Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 7: Hiđrocacbon thơm nguồn Hiđrocabon thiên nhiên hệ thống hóa về Hiđrocacbon

I. Mục TIÊU BÀI HỌC:

HS biết:

 - Đặc điểm cấu tạo của benzen, viết CTCT và gọi tên một số hiđrocacbon thơm đơn giản.

 - Tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.

 - Tính chất hoá học của stiren và naphtalen.

 HS hiểu:

 - Cấu tạo đặc biệt của vòng benzen: cấu trúc phẳng và phân tử có hình lục giác đều, có hệ

 liên kết liên hợp là nguyên nhân dẫn đến benzen thể hiện tính chất của hiđrocacbon

 no và không no.

 HS vận dụng:

 - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.

 - Phân biệt benzen, đồng đẳng của benzen với các hidrocacbon khác.

II. Chuẩn bị:

 - Dụng cụ: đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, cặp ống nghiệm.

 - Hoá chất: Benzen, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, nước lạnh, dung dịch Br2 trong CCl4.

 - Mô hình phân tử benzen.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 7: Hiđrocacbon thơm nguồn Hiđrocabon thiên nhiên hệ thống hóa về Hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28/2/2011 Chương 7. HIĐROCACBON THƠM NGUỒN HIĐROCABON THIÊN NHIÊN HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Tiết 50, 51 Bài 35. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS biết: - Đặc điểm cấu tạo của benzen, viết CTCT và gọi tên một số hiđrocacbon thơm đơn giản. - Tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng. - Tính chất hoá học của stiren và naphtalen. HS hiểu: - Cấu tạo đặc biệt của vòng benzen: cấu trúc phẳng và phân tử có hình lục giác đều, có hệ liên kết liên hợp là nguyên nhân dẫn đến benzen thể hiện tính chất của hiđrocacbon no và không no. HS vận dụng: - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng. - Phân biệt benzen, đồng đẳng của benzen với các hidrocacbon khác. II. CHUẨN BỊ: - Dụng cụ: đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, cặp ống nghiệm. - Hoá chất: Benzen, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, nước lạnh, dung dịch Br2 trong CCl4. - Mô hình phân tử benzen. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, phát vấn. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. 2. Học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV cho HS nghiên cứu phần mở đầu và rút ra các nhận xét: GV hỏi: - Hiđrocacbon thơm là gì? HS nghiên cứu phần mở đầu rút ra các nhận xét: Hiđrocacbon thơm là những hiđrocacbon trong phân tử chứa một hay nhiều vòng benzen. - Hiđrocacbon thơm được chia thành mấy loại? Hiđrocacbon thơm được chia thành hai loại: Loại có một vòng benzen, loại có nhiều vòng benzen và có nhiều ứng dụng trong CN hoá chất. Hoạt động 2: GV nêu yêu cầu: benzen có CTPT C6H6 là chất đứng đầu dãy đồng đẳng, hãy viết CTPT chung của dãy đồng đẳng của benzen. HS: C6H6, C7H8, C8H10CnH2n-6 CTPT chung: CnH2n-6 (n 6) GV yêu cầu HS tìm hiểu CTCT thu gọn của một số đồng phân của benzen ở bảng 7.1 ® rút ra nhận xét về các loại đồng phân của dãy đồng đẳng này. HS: - C6H6 và C7H8 chỉ có một đồng phân thơm. - Từ C8H10 có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl. GV giới thiệu cách đọc tên và gọi hs đọc tên một số đồng phân đơn giản. GV hướng dẫn hai cách đọc tên của ankyl benzen: nhóm C6H5CH2- là nhóm benzyl, nhóm C6H5 – gọi là nhóm phenyl. Hoạt động 3: HS quan sát sơ đồ và mô hình phân tử benzen và rút ra nhận xét: GV hướng dẫn HS có thể sử dụng CTCT nào và lợi ích của mỗi loại. Hoạt động 4: GV gọi HS đọc SGK và rút ra tính chất vật lý. Hoạt động 5: GV: Yêu cầu HS cho biết tính chất hĩa học của benzen và đồng đẳng của nĩ HS: - Tính chất của mạch nhánh ankyl - Tính chất của vịng benzen GV: Hướng dẫn HS viết pthh và yêu cầu các em đọc tên sản phẩm HS: Lên bảng viết phương trình và đọc tên sản phẩm GV: Đính chính lại nếu cĩ sai xĩt GV: Làm sáng tỏ quy luật thế ở vịng benzen thơng qua các TD HS: Ghi chú Hoạt động 6: GV: Benzen không có pứ cộng ở nhiệt độ thường và không có xúc tác. - Khi đun nóng, xt: Ni pứ với H2. - Khí chiếu sáng, pứ với Cl2. GV hướng dẫn HS viết pthh Hoạt động7: GV làm thí nghiệm cho benzen và toluen vào dd KMnO4 ở nhiệt độ thường và đun nóng. HS quan sát nhận xét và viết pthh. GV làm thí nghiệm đốt cháy benzen, hs quan sát, nhận xét hiện tượng. HS: Benzen cháy trong không khí thường tạo ra nhiều muội than. Viết ptpư cháy. Hoạt động 8: GV: Hãy viết CTCT ứng với CTPT C8H8 (có vòng benzen). HS viết CTCT. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của benzen và đồng đẳng của nĩ GV: Hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử của stiren? ® Dự đoán tính chất hóa học của stiren? HS: có vòng benzen và 1 liên kết đôi ngoài vòng benzen. Vậy stiren vừa có tính chất hóa học giống anken vừa có tính chất hóa học giống benzen. GV yêu cầu HS nêu những TCHH giống anken và viết pthh. HS nêu TCHH giống với anken và viết ptpư. (pư cộng HX theo qui tắc Mac-cop-nhi-cop) Hoạt động 9: GV giới thiệu CTCT của naphtalen. HS viết CTPT và biết tính chất vật lí của naphtalen. GV: Dựa vào cấu tạo phân tử của naphtalen, em hãy nhận xét về tính chất hóa học của naphtalen. HS: Naphtalen có tính chất hóa học tương tự benzen, tham gia pứ thế, cộng và không làm mất màu dd KMnO4. GV yêu cầu hs viết các pthh của naphtalen. HS viết pthh. Hoạt động 10: GV yêu cầu hs SGK rút ra nhận xét về ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm. HS nghiên cứu và rút ra nhận xét. Hoạt động 11: Củng cố – dặn dò GV: Sử dụng bài tập 2, 3 SGK trang 159 HS: Về nhà làm bài tập SGK trang 159 và chuẩn bị trước bài “LUYỆN TÂP”. - Hiđrocacbon thơm là những hiđrocacbon trong phân tử chứa một hay nhiều vòng benzen. - Hiđrocacbon thơm được chia thành hai loại: Loại có một vòng benzen, loại có nhiều vòng benzen và có nhiều ứng dụng trong CN hoá chất. A. BENZEN VÀ ĐỒNG: I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP, CẤU TẠO: 1. Dãy đồng đẳng của benzen: Benzen (C6H6) và các hiđrocacbon thơm khác có CTPT là C7H8, C8H10,.. lập thành dãy đồng đẳng của benzen có CTPT chung là CnH2n-6 (n ³ 6) 2. Đồng phân và danh pháp: - C6H6 và C7H8 chỉ có một đồng phân thơm. - Từ C8H10 có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl trên vòng benzen. - Tên hệ thống: nhóm ankyl + benzen (đánh số làm sau cho tổng số chỉ vị trí nhỏ nhất) 1,2-đimetylbenzen 0 – đimetylbenzen (0 –xilen) Ngoài ra vị trí nhóm ankyl ở 2, 3, 4 còn gọi theo chử cái: o, m, p (ortho, meta, para). etylbenzen 1,4 đimetyl benzen 1,3 –đimetylbenzen p- đimetylbenzen m – đimetylbenzen (p- xilen) (m –xilen ) 3. Cấu tạo: - Phân tử benzen có cấu trúc phẳng và có hình lục giác đều. - Các nguyên tử C nằm trong một mặt phẳng các góc hóa trị đều bằng 1200. - Biểu diễn cấu tạo của benzen: hoặc II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Các hiđrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc rắn. Có ts, tnc tăng theo chiều tăng của phân tử khối. - Là những chất không màu, hầu như không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Phản ứng thế: a. Thế nguyên tử H của vòng benzen: - Phản ứng với halogen: Với benzen: brombenzen (41%) + Br2 + HBr­ 2-bromtoluen (o-bromtoluen) Với đồng đẳng: + HBr + Br2 4-bromtoluen (p-bromtoluen) (59%) - Phản ứng với axit nitric: Với benzen: + HNO3 (đặc) (đđ) + H2O nitrobenzen (58%) Với đồng đẳng: 2-nitrotoluen (o-nitrotoluen) H2SO4 đđ - H2O + HNO3 4-nitrotoluen (p-nitrotoluen) (42%) Quy tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia pư thế nguyên tử H của vòng benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl. b. Thế nguyên tử H của mạch nhánh: + HBr + Br2 benzyl bromua 2. Phản ứng cộng: a. Cộng Hiđro: + 3H2 xiclohexan b. Cộng clo: + 3Cl2 hexacloran 3. Phản ứng oxi hóa: a. Oxi hoá không hoàn toàn: - Benzen không tác dụng với KMnO4. - Các ankylbenzen khi đun nóng với dung dịch KMnO4 thì nhóm ankyl bị oxihóa. + KMnO4 Kalibenzoat + 2MnO2 + KOH + H2O b. Oxi hoá hoàn toàn: C6H6 + O2 ® 6CO2 + 3H2O DH= -3273 kJ CnH2n – 6 + O2 ® nCO2 + (n – 3) H2O B.MỘT VÀI HIĐROCACBON THƠM KHÁC: I. STIREN: 1. Cấu tạo và tính chất vật lí: - CTCT: Còn gọi là vinylbenzen (C8H8) - Là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung mơi hữu cơ. 2. Tính chất hóa học: a. Phản ứng cộng dd brom: C6H5–CH=CH2 + Br2 ® C6H5–CH–CH2 | | Br Br b. Phản ứng với H2 etylbenzen c. Phản ứng trùng hợp: nCH=CH2 [–CH–CH2–]n | | C6H5 C6H5 Polistiren II. NAPHTALEN: 1. Cấu tạo và tính chất vật lý: - CTPT: C10H8 - CTCT: - Là chất rắn, tan trong benzen, ete, và có tính thăng hoa. 2. Tính chất hóa học: Tương tự benzen. a. Phản ứng thế: Naphtalen tham gia các phản ứng thế dễ hơn so với ben zen, sản phẩm thế vào vị trí 1 (a) là sản phẩm chính. + Br2 + HBr 1-bromnaphtalen + HNO3 + H2O b. Phản ứng cộng hiđro (hiđrohóa) tetralin đecalin Naphtalen không làm mất màu dd KMnO4 ở điều kiện thường. C. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM: (SGK) V. RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn :28/2/2011 Tiết 52 Bài 36. LUYỆN TẬP HIĐROCACBON THƠM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Củng cố TCHH cơ bản của hiđrocacbon thơm. - So sánh tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm với ankan và anken. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết pthh minh họa TCHH của hiđrocacbon thơm. - Kĩ năng giải toán về hiđroacbon thơm. II. CHUẨN BỊ: GV: - Hệ thống câu hỏi gợi ý. - Hệ thống bài tập bám sát nội dung luyện tập HS: Ôn lại kiến thức trong chương. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại – nêu và giải quyết vấn đề IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: BT 1, 2, 3 trang 159 SGK. 3. Học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Hoạt động 1: GV: Hãy viết CTCT và gọi tên các hiđrocacbon thơm có CTPT C8H10, C8H8. C8H10 : HS viết CTCT và gọi tên. etyl benzen (o-đimetyl benzen) 1,2-đimetyl benzen 1,4-đimetyl benzen (m-đimetyl benzen) 1,3-đimetyl benzen (p-đimetyl benzen) C8H8 : vinylbenzen (stiren) Hoạt động 2: GV yêu cầu HS viết pthh: - Toluen với Br2 (bột Fe), HNO3 (H2SO4 đặc) - Benzen với H2 (xt Ni) - Etylbenzen với Cl2 (as), với dd KMnO4 (t0) - Stiren với dd Br2 GV: Dựa vào các pứ hãy rút ra TCHH chung của hiđrocacbon thơm. II. BÀI TẬP: Hoạt động 3: Bài 2: GV yêu cầu HS viết CTCT các chất ® dựa vào CTCT để xác định thuốc thử dùng để nhận biết. HS: Dựa vào CTCT để xác định thuốc thử dùng để nhận biết. Bài 3: GV yêu cầu HS lập sơ đồ pứ điều chế các chất rồi viết pthh của các pư. HS lập sơ đồ và viết ptpư Bài 4. GV yêu cầu HS giải theo trình tự sau: - Viết pthh ở dạng CTPT. - Tìm mối liên quan giữa chất đã biết và chất cần tìm. a. Khối lượng TNT là: 56,75(kg) b. Khối lượng HNO3 pứ là 47,25 (kg) HS: lên bảng trình bày bài giải. Bài 5: Dựa vào CTTQ của aren để giải. a.Tìm CTPT X : Ankylbenzen: CnH2n – 6 Lập tỉ lệ ® n = 7 ® CTPT b. Viết CTCT của X. Bài 6: dựa vào %H và pứ với dd brom ® CT của X ® chọn đáp án phù hợp. HS: Lên bảng trình bày. Đáp án: D Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài “NGUỒN HIĐROCACBON” 1. Cách gọi tên các đồng đẳng của benzen: a) Vịng benzen liên kết với một nhĩm ankyl Tên nhĩm ankyl + benzen b) Vịng benzen liên kết với nhiều nhĩm ankyl Số chỉ vị trí ankyl-tên ankyl + benzen Lưu ý: Đánh số sao cho tổng số chỉ vị trí trong tên gọi là nhỏ nhất. Vị trí: 1,2 hay 1,6: ortho- (o-) Vị trí: 1,3 hay 1,5: meta- (m-) Vị trí: 1,4: para- (p-) Hay 2. Tính chất hĩa học chung của hidrocacbon thơm: HS viết các ptpứ và rút ra TCHH chung của hiđrocacbon thơm. - pứ thế nguyên tử H của vòng benzen (thế halogen, thế nitro). - pứ thế nguyên tử H của nhóm ankyl liên kết với vòng benzen. - pứ cộng Br2, HBr, H2O vào liên kết đôi ở nhánh của vòng benzen. - pứ cộng H2 vào vòng benzentạo thành xiclohexan hoaặc ankylxiclohexan. - pứ oxi hóa nhánh ankyl bằng KMnO4 đun nóng. Bài 2: - Dùng dd AgNO3 trong NH3 để nhận biết hex-1-in - Dùng dd KMnO4 để nhận biết được stiren ở điều kiện thường và nhận biết được toluen khi đun nĩng - Cịn lại là benzen khơng cĩ hiện tượng gì. Bài 3: Lập sơ đồ và viết ptpư CH4 C2H2 C2H4 C2H2 C6H6 C6H5Cl C6H6 C6H5NO2 Bài 4. + 3H2O + H2SO4đ + 3HNO3 đ 0.25kmol 0.75kmol 0.25kmol Khối lượng TNT: 0,25 . 227 = 56,75 kg Khối lượng HNO3: 0,75 . 63 = 47,25 kg Bài 5: a) Đặt CTPT của ankylbenzen là: CnH2n-6 n = 7 CTPTX: C7H8 CTCTX: Toluen Bài 6: %H = 7,7% %C = 92,3% Gọi CTTQ của X là: CxHy X là chất lỏng và tác dụng được với Brom nên CTPT X phù hợp là C8H8 Đáp án: D V. RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn 1/3/2011 Tiết 53 Bài 37. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiền thức: HS biết: - Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên, thành phần, cách khai thác và các phương pháp chế biến chúng. - Các ứng dụng quan trọng của hidrocacbon trong cơng nghiệp và đời sống. HS hiểu: - Vì sao dầu mỏ cĩ mùi khĩ chịu? - Tại sao dầu mỏ khơng cĩ nhiệt độ sơi nhất định? - Tại sao khí thiên nhiên và khí mỏ dầu được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện? 2. Về kĩ năng: - Biết phân biệt thành phần khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, khí lị cốc - Giải thích ý nghĩa quá trình chế biến hĩa học các sản phẩm chưng cất phân đoạn dầu mỏ (cracking và rifominh) II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh, ảnh, tư liệu về các giếng dầu, mỏ than và các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ. HS: Tìm hiểu các thơng tin liên quan đến bài học. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại – nêu và giải quyết vấn đề III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: BT 2 SGK trang 162 3. Học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV yêu cầu HS cho biết: Túi dầu là gì? Đặc điểm cấu tạo túi dầu ra sao? HS: Rút ra nhận xét về đặc điểm của túi dầu GV nêu vấn đề: Vậy thế nào là dầu mỏ? Thành phần hóa học của dầu mỏ ra sao? Hoạt động 2: GV: Cho biết thành phần của dầu mỏ ? HS: - Ankan: C1 C30 - Xicloankan: xiclopentan, xiclohexan, các đđ - Hidrocacbon thơm: benzen, toluen, xilen, naphtalen và các đđ. GV: Để khai thác dầu mỏ, người ta phải làm gì? Hiện tượng nào khiến ta xác định được sự có mặt của dầu mỏ? HS: dựa vào SGK trả lời. GV: Khi dầu giảm (áp suất khí giảm) thì phải làm sao lấy dầu lên? Hoạt động 3: GV: Dầu mỏ lấy lên từ giếng dầu là dầu thô. Cần phải nâng cao giá trị sử dụng dầu mỏ bằng cách nào? HS: Loại bỏ nước, muối và phá nhũ tương; Chưng cất phân đoạn; Dùng pphh là crackinh và rifominh. GV: Dầu mỏ được chưng cất ở đâu? Trong điều kiện nào? HS: dựa vào SGK trả lời. GV: yêu cầu hs quan sát hình 7.5 SGK. Các sản phẩm chính nào thu được khi chưng cất phân đoạn dầu mỏ? Ứng dụng của chúng là gì? GV: Tại sao phải chế biến hóa học các phân đoạn dầu mỏ? PP nào thường dùng trong các quá trình đó? HS: Thảo luận trả lời. GV: Hãy giải thích thuật ngữ “crackinh” và viết pthh? HS: dựa vào SGK trả lời. GV: yêu cầu HS xem SGK rút ra nhận xét về ứng dụng của dầu mỏ? HS: dựa vào SGK trả lời. Hoạt động 4: GV: Cho HS thảo luận về thành phần và ứng dụng của khí thiên nhiên và khí dầu mỏ. GV kẻ bảng như sau, để trống các phần ghi thông tin. Khí thiên nhiên Dầu mỏ Thành phần Ứng dụng và liên hệ HS nghiên cứu SGK để hoàn thiện các phần trống trong bảng. Hoạt động 5: GV: Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: - Nguyên nhân hình thành than mỏ là gì? Có những loại than mỏ nào? - Để thu được than cốc cần đi từ nguyên liệu nào? Điều kiện thực hiện ra sao? - Đặc điểm và thành phần của khí lò cốc là gì? GV tiếp tục đưa ra các câu hỏi: - Nhựa than đá là gì? Từ nhựa than đá tách ra được những sản phẩm gì? - Ứng dụng các sản phẩm tách ra từ nhựa than đá? HS: Nghiên cứu SGK trả lời Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò GV: Cho biết thành phần, cách khai thác và điều chế dầu mỏ ? HS về nhà làm bài tập SGK trang 169 và chuẩn bị trước bài “HỆ THỐNG HĨA VỀ HIĐROCACBON” I. DẦU MỎ a) Túi dầu: - Túi dầu là các lớp nham thạch có nhiều lỗ xốp chứa dầu được bao quanh bởi một lớp khoáng sét không thấm nước và khí. b) Cấu tạo túi dầu: Gồm 3 lớp - Lớp trên cùng gọi là lớp khí mỏ dầu. - Lớp giữa là dầu. - Dưới cùng: nước và cặn. 1. Thành phần: - Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, cĩ mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, khơng tan trong nước. - Thành phần của dầu mỏ: + Ankan: C1 C30 + Xicloankan: xiclopentan, xiclohexan, các đđ + Hidrocacbon thơm: benzen, toluen, xilen, naphtalen và các đồng đẳng. 2. Khai thác: - Muốn khai thác dầu, phải khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu.Khi khaon trúng lớp dầu lỏng dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ. - Khi dầu giảm (áp suất khí giảm) thì phải: dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước xuống. 3. Chế biến: - Loại bỏ nước, muối và phá nhũ tương. - Chưng cất phân đoạn (pp vật lí). - Dùng pphh là crackinh và rifominh. a. Chưng cất: Chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường, trong những tháp cất liên tục (chưng cất phân đoạn). Quá trình này dựa vào nhiệt độ sơi khác nhau của các chất b. Chế biến hóa học: - Chế biến hóa học các phân đoạn dầu mỏ để tăng giá trị sử dụng của dầu mỏ. - Phương pháp thường dùng là crackinh và rifominh. Crackinh C4H10 Crackinh + Crackinh là quá trình bẻ gãy hiđrocacbon mạch dài để tạo thành các phân tử hiđrocacbon mạch ngắn hơn nhờ tác dụng của nhiệt hoặc xúc tác và nhiệt độ. C8H10 C4H10 + C4H8 C2H6 + C2H4 CH4 + C3H6 t0, xt + Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt làm biến đổi cấu trúc của ptử hiđrocacbon từ mạch cacbon thẳng thành nhánh, từ không thơm thành thơm. CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3 t0, xt CH3 CH3 CH3-CH-CH2-CH2-CH3 ½ CH3-CH2-CH-CH2-CH3 ½ t0, xt t0, xt CH3-[CH2]4-CH3 + H2 + 3H2 4. Ứng dụng: SGK II. KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ MỎ DẦU Khí thiên nhiên Dầu mỏ Thành phần - Có nhiều trong mỏ khí. - Tích tụ trong các lớp đất, đá xốp ở những độ sâu khác nhau. - Thành phần chủ yếu là CH4 (95%) và một số đồng đẳng thấp của CH4 như: C2H6, C3H8, C4H10. - Có trong các mỏ dầu. - Một phần tan trong dầu mỏ, phần lớn tích tụ lại thành lớp khí phía trên lớp dầu. - Thành phần gồm có CH4 (50 – 70% thể tích) và một số ankan khác. Ứng dụng và liên hệ - Dùng làm nhiên liệu cho nhà máy phát điện. + khí thiên nhiên ở Tiên Hải (Thái Bình). + khí dầu mỏ ở Bạch Hổ, Lan Tây, Lan Đỏ, - Là nguyên liệu và nhiên liệu quan trọng III. THAN MỎ - Than mỏ là phần còn lại của cây dại đã bị biến hóa. Có 3 loại than chính: than gầy, than mỡ, than nâu. - Nung than mỡ ở nhiệt độ 900 – 10000C không có không khí thu được than cốc, nhựa than đá, khí lò cốc - Khí lò cốc là hỗn hợp của các chất dễ cháy. Thành phần theo thể tích: 59% H2, 25% CH4, 3% các hiđrocabon, 6% CO, 7% CO2, N2, O2. - Nhựa than đá là chất lỏng chứa nhiều hiđrocacbon thơm và phenol. Từ nhựa than đá tách ra được nhiều chất có giá trị như: benzen, toluen, phenol, naphtalen và hắc ín. - Các hợp chất thu được từ than đá là nguồn bổ sung nguyên liệu đáng kể cho công nghiệp. V. RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn 3/3/2011 Tiết 54 Bài 38. HỆ THỐNG VỀ HIĐROCACBON I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS biết: - Hệ thống hoá các loại hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankađien, ankin và akyl ben zen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng. HS hiểu: - Thông qua việc hệ thống hoá các loại hiđrocacbon. HS nắm được mối liên hệ giữa các hiđrocacbon với nhau. HS vận dụng: - Viết được các PTHH minh hoạ cho tính chất của các hiđrocacbon: chuyển hoá giữa các hiđrocacbon, nhận biết và điều chế các hiđrocbon. - Làm được một số bài tập về hiđrocacbon. 2. Kĩ năng: II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ tóm tắt về một số hiđrocacbon quan trọng (Bảng 7.2 SGK). III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, phát vấn. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Bài tập 2 SGK trang 169 3. Học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. HỆ THỐNG HOÁ VỀ HIĐROCACBON GV Chia bảng làm 5 cột như bảng 7.2 SGK trang 171. Hoạt động 1: GV yêu cầu một HS lên bảng viết các công thức chung của ankan, anken, ankin, và ankylbenzen (Chú ý điều kiện của chỉ số n trong công thức chung). HS lên bảng viết các công thức chung của ankan, anken, ankin, và ankylbenzen. Yêu cầu viết được như sau: ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Công thức phân tử CnH2n + 2 (n 1) CnH2n (n 2) CnH2n - 2 (n 2) CnH2n - 6 (n 6) Hoạt động 2: GV yêu cầu hai HS lên bảng trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử ankan, anken, ankin, và ankylbenzen. Hai HS lên bảng trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử ankan, anken, ankin, và ankylbenzen. ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Đặc điểm cấu tạo - Chỉ có liên kết đơn C- C và C- H. - Chỉ có đồng phân mạch cacbon. - Có một liên kết đơn C= C. - Có đồng phân mạch cacbon. - Có đồng phân vị trí liên kết đôi. - Có đồng phân hình học. - Có một liên kết đơn C C. - Có đồng phân mạch cacbon. - Có đồng phân vị trí liên kết ba. - Có vòng benzen. - Có đồng phân mạch cacbon của nhóm ankyl. - Có đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl. Hoạt động 3: GV yêu cầu HS khái quát lại một số tính chất vật lí quan trọng của hiđrocacbon, cho thí dụ minh hoạ. HS khái quát lại một số tính chất vật lí quan trọng của hiđrocacbon, cho thí dụ minh hoạ. ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí; 5 là chất lỏng hoặc rắn. - Không màu. - Không tan trong nước. Hoạt động 4: GV yêu cầu 4 HS , mỗi HS trình bày tính chất hoá học của một loại hiđrocacbon, cho thí dụ minh hoạ bằng PTHH. Các HS khác nhận xét, bổ sung. 4 HS mỗi HS trình bày tính chất hoá học của một loại hiđrocacbon, cho thí dụ minh hoạ bằng PTHH. Các HS khác nhận xét, bổ sung. ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Tính chất hoá học - Phản ứng thế (halogen). - Phản ứng tách. - Phản ứng oxi hoá. - Phản ứng cộng (H2, Br2, HX) - Phản ứng trùng hợp. - Phản ứng oxi hoá. - Phản ứng cộng (H2, Br2, HX) - Phản ứng thế H liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba ở đầu mạch. - Phản ứng oxi hoá. - Phản ứng thế (halogen, nitro). - Phản ứng cộng - Phản ứng oxi hoá ở mạch nhánh. Hoạt động 5: GV yêu cầu HS trình bày một số ứng dụng quan trọng của mỗi loại hidrocacbon. Cho thí dụ minh hoạ. HS trình bày một số ứng dụng quan trọng của mỗi loại hidrocacbon. Cho thí dụ minh hoạ. ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Công thức phân tử - Làm nguyên liệu, nhiên liệu, dung môi. - Làm nguyên liệu - Làm nguyên liệu - Làm nguyên liệu, dung môi. II. SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CÁC LOẠI HIĐROCACBON Hoạt động 6: GV yêu cầu HS tìm hiều sơ đồ mối quan hệ chuyển hoá giữa các loại hiđrocacbon trong SGK trang 172 và vận dụng viêt các PTHH minh hoạ. HS tìm hiều sơ đồ mối quan hệ chuyển hoá giữa các loại hiđrocacbon trong SGK trang 172 và vận dụng viêt các PTHH minh hoạ. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dị - GV cho HS làm bài tập 1, 2, SGK - HS: Về nhà hồn thành các bài tập cịn lại và nghiên cứu trước bài “DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON” V. RÚT KINH NGHIỆM: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_7_hidrocacbon_thom_nguon_hidro.doc