Như đã biết dung dịch HNO3 có tính oxi hoá rất mạnh, khi chất khử phản ứng với dung dịch HNO3 thì sản phẩm khử ngoài chất khí còn có thể có sự tạo thành NH4NO3. Trong một số câu hỏi khi học sinh không để ý thường rất dể nhầm lẫn và dẫn đến giải sai bài toán. Ở đây tôi xây dựng một số bài toán giúp học sinh nhìn nhận một cách sâu sắc về tính chất của dung dịch HNO3, đồng thời có kĩ năng giải một số bài toán về axit HNO3.
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6412 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dựa vào tính chất của dung dịch hno3 xây dựng bài toán đánh giá sự tạo thành muối amoni trong dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰA VÀO TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH HNO3 XÂY DỰNG BÀI TOÁN ĐÁNH GIÁ SỰ TẠO THÀNH MUỐI AMONI TRONG DUNG DỊCH
- Như đã biết dung dịch HNO3 có tính oxi hoá rất mạnh, khi chất khử phản ứng với dung dịch HNO3 thì sản phẩm khử ngoài chất khí còn có thể có sự tạo thành NH4NO3. Trong một số câu hỏi khi học sinh không để ý thường rất dể nhầm lẫn và dẫn đến giải sai bài toán. Ở đây tôi xây dựng một số bài toán giúp học sinh nhìn nhận một cách sâu sắc về tính chất của dung dịch HNO3, đồng thời có kĩ năng giải một số bài toán về axit HNO3.
- Một số ví dụ minh hoạ như sau:
Ví dụ 1: Cho 1,68gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 aM thu được dung dịch Y và 0,448lít khí NO duy nhất. Tính a và khối lượng muối tạo thành trong Y?
Bài giải:
- Ở đây cần chú ý rằng khí NO là khí duy nhất chứ không phải là sản phẩm khử duy nhất. Một số học sinh không để ý điều này và cho rằng bài toán khá đơn giản và dễ mắc phải sai lầm như sau:
+ trong dung dịch Y có 0,07mol Mg(NO3)2 Khối lượng muối = 0,07. 148 = 10,36gam và + 4H+ + 3e NO + 2H2O
0,08 0,06 0,02
+ Thực ra chỉ cần đánh giá:
Mg - 2e Mg2+ (1) và + 4H+ + 3e NO + 2H2O (2)
0,07 0,14 0,08 0,06 0,02
Do Mg phản ứng vừa đủ với HNO3 mà quá trình (1) và (2) cho thấy số mol electron nhường lớn hơn số mol electron nhận. Do đó trong dung dịch phải có sinh ra ion .
+ 10H+ + 8e + 3H2O (2)
0,1 0,08 0,01
+ Trong Y có: 0,07mol Mg(NO3)2 và 0,01mol NH4NO3 mmuối = 0,07.148 + 0,01.80 = 11,16g
- Từ bài toán trên đây. Nếu cho khối lượng muối khan và yêu cầu tìm công thức của khí thì ta có được một dạng toán khác cho học sinh rèn luyện.
Ví dụ 2: Hoà tan 1,68gam kim loại Mg vào V lít dung dịch HNO3 0,25M vừa đủ thu được dung dịch X và 0,448lít một chất khí Y duy nhất, nguyên chất. Cô cạn dung dịch X thu được 11,16gam muối khan.(Quá trình cô cạn không làm muối phân huỷ). Tìm công thức phân tử của khí Y và tính V?
Bài giải: Cần đánh giá được trong dung dịch X có tạo thành . Thật vậy, . Nếu Mg tác dụng với HNO3 không sinh ra NH4NO3 thì trong X có: 0,07mol Mg(NO3)2, do đó
mmuối = 0,07.148 = 10,36g < 11,16g trong X còn có NH4NO3 với
. Các quá trình xẩy ra như sau:
Mg - 2e Mg2+ (1) + 10H+ + 8e + 3H2O (2)
0,07 0,14 0,1 0,08 0,01
+ Gọi CTPT của khí Y là NxOy thì
x + (6x – 2y)H+ + (5x – 2y)e NxOy + (3x – y) H2O (3)
0,02(5x -2y) 0,02mol
+ Theo định luật bảo toàn e ta có: 0,14 = 0,08 + 0,02(5x – 2y) 5x – 2y = 3 (*)
+ Khí sinh ra có thể là: NO, NO2, N2, N2O...Thì chỉ có khí NO phù hợp với (*)
Y là NO và V = 0,72lít
- Trên cơ sở đó có thể xây dựng dạng toán hỗn hợp cho học sinh rèn luyện:
Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,1mol CuO và 0,14mol Al trong 500ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672lít khí N2O duy nhất. Tính a và khối lượng muối tạo thành trong Y?
Bài giải: - Hoàn toàn tương tự ta xét các quá trình sau:
CuO + 2H+ Cu2+ + H2O (4)
0,1 0,2
Al - 3e Al3+ (5) 2 + 10H+ + 8e N2O + 5H2O (6)
0,14 0,42 0,3 0,24 0,03
Từ (5, 6) cho thấy có tạo thành NH4NO3 với số mol e nhận của quá trình tạo ra là : 0,42 – 0,24 = 0,18mol + 10H+ + 8e + 3H2O (7)
0,225 0,18 0,0225
; trong dung dịch Y có: 0,1mol Cu(NO3)2, 0,14mol Al(NO3)3và 0,0225mol NH4NO3 mmuối = 0,1.188 + 0,14.213 + 0,0225.80 = 50,42g
Ví dụ 4: Hoà tan 11,78gam hỗn hợp X gồm CuO và Al trong dung dịch HCl dư thu được 0,42gam khí H2.
1. Tính số mol các chất trong X?
2. Cũng hỗn hợp X ở trên khi hoà tan vừa đủ trong V lít dung dịch HNO3 0,5M thu được dung dịch Y chứa 50,42gam muối và 0,672lít một chất khí Z nguyên chất duy nhất. Tìm CTPT của Z và tính V?
Bài giải:
1. Dễ dàng tính được:
2. Nếu hỗn hợp X tác dụng với HNO3 không sinh ra NH4NO3 thì trong Y có: 0,1mol Cu(NO3)2 và 0,14mol Al(NO3)3 do đómmuối = 0,1.188 + 0,14.213 = 48,62g < 50,42g trong Y còn có NH4NO3
- Ta có các quá trình xẩy ra:
CuO + 2H+ Cu2+ + H2O (7)
0,1 0,2
Al - 3e Al3+ (8)
0,14 0,42
+ 10H+ + 8e + 3H2O (9)
0,225 0,18 0,0225
+ Gọi CTPT của khí Z là NxOy thì
x + (6x – 2y)H+ + (5x – 2y)e NxOy + (3x – y) H2O (3)
0,03(5x -2y) 0,03mol
+ Theo định luật bảo toàn e ta có: 0,42 = 0,18 + 0,03(5x – 2y) 5x – 2y = 8 (**)
+ Khí sinh ra có thể là: NO, NO2, N2, N2O...Thì chỉ có khí N2O phù hợp với (**)
Z là N2O và V = 1,45lít.
- Dựa trên cơ sở đó, có thể biên tập các dạng khác để giúp học sinh có kinh nghiệm nhìn nhận khi giải toán về HNO3 và ngày càng làm cho các dạng bài toán về hoá học thêm phong phú và đa dạng!
Cho 11,6 gam hỗn hợp Mg, Fe có tỉ lệ mol tương ứng là 3:7 phản ứng với V lít dung dịch HNO3 0,5M thu được dung dịch B và 1,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O, NO có tỉ khối đối với H2 bằng 17,333 và còn lại 1,4 gam kim loại. Xác định giá trị V.
Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:
P X1 X2 X3 X4 X5 X6 X4 X7 X8 X9 X10 P
Trong đó X1...X10 là các hợp chất của phôtpho.
BÀI TẬP CHƯƠNG II: NITƠ - PHOT PHO VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
A: Bài tập trắc nghiệm:
Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị chưa rõ bằng dung dịch HNO3 được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Kim loại đã cho là :
A. Cr B. Fe C. Al D. Mg
Hòa tan 1,68 gam kim loại M trong HNO3 loãng, dư thì thu được 0,02 mol NO ; 0,01 mol N2O. Kim loại M là . A. Al B. Fe C. Mg D. Zn
Cho a gam oxit sắt từ vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,02 mol NO và 0,01 mol N2O. a là :A. 27,45 gam B. 32,48 gam C. 35,7 gam D. 36,3 gam
Những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội nhưng tác dụng với dung dịch axít HCl :
A. Cu , Zn B. Al , Fe C. Al , Zn D. Fe , Zn
Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là
A. 8,32. B. 3,90. C. 4,16. D. 6,40.
Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được V lít hổn hợp khí X ( đktc ) gồm NO2 và NO . Biết tỷ khối của X so với H2 là 19 . Vậy V lít bằng :
A. 4,48lít B. 2,24lít C. 3,36lít D. 6,72lít
Hoà tan 8,32g Cu vào 3 lít dung dịch HNO3 (vừa đủ) được 4,928 lít hỗn hợp NO, NO2 (đktc). Tính khối lượng 1 lít hỗn hợp NO, NO2 ở đktc và CM dung dịch HNO3
A. 1,99g; 0,16M B. 1,74g; 0,18M C. 2,14,; 0,15M D. 2,12g; 0,14M
Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là
A. 25,6 g. B. 16,0 g. C. 19,2 g. D. 12,8 g.
Cho m (g) Cu tác dụng hết với dd HNO3 thu được 1,12 lít ( đktc) hh khí NO và NO2 có tỷ khối so với H2 là 16,6. Giá trị của m là:
A. 3,9g B. 4,16g C. 2,38g D. 2. 08g
Hoà tan hoàn toàn 45,9g kim loại R bằng dung dịch HNO3loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và 0,9mol NO. Hỏi R là kim loại nào: A. Na B. Zn C. Mg D. Al
Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là A. 6,72. B. 2,24. C. 8,96. D. 11,20.
Hoà tan hoàn toàn 5,94g kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng thu được 2,688lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5. Kim loại R là: A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Cho a gam Al phản ứng hết với axít HNO3 thu được 8,96lít ( đktc ) hổn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi so với hydro bằng 16,75. Vậy khối lượng a gam là :
A. 17,5 B. 13,5 C. 15,3 D. Có kết quả khác
Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dung dịch axít HNO3 thu được hổn hợp A gồm NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 19. Thể tích mỗi khí trong hổn hợp A ( đktc ) là :
A. Cùng 5,72lít B. Cùng 6,72 lít C. 3,36lít và 6,72lít D. 7 lít và 4 lít
Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm NH4NO3). Giá trị của m là:
A. 1,35 g. B. 0,81 g. C. 1,92 g. D. 1,08 g.
Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 44,8 lit hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:2. Giá trị m là?
A. 75,6 g B. Kết quả khác C. 140,4 g D. 155,8 g
Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.
B: Bài tập tự luận
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc).
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
2. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu 2: Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và co người trong việc chuyển nitơ từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối :
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa trên.
Câu 3: Lập các phương trình hóa học sau đây :
1. Fe + HNO3 (đặc) NO2 + ? + ?
2. Fe + HNO3 (loãng) NO + ? + ?
3. FeO + HNO3 (loãng) NO + ? + ?
4. Fe2O3 + HNO3 (loãng) ? + ?
5. FeS + H+ + NO N2O + ? + ? + ?
Câu 4: Có các chất sau đây : NO2, NaNO3, HNO3, Cu(NO3)2, KNO2, KNO3. Hãy lập một dãy chuyển hóa biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện phản ứng, nếu có.
Câu 5: Viết các phương trình hóa học để thực hiện các sơ đồ chuyển hóa sau :
Câu 6: Viết các phương trình hóa học thể hiện chuyển hóa muối natri nitrat thành muối kali nitrat, biết có đầy đủ hóa chất để sử dụng cho quá trình chuyển hóa đó.
Câu 7: Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Câu 8: Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau :
Câu 9: Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau : H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 10: Cho các chất sau : 3Ca3(PO4)2.CaF2, H3PO4, NH4H2PO4, NaH2PO4, K3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy chuyển hóa biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa trên.
Câu 11: Rót dung dịch chứa 11,76 g H3PO4 vào dung dịch chứa 16,80 g KOH. Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khối lượng muối khan thu được.
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 6gam kim loại Ca vào 500ml dung dịch HNO3 aM, vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,4928lít khí N2 duy nhất. Tính a và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 4,8gam kim loại Mg vào 400ml dung dịch HNO3 aM, vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896lít khí N2O duy nhất. Tính a và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 7,8gam kim loại Zn vào 800ml dung dịch HNO3 aM, vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,792lít khí màu nâu duy nhất . Tính a và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 2,97gam bột Al vào 400ml dung dịch HNO3 aM, vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672lít khí không màu duy nhất hoá nâu trong không khí. Tính a và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 5: Hoà tan 6gam Ca vào Vlít dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 25,4gam muối và 0,4928lít một chất khí X duy nhất. Tìm CTPT của X và tính V?
Bài 6: Hoà tan 4,8gam Mg vào mgam dung dịch HNO3 10% vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 30,4gam muối và 0,896lít một chất khí X nguyên chất, duy nhất. Tìm CTPT của X và tính m?
Bài 7: Hoà tan 7,8gam Zn vào mgam dung dịch HNO3 15% vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 24,28gam muối và 1,792lít một chất khí X nguyên chất, duy nhất. Tìm CTPT của X và tính m?
Bài 8: Hoà tan 2,97gam bột Al vào Vlít dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 25,83gam muối và 0,672lít một chất khí X duy nhất. Tìm CTPT của X và tính V?
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,15mol Ca và 0,02mol ZnO trong 500ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,4928lít N2 duy nhất. Tính a và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 10: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2mol Mg và 0,03mol MgO trong Vlít dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896lít N2O duy nhất. Tính V và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 11: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,12mol Zn và 0,04mol Al2O3 trong mgam dung dịch HNO3 20% vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,792lít NO2 duy nhất. Tính m và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 12: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11mol Al và 0,05mol ZnO trong 500ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672lít NO duy nhất. Tính a và khối lượng muối thu được trong Y?
Bài 13: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,15mol Ca và 0,02mol ZnO bằng mgam dung dịch HNO3 10% vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,4928lít một chất khí Z nguyên chất duy nhất. Cô cạn dung dịch Y thu được 29,18gam muối khan. Xác định CTPT của Z và tính m?(Quá trình cô cạn không làm muối phân huỷ)
Bài 14: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2mol Mg và 0,03mol MgO bằng mgam dung dịch HNO3 15% vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896lít một chất khí Z nguyên chất duy nhất. Cô cạn dung dịch Y thu được 34,84gam muối khan. Xác định CTPT của Z và tính m?(Quá trình cô cạn không làm muối phân huỷ)
Bài 15: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,12mol Zn và 0,04mol Al2O3 bằng Vlít dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,792lít một chất khí Z nguyên chất duy nhất. Cô cạn dung dịch Y thu được 41,32gam muối khan. Xác định CTPT của Z và tính V?(Quá trình cô cạn không làm muối phân huỷ)
Bài 16: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11mol Al và 0,05mol ZnO bằng Vlít dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672lít một chất khí Z nguyên chất duy nhất. Cô cạn dung dịch Y thu được 35,28gam muối khan. Xác định CTPT của Z và tính V?(Quá trình cô cạn không làm muối phân huỷ)
Bài 17: Hoà tan 7,5gam hỗn hợp X gồm Al, Mg có tỉ lệ mol 1:2 trong Vlít dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được dung dịch Y và 7,616 lít hổn hợp khí Z gồm NO, NO2 nặng 14,04 gam.
a. Tính khối lượng các chất trong X? b. Tính % số mol các khí trong Z?
c. Tính V? d. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 18: Hoà tan hoàn toàn 26,255gam hổn hợp X gồm Zn, Mg có tỉ lệ mol 1:1 trong mgam dung dịch HNO3 20% vừa đủ thu được dung dịch Y và 4,48 lít hổn hợp khí Z gồm NO, N2O có tỉ khối so với H2 là 18,5.
a. Tính khối lượng các chất trong X? b. Tính % số mol các khí trong Z?
c. Tính m? d. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan?
Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị chưa rõ bằng dung dịch HNO3 được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Kim loại đã cho là :
A. Cr B. Fe C. Al D. Mg
Hòa tan 1,68 gam kim loại M trong HNO3 loãng, dư thì thu được 0,02 mol NO ; 0,01 mol N2O. Kim loại M là
A. Al B. Fe C. Mg D. Zn
Cho a gam oxit sắt từ vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,02 mol NO và 0,01 mol N2O. a là :
A. 27,45 gam B. 32,48 gam C. 35,7 gam D. 36,3 gam
Những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội nhưng tác dụng với dung dịch axít HCl :
A. Cu , Zn B. Al , Fe C. Al , Zn D. Fe , Zn
Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là
A. 8,32. B. 3,90. C. 4,16. D. 6,40.
Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được V lít hổn hợp khí X ( đktc ) gồm NO2 và NO . Biết tỷ khối của X so với H2 là 19 . Vậy V lít bằng :
A. 4,48lít B. 2,24lít C. 3,36lít D. 6,72lít
Hoà tan 8,32g Cu vào 3 lít dung dịch HNO3 (vừa đủ) được 4,928 lít hỗn hợp NO, NO2 (đktc). Tính khối lượng 1 lít hỗn hợp NO, NO2 ở đktc và CM dung dịch HNO3
A. 1,99g; 0,16M B. 1,74g; 0,18M C. 2,14,; 0,15M D. 2,12g; 0,14M
Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là
A. 25,6 g. B. 16,0 g. C. 19,2 g. D. 12,8 g.
Cho m (g) Cu tác dụng hết với dd HNO3 thu được 1,12 lít ( đktc) hh khí NO và NO2 có tỷ khối so với H2 là 16,6. Giá trị của m là:
A. 3,9g B. 4,16g C. 2,38g D. 2. 08g
Hoà tan hoàn toàn 45,9g kim loại R bằng dung dịch HNO3loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và 0,9mol NO. Hỏi R là kim loại nào:
A. Na B. Zn C. Mg D. Al
Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là A. 6,72. B. 2,24. C. 8,96. D. 11,20.
Hoà tan hoàn toàn 5,94g kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng thu được 2,688lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5. Kim loại R là: A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Cho a gam Al phản ứng hết với axít HNO3 thu được 8,96lít ( đktc ) hổn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi so với hydro bằng 16,75. Vậy khối lượng a gam là :
A. 17,5 B. 13,5 C. 15,3 D. Có kết quả khác
Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dung dịch axít HNO3 thu được hổn hợp A gồm NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 19. Thể tích mỗi khí trong hổn hợp A ( đktc ) là :
A. Cùng 5,72lít B. Cùng 6,72 lít C. 3,36lít và 6,72lít D. 7 lít và 4 lít
Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm NH4NO3). Giá trị của m là:
A. 1,35 g. B. 0,81 g. C. 1,92 g. D. 1,08 g.
Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 44,8 lit hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:2. Giá trị m là?
A. 75,6 g B. Kết quả khác C. 140,4 g D. 155,8 g
Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.
Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại X, Y có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và H2SO4 thu được 3,36 lít H2(ở đktc).
+ Phần 2: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được V lít NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít.
Phản ứng trung hoà đưa anh đến với em
Ta bên nhau thành chất bền kết tủa
Trong dung môi ta không đành tan nữa
Nhiệt độ nào nung chảy được tình ta.
Bao phong ba giữa muôn ngàn trạng thái
Liên kết bền ta sẻ chẳng rời nhau
Dẩu đốt nóng ta không thành hơi nữa
Áp suất nào ta cũng chẳng thăng hoa
Tình yêu em anh liên kết xicma()
Để xúc tác không làm ta biến đổi
Nhưng axit đã làm anh bối rối
Đành xa em vì ái lực điện từ
..............................Hết..............................
Địa chỉ: Phan Kim Ngân
Giáo viên hoá: Trường trung học phổ thông Đức Thọ
Xã Đức Lạng-Huyện Đức Thọ-Tĩnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0982 127 201
File đính kèm:
- Bai_tap_axit_HNO3_hay da xoa duoc mat khau.doc