ : Thông qua tấm lòng con, nỗi niềm tâm sự của con với mẹ nhà thơ gợi ca tình mẫu tử cao đẹp thiêng liêng ...)Nhưng thực sự bài thơ vẫn còn khổ 9, vì vậy vai trò của khổ 9 với bài thơ như thế nào? ( Đây là khổ thơ kết lại một bức thư - Lời mong ước cuối cùng của một bản tổng kết cuộc đời con...) Hỏi 7: Khổ thơ nào đã láy lại ý thơ khổ thơ nào trong bài. Đọc khổ thơ ấy lên và so sánh Khổ 2: Khổ 9 - Đều là lời của người con - Hiện lên hình ảnh một người mẹ nghèo luôn lo lắng cho con... - Hiện lên tâm sự người con chân thành tha thiết Khác: - Ghi nhận sự lo âu quá lỗi - Muốn gạt bỏ mọi lo âu trong mẹ - Diễn tả hình ảnh mẹ lo lắng - Cầu mong mẹ đừng lo phiền - Nêu vấn đề - Trả lời giải đáp - Lý do viết thư - Mong ước cuối cùng duy nhất Việc láy lại ý thơ có tác dụng gì? Về nội dung: - Khắc sâu hơn tấm lòng con yêu kính mẹ và mẹ nhân hậu - Quan trọng là khẳng định tình cẩm của người con một cách chân thành tha thiết và đằm thắm, chỉ có sự thanh thản của lòng mẹ chính là hạnh phúc của đời con. Nếu dừng lại ở khổ 8, chỉ dừng lại ở tâm sự của con về nguồn ánh sáng diệu kì của mẹ đã nâng đỡ đời con, đặc biệt lúc đời con đen tối bế tắc. Đến khổ 9 đã nâng tư tưởng này lên một tầm cỡ mới, tấm lòng con đã đựơc tỏ bày, tâm sự con đã được bộc lộ, cuộc đời con từ thủa ấu thơ, những giấc mơ đẹp , những giác mộng không thành, những khát vọng cao cả, tình yêu gắn bó với gia đình, quê hương, làng quê Nga, với ngôi nhà mảnh vườn xưa. Rồi đến một lúc đời con là bi kịch, con luôn có mẹ, mẹ luôn là ánh sáng diệu kỳ nâng đỡ con. - Lời nguyện ước cuối cùng của đời con được thực hiện dành cho mẹ. Cầu mong sự thanh thản của lòng mẹ là hạnh phúc cuối cùng của đời con, hạnh phúc cao nhất, hạnh phúc cuối cùng. Việc láy lại ý thơ khổ 1- 8, 2- 9 tạo lên một kết cấu vòng tròn của bài thơ, làm tăng thêm độ trữ tình đằm thắm của tác phẩm, làm nổi lên tính trọn vẹn của tình cảm đựơc giãi bày, hoàn chỉnh cả về ý nghĩa lẫn nội dung hình thức. - Kết lại bài thơ, kết thúc bức thư là lời cầu chúc tốt đẹp và mong ước hạnh phúc về bên mẹ. ( Với nối kết cấu này ta thấy thấp thoáng có ở bài thơ con đừơng mùa đông của PusKin, có âm hưởng của những bài thơ Nga). Phải chăng hai khổ thơ kết là những giọt thương có sức nặng nhất làm căng hết sợi giây tình cảm yêu thương vô ngần, lòng biết ơn, sự lo lắng khôn cùng của một người con trai hiếu thảo dành cho mẹ. Một tiếng nói trữ tình mẫu tử, một tâm tình đầy xúc động và hết sức trân thành của người con yêu mẹ, đắm đuối với thiên nhiên quê hương Nga. Đã " chạm được đủ những cảm xúc tinh tế nhất của mọi người con trên trái đất "( Lê Lưu Oanh). * Tổng kết: Hỏi 8: Qua sự phân tích của bài thơ , em hãy phân tích chủ đề.Theo em đề làm nổi bật nội dung cơ bản, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? - Một bài thơ trữ tình kiệt tác dưới hình thức một bức thư( tỏ bày trực tiếp những tình cảm về ước vọng ...) - Cảm xúc thơ trân thành đằm thắm thể hiện qua những hình ảnh sinh động. - Kết cấu vòng tròn... Hỏi 9 : ( Cho về nhà) Điều gì làm em thấm thía nhất từ bài thơ, từ tình cảm của người con với mẹ? (Người con trai hiểu mẹ , muốn làm cho mẹ hạnh phúc thanh thản ngay cả lúc mình bế tắc nhất) Hỏi 10: Từ " Thư gửi mẹ " cuả Exênin, em nghĩ gì về mẹ của em? * Đến đây chúng tôi đưa ra phiếu trắc nghiệm 1.Phiếu 1: Những ý nghĩ cơ bản về nội dungvà nghệ thuật, học sinh tự đánh dấu đúng sai. Phiếu này giúp học sinh tự tổng kết. Nếu cần thời gian có thể cho học sinh làm trong giờ ra chơi. 2. Phiếu 2: Thay hình thức kiểm tra miệng.Điều em thấm thía nhất từ tình cảm của người con đối với mẹ trong " Thư gửi mẹ" của Exênin * Kết quả : Phiếu 1: Tổng số phiếu 100, gồm 12 câu hỏi: Loại giỏi: đúng 12/12( 8 em) Loại khá: đúng2/3 số câu( 83 em) Loại trung bình: 1/2 số câu( 9 em) Phiếu 2( bài kiểm tra 15 phút) Không có loại giỏi ( điểm 9, 10) Chỉ có từ trung bình trở lên ( điểm 6- 8). Nghĩa là không em nào nói được vế thứ hai.Vì chính ở vế thứ hai này mới nói lên được tầm vĩ đại của người con trai Nga trong thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, mới là một bài học lớn nhất về giáo dục rút ra mang tính thực tiễn từ tác phẩm, và chúng tôi muốn đề cập đến việc giáo dục thanh niên qua một đôi trường hợp cá biệt có hiện tượng thanh niên đã dễ dàng tự sát trước một bế tắc một khó khăn nhất thời trong cuộc sống hiện tại. * Phần cuối của tiết học từ 3- 5 phút: hướng dẫn học bài Thư gửi mẹ ở nhà và bài học tiếp theo. Phần II: Hệ quả của đề tài: Đề xuất ý kiến về việc đổi mới phương pháp một giờ giảng văn trong nhà trườngTHPT. Trong nhiều năm qua từ thực tế giảng dạy của bản thân và các đồng nghiệp trong khu vực, từ tiết 2 bài "Thư gửi mẹ" cảu Exênin, có tham khảo ý kiến nhóm văn 12 trong trường THPT Nam Lương Sơn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến sau: 1, Để đổi mới phương pháp giảng dạy văn ở một bài văn nước ngoài nói riêng, một bài giảng văn nói chung, yếu tố đầu tiên mang yếu tố quyết định để đảm bảo cho sự thành công ban đầu của giờ giảng đó là công việc chuẩn bị của thầy và trò trước khi lên lớp. Yêu cầu này lại càng cần thiết với một tác phẩm nước ngoài. Chuẩn bị như thế nào ở mục 1,2 của phần nội dung chúng tôi đã trình bày và chứng minh qua sự chuẩn bị dạy tiết 2 của bài :" Thư gửi mẹ" Chuẩn bị tốt cho thầy một tâm thế tốt trước khi giảng, tạo cho cho một sự chủ động trong tiếp thu bài giảng và có hứng thú nghe giảng . 2. học sinh buộc phải có cơ hội tự mình tiếp xúc với tác phẩm trước khi học . Ban đầu có thể chưa cảm hết cái hay cái đẹp của tác phẩm, nhưng ít nhiều sự chuẩn bị ấy gợi cho các em một sự tò mò mà nghe giảng trên lớp. Từ cơ sở đó các em có thể chủ động sáng tạo tự tin khi trao đổi thảo luận theo hướng dẫn gợi mở của giáo viên mà vẫn phát huy đựoc khả năng sáng tạo của cá nhân, mới nảy sinh ra những vấn đề cần tranh luận, mới có vấn đề để kết luận lại vấn đề. Thậm chí chúng tôi cho rằng đọc soạn bài trước ở nhà, tiếp thu yêu cầu hướng dẫn của thầy cô có thể trò chưa hiểu hoặc không hiểu hết. Đó tức là chuẩn bị một tâm thế để hiểu( vd: Enxa ngồi trước gương...) Yếu tố quyết định ở khâu hướng dẫn chuẩn bị bài của học sinhlà vai rò tổ chức và năng lực của thầy. Một thực tế đặt ra là: thời gian đầu ( cho cả thầy và trò) mà bài nào cũng chuẩn bị đựơc như vậy? Nếu có làm kỹ quy trình soạn giảng như trên cũng chỉ nên giành cho bài quan trọng , bài ôn tập có nên chăng? Để trả lới 2 câu hỏi trên chúng tôi thiết nghĩ rằng với những đồng chí có bề dày kiễn thức cũng như sự phong phú về phương pháp thì rất tuyệt vời, sẽ mất rất ít khó khăn đối với họ, ngược lại sẽ rất khó khăn đối với những đồng chí mới tiếp xúc với chương trình hoặc với những giáo viên mới ra trường, nhưng có thể làm dần, hoặc bài nào chắc bài ấy. Thực chất việc chuẩn bị trên của thầy và trò là soạn bài và soạn giáo án có đổi mới ở việc định ra phương pháp, phù hợp với đối tượng, lựa chọn các hướng cho học sinh khai thác, dễ dàng điều chỉnh một cách chủ động với lượng kiến thức phù hợp với thời gian giảng văn ở trên lớp. 3.Không thể đổi mới phương pháp khi thầy và trò chưa chuẩn bị kỹ về kiến thức về phương pháp cũng như chưa nắm chắc đối tượng để giành cho lượng kiến thức phù hợp, nhất là với những bài giảng văn văn học nước ngoài khá dài, kiến thức thật phong phú. Thầy phải chuẩn bị kỹ để linh hoạt chủ động gợi mở hướng dẫn, đón trước đựơc những suy nghĩ của trò mà uốn nắn điều chỉnh, nâng cao. 4.Với hoạt động dạy trên lớp: bên cạnh việc tuân thủ theo phương pháp đặc trưng bộ môn, người thầy chủ động lựa chọn những kiễn thức tinh chắc, mạnh dạn cắt bỏ những kiến thức không trọng tâm hoặc hướng dẫn học sinh về tự học những phần có thể ( có sự kiểm tra của thầy sau đó). - Thầy có cách gợi mở hấp dẫn. VD: Bằng câu hỏi phỏng vấn, bằng đàm thoại, bằng nêu vấn đề, bằng lời bình...nghĩa là thầy có phương pháp gợi mở tạo sức thu hút để học sinh tập trung cao độ và phát huy đựoc trí lực của họ. Theo chúng tôi, yếu tố quyết định sự thành công của giờ giảng trên lớp là phương pháp chọn lựa đựơc những kiế thức cơ bản của thầy trong tiết học ấy giúp các em lĩnh hội đựơc và chủ động tiếp thu. Có thể kết hợp tổng hợp các phương pháp: hỏi, đáp, đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích... - Công cụ đắc lực về phương pháp là những câu hỏi vừa mở vừa đóng, đóng để mở. Vừa mở vừa đónglà những câu hỏi mang tính chất gợi ý vừa sức với đa số học sinh, nhằm vào những kiến thức cơ bản... Đóng để mở là những câu hỏi khó phải qua phân tích trao đổi mới bật ra được. Vừa kích thích tư duy, vừa tạo ra độ sâu của bài giảng và học sinh phát huy được năng lực sáng tạo. VD: 1. Về nghệ thuật, việc láy lại ý thơ ở khổ 1-8, 2-9 nói lên điều gì ( về nội dung, về cách thức thể hiện)? 2. Vai trò của khổ thơ kết (9) với tác phẩm? - Nhân tố quyết định đổi mới phương pháp của hoạt động giảng văn trên lớp là thầy dự kiến trước những tình huống, những khả năng học sinh phát hiện, khám phá để lựa chọn phưong pháp gợi mở hay phát huy trí lực của học sinh một cách thích hợp, tối ưu nhất. Thầy chủ động linh hoạt trong quá trình dẫn dắt uốn nắn dẫn đến gợi mở những vấn đề cần thiết mà mình đã đề ra . Thầy phải đón được ý học sinh để thầy tạo điều kiện cho các em bộc lộ sự hiểu biết của học. * Lời kết : Trên đây là những kiến thức bước đầu của chúng tôi về việc đổi mới phương pháp dạy văn ở tiết học thứ 85 trong chương trình văn học nước ngoài hiện hành. ở phạm vi bài viết này chúng tôi đã nhận đựơc sự trao đổi về nội dung kiến thức cần có trong tiết giảng 85 của nhóm văn 12 Trường THPT Nam Lương Sơn. Chúng tôi cũng xác định: Đây chỉ là bước đầu đổi mới phương pháp dạy văn từ 1 tiết học cụ thể trong chương trình văn 12. Trong quá trình giảng dạy còn có một yếu tố rất quan trọng khiến phải có sự điều chỉnh phương pháp một cách linh hoạt cụ thể, đó là đối tượng học sinh ở từng khoá, từng trường, từng khu vực khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng đổi mới phương pháp dạy học văn là vô cùng cấp thiết nhưng vô cùng khó khăn. Sẽ còn nhiều thiển cận, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Ghi chú : Giáo án bảng ghi tiết 85 ( tiết 2 bài : Thư gửi mẹ) 2. Tâm sự của người con: Nội dung: - Buồn đau trĩu nặng - Ước mơ mất, mộng đẹp không thành bao điều mất mát - chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì. Chỉ có tình yêu cảu mẹ là thiêng liêng bất diệt, lớn lao đủ sức cho đời con nương tựa - Sự thanh thản trong tâm hồn mẹ là hạnh phúc cao nhất, hạnh phúc cuối cùng của đời con. Nghệ thuật: - Tạo dựng hình ảnh, những cảnh để thể hiện tình cảm của tác giả: tha thiết, chân thành. - Đối lập: những hình ảnh quá khứ tươi sáng với cuộc sống hiện tại hãi hùng... - kết cấu vòng tròn - Điệp... Tổng kết: - Nội dung - Nghệ thuật Hệ thống tài liệu sử dụng 1, Sách văn học nước ngoài phần lớp 12 2, Sách giáo viên

File đính kèm:

  • docSKKN 06.doc